Chánh niệm không phải ý niệm, ý tưởng, khái niệm như một số người định nghĩa. Chánh niệm là một trong tám con đường, một trong tám cách sống của một bậc thánh.
Chánh niệm là sống tỉnh thức, tỉnh táo, bừng dậy, tiếp xúc, nhận biết sự sống đang xảy ra từng giây từng phút. Thở biết bạn đang thở là chánh niệm, ăn biết bạn đang ăn là chánh niệm, đi biết bạn đang bước đi là chánh niệm, đi trong nắng bạn cảm giác ấm áp trên vai, trên mặt là chánh niệm…
Đơn giản, dễ kỳ lạ. Ai cũng có khả năng sống chánh niệm, nhưng nuôi dưỡng chánh niệm thường xuyên trong đời sống hàng ngày không phải là dễ. Tuy nhiên, bạn đừng bỏ cuộc, đừng nhụt chí, vì chánh niệm, tỉnh thức là một nghệ thuật sống, một nét tâm linh, đỉnh cao của muôn loài. Bạn phải tập luyện chánh niệm thường xuyên mỗi ngày, từng ngày đến khi ánh sáng chánh niệm luôn bừng sáng trong thân tâm bạn. Lúc ấy bạn không cần cố gắng thực tập chánh niệm nữa, mà chánh niệm như là mặt trời con luôn phát ra ánh sáng, chánh niệm như là ngọn đèn luôn thắp sáng, hiện hữu trong tâm bạn.
Tư nhiên, bạn nghe tiếng chim hót, bạn thật sự nghe chim hót, bạn cảm giác mình hiện hữu lạ kỳ. Sự sống nằm trong con mắt tinh anh của bạn. Tâm bạn trở thành bao la, sáng lạng. Đó là công phu thực tập chánh niệm đã bền, đã chín, và chánh niệm thay đổi tâm thức bạn thành một vùng ánh sáng ý thức, ánh sáng tỉnh thức làm cho sự sống trở nên linh động, huyền diệu vô cùng.
Chân Pháp Đăng / Phật học đời sống
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)