Làng Gia Độ thuộc xã Triệu Độ huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị, Làng Gia Độ nằm cạnh bên bờ sông Thạch Hãn.
Được khởi lập với tên làng Dạ Độ từ 1553, tức đến nay đã 464 năm, tiếng Hán “dạ” tức là nửa đêm, “độ” là ở lại- ở lại lúc nửa đêm. Lẽ ra nên lấy lại tên làng là làng Dạ Độ, như vậy hay hơn nhiều, và còn nói lên được gốc tích của làng. Anh Nguyễn Tâm đã nói rõ hơn về làng Gia Độ.
Cổng làng Gia Độ được xây dựng năm 2012, với hai câu đối quen thuộc của khắp nơi ‘làng xóm yên vui gia đinh hạnh phúc, xã hội kỷ cương quê hương giàu đẹp’
Làng tôi tên thời khởi thuỷ là Dạ Độ, tức nửa đêm ở lại lập nên làng. Số là vào thuở ấy, đúng nửa đêm có đoàn thuyền của quan quân nhà Nguyễn, do đường xa từ Cửa Việt vào đã mệt, nên ghé lại bến sông Thạch Hãn (chỗ ấy nay là Bến Chùa). Thấy vùng đất đẹp, lợi cả đường sông đường bộ, thêm nữa có vượng khí tốt, nên quan chưởng binh đã cho trụ lại, lập nên làng, với sáu họ chính là Phạm, Nguyễn, Trần, Hồ, Hoàng, Lê. Truyền đời đến nay.
Theo các bô lão trong làng, người buôn xáo hầu như chỉ kiếm lãi bằng cách bán gạo và thu các sản phẩm phụ như cám, tấm.
Chữ “xáo” có nghĩa xới lên, làm đảo lộn hạt gạo qua bàn tay của người phụ nữ tảo tần.
Như bất cứ một làng quê nào, làng tôi cũng có chợ. Chợ nhỏ bên bến sông, chỉ nhóm họp vào sáng sớm lúc hừng đông, đến khoảng 8 giờ thì tan. Ấy vậy mà người bán người mua cũng đông lắm, lại đủ các mặt hàng nông thuỷ sản, vải vóc, đồ dùng, thức ăn thức uống… Ngoại trừ các mặt hàng công nghiệp, thì hàng họ chủ yếu là thổ vật quê nhà, đủ không thiếu một thứ gì. Ra chợ toàn là bà con gặp nhau, chào hỏi râm ran vui như Hội. Cũng bởi lẽ này mà chợ làng không hề nói thách, dù bà con cũng trả giá lên xuống, nhưng cũng chỉ trong khoảng một hai ngàn đồng là cùng.
Tranh thủ ghi lại khoảnh khắc với người đi chợ. Ảnh: Nguyễn Tâm
O ơi! rứa cá ni bao nhiêu một ký?
Nơi đây xưa là bãi bồi, vùng đất khởi nguyên của làng Dạ Độ năm 1553. Hiện nay toạ lạc chùa Gia Độ khá lớn của làng.
Trẻ nhỏ cho đến người lớn vào buổi sáng sớm đã có mặt mua hàng.
Hồ Tĩnh Tâm / Phật học đời sống