Bí quyết thoát cảnh lao tù

Hình Bí quyết thoát cảnh lao tù
- Tác giả: admin
Mục lục bài viết:

Những câu chuyện nói về việc “Bí quyết thoát cảnh lao tù” do biết sửa đổi tu tập học theo hạnh từ bi của Bồ-tát Quán Thế Âm.

Bí quyết thoát cảnh lao tù image-1732290970105

Bí quyết thoát cảnh lao tù, thoát khỏi sợi dây ràng buộc của tội lỗi. Ảnh minh họa

Triều nhà Tấn có Đậu Truyền là người tỉnh Hà Nam. Vào niên hiệu Vĩnh Hòa, Ông bị kẻ địch bắt cùng với bảy người bạn, cả tám người đều bị trói chung vào nhà ngục, xiềng xích gông cùm rất nghiêm nhặt.

Sa môn Thích Đạo Sơn vốn là người quen biết với Đậu Truyền nên vừa nghe tin Ông bị bắt thì đến thăm nhưng không vào trong được, chỉ đứng ngoài cửa nói chuyện. Đậu Truyền thưa rằng: “Hiện nay sanh mạng con như ngàn cân treo sợi tóc, Thầy có phương pháp gì cứu khổ cho con?”
Thầy Thích Đạo Sơn nói: “Tôi là phàm Tăng, đâu có pháp gì cứu nạn được, tuy nhiên nếu đạo hữu thành tâm quy mạng Quán Thế Âm Bồ Tát, chuyên xưng danh hiệu Ngài thì Ngài sẽ tầm thinh cứu khổ, nhất định có cảm ứng.”
Thời gian trước đó, Truyền cũng từng nghe nhiều người nói về việc tầm thinh cứu khổ của Đức Quán Thế Âm nên bây giờ nghe Thầy Đạo Sơn nói thì liền phát tâm thâm tín, chuyên lòng trì niệm ngày đêm không dứt.
Trải qua ba ngày ba đêm, Tuyền cảm thấy thấy gông cùm nơi thân bị nới lỏng như muốn rớt ra, dùng tay tháo thử thì xiềng xích tuột ra khỏi người. Truyền lại tự nghĩ những người bạn của mình đương bị xiềng xích gông cùm, nở nào một mình ta thoát thân nên Ông lại chí thành khẩn thiết cầu đảo Quán Thế Âm Bồ Tát Đại từ Đại bi dùng thần lực phổ độ cho tất cả tù nhân đồng khỏi tai nạn.
Sau khi cầu nguyện, ông lại đi cứu những người khác, rồi
thừa lúc đêm tối, mở cửa trốn thoát, lính canh không một người nào hay biết.
Trèo thành đi được hơn 10 dặm thì trời sáng. Lúc ấy mới biết mình đang trong chốn rừng sâu, nhưng trong chốc lát đã nhìn thấy quân lính bao vây tứ phía, chỗ của tù nhân và Đậu Truyền đang ẩn nắp chỉ cách chỗ binh lính đang tìm khoảng một mẫu nhưng may mắn thay, binh lính không đến đó, nhờ vậy mà tất
cả mọi người đều thoát nạn.
Các tù nhân sau khi thoát nạn về lại quê hương đều phát tâm tín kính Đức Đại từ Đại bi Quán Thế Âm Bồ tát, người nào cũng tạc tượng Bồ tát để hàng ngày đều chiêm bái, xưng niệm Thánh hiệu của Bồ Tát. Thời gian sau đó thầy Thích Đạo Sơn đi qua sông ở khu vực đó thì được nghe một Phật tử cư sĩ họ Tạ thuật lại chuyện này.
(Trích Minh Tường Ký)
*********************************
Triều nhà Tấn có người tên Quách Tuyền Chi ở quận Thái Nguyên, niên hiệu Nghĩa Hy năm thứ tư, vị quan Thứ Sử Lương châu là Dương Tư Bình do giết hại các tham quan nên bị vu oan bắt vào ngục, Tuyền Chi bị nghi là đồng phạm nên cũng bị bắt giam vào ngục, chịu gông cùm xiềng xích, canh gác cẩn mật.
Tuyền Chi lúc ở trong ngục chỉ nhất tâm quy hướng Quán Âm Đại Sĩ, ngày đêm chí thành cung kính, xưng niệm Thánh hiệu của Bồ tát. Đêm nọ lúc sắp ngủ thì Ông bổng thấy Bồ tát hiện thân
phóng quang chiếu trong lao ngục, Tuyền Chi cúi đầu đảnh lễ cầu nguyện, một lúc sau thì Bồ tát ẩn mất. Không bao lâu thì Tuyền Chi được ân xá.
Sau khi thoát khỏi tai nạn, Ông liền mời họa sĩ đến họa lại Từ dung của Bồ tát đã hiện trong ngục, lại lập Tịnh xá thờ Bồ tát để suốt đời chiêm bái xưng niệm cúng dường Đại Sĩ.
(Trích Minh Tường Ký)
*********************************
Triều Lưu Tống có Tăng Bao Pháp sư, người ở Kinh Triệu là trụ trì của chùa Kỳ Hòan. Một hôm nọ lúc đi đường thì trông thấy một bọn giặc cướp sáu người bị bắt đang bị giải đi. Pháp sư vì họ thuyết pháp và khuyên họ chí thành xưng niệm Thánh hiệu Quán Âm. Bọn giặc vâng lời chuyên tâm trì niệm suốt từ lúc bị bắt đến lúc bị hành hình.
Khi chuẩn bị hành hình thì tất cả vẫn chí thành khẩn thiết xưng niệm, bổng nhiên có lệnh ân xá của nhà vua nên tất cả đều được khỏi nạn.
(Trích Cao Tăng truyện – Tập 1)
********************************************
Triều Lưu Tống có Thầy Thích Tăng Hồng, người Dự Châu là trụ trì chùa Ngỏa Quan tại Kinh Sư. Từ lúc nhỏ, Thầy đã là người nghiêm trì giới luật, tu hành rất tinh tấn.
Thời gian sau, Thầy đi khuyến hóa những Phật tử hữu duyên để chung sức tạc tượng Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật bằng đồng.
Sau khi nấu đồng đúc tượng vừa xong, chưa kịp mở khuôn thì Thầy bị bắt trói đem đến Phủ Tường hạ ngục. Lúc bấy giờ là cuối triều Tấn, hoàng đế ban hành một đạo luật rất nghiêm, cấm nhân dân toàn quốc không ai được dùng đồng. Nếu người nào vi phạm thì xử tử hình không tha.
Thầy Tăng Hồng do vậy đã phạm vào quốc pháp nên bị xử tội. Khi vào trong ngục, Thầy chí thành tụng kinh Phổ môn và nhất tâm quy mạng tượng Phật đã đúc.
Một đêm Thầy nằm mộng thấy bức tượng Phật đã đúc xong, bức tượng này đến dùng tay xoa đầu Thầy và bảo mọi sự sẽ bình an, đừng lo sợ. Thầy nhìn thấy trước ngực của tượng ấy khoảng chừng một thước vuông, sắc đồng bị cháy nám.
Ngày đem Thầy đi hành hình, Quan Tham Quân, giám sát ở Phủ
Tường cho xe bò đến chở phạm nhân đi, thì con bò kéo xe bổng rống lên bỏ chạy làm hỏng xe, vì thế nên không đến pháp trường được.
Quan Giám sát bèn định lại ngày khác thì có chiếu chỉ của Hoàng đế đến, trong đó vắn tắt mấy chữ: “Tội của Tăng Hồng theo Trẫm nhận thấy thì đáng dung thứ, các ngươi không được giết”.
Do vậy, Thầy được thả về chùa bình an. Sau khi về chùa, Thầy liền mở khuôn đúc để đảnh lễ tượng Phật thì thấy trước ngực của tượng Phật, quả nhiên có một khoảng vuông bị cháy nám.
(Trích Cao Tăng truyện – Tập 1)
********************************************
Triều đại Lưu Tống, Vương Cầu tự Thúc Đạt là người ở quận Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, ra làm Quan Thái Thú ở Đồi Lăng, tỉnh Tứ Xuyên. Ông là một vị quan có lòng từ tâm, thương dân như con. Niên hiệu Nguyên Gia, năm đầu, có nội loạn tại địa phương nên Ông bị bọn chúng bắt hạ ngục, gông cùm xiềng xích nghiêm mật.
Vương Thái Thú vốn là một Phật tử luôn kính phụng Phật pháp, đối với các Phật sự thường không biếng trể. Khi bị hạ ngục, nhìn thấy tội nhân hơn cả 100 người đa số đều bị đói khát thì động từ tâm, mỗi bữa ăn đều đem phần mình bố thí chia cho họ, phần Ông thì trường trai và chí thành xưng niệm Thánh hiệu Quán Thế Âm.
Vào một đêm, Ông nằm mộng thấy mình lên một pháp tòa cao đẹp, có một vị Sa Môn đem một quyển Kinh trao cho, đề mục Kinh ấy là “Quang Minh Âm Hạnh Phẩm” trong đó có các danh hiệu của chư Bồ Tát mười phương.
Vương Cầu cúi đầu nhận lãnh, mở Kinh ra đọc. Sau đó, Ông lại nhìn thấy một bánh xe, thì được vị Sa Môn giải thích là bánh xe luân hồi ngũ đạo.
Sau khi tỉnh giấc thì Ông không nhớ danh hiệu vị Bồ tát thứ nhất, chỉ nhớ danh hiệu Bồ tát thứ hai là Quán Thế Âm, thứ ba là Đại Thế Chí lúc ấy.
Sau khi trì niệm, Ông bổng thấy xiềng xích đều rời khỏi thân mình thì trong tâm, Vương Thái Thú biết được chính là nhờ Phật từ gia hộ. Bấy giờ, Ông càng tinh tấn chuyên tâm xưng niệm nhưng vì sợ người giữ ngục biết nên Ông tự lấy xiềng xích gông cùm mang vào lại. Ba ngày sau, Ông được bọn giặc phóng thích.
(Trích Pháp Uyển Châu Lâm và Minh Tường Ký)
***************************************************************
Triều đại Lưu Tống có người tên Trương Hưng ở huyện Tân Hưng, tỉnh Quảng Đông. Người này có tâm tín kính Tam bảo và đã nhiều lần theo hai vị Cao tăng là Sa môn Tăng Dung và Đàm Duật thọ bát Quan trai.
Niên hiệu Nguyên Gia năm đầu, triều Lưu Tống, Ông bị người vu khống là giặc cướp nên bỏ trốn đi nơi khác. Ở nhà, vợ Ông bị bắt tống vào ngục. Sau khi vợ Ông bị bắt vào ngục thì vài ngày sau đó, nhà ngục bị hỏa hoạn nên phải chuyển các tù nhân ra vệ đường.
Lúc ấy có hai vị Sa môn đi ngang qua, vợ Ông thoáng thấy bèn kêu lớn: “Hòa Thượng, xin hai Thầy cứu con.”
Tăng Dung nhìn thấy vợ Ông bèn nói: “Bần đạo không có năng lực gì có thể cứu Ưu Bà Di được. Tuy nhiên nếu Ưu Bà Di nghe lời Thầy thì nên chí thành khẩn thiết niệm Thánh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát, chắc chắn sẽ qua khỏi tai nạn này.”
Vợ họ Trương vâng lời, ngày đêm chí thành cầu nguyện, xưng niệm Thánh hiệu Đại Sĩ. Trải qua thời gian 10 ngày thì một đêm nọ Bà nằm mộng thấy một vị Sa Môn dùng chân đạp mạnh vào chiếc gông trên Thân mình Bà và nói rằng: “Đừng ngủ nữ, dậy mau đi vợ họ Trương”.
Bà giựt mình tỉnh giấc thì thấy gông cùm trên thân đều rời khỏi thân mình nhưng cửa ngục vẫn còn đóng khóa rất kỹ nên không thể đi ra được. Sợ lính canh biết nên Bà lấy gông cùm xiềng xích mang vào và ngủ lại.
Vừa nhắm mắt mơ màng thì thấy vị Sa Môn lúc nãy đến bảo: “Cửa đã mở rồi, hãy thoát ra ngoài đi”.
Bà giật mình choàng tỉnh chạy ra, tất cả lính canh đều ngủ mê mệt không hay biết nên Bà chậm rãi mở cửa trốn thoát. Trời tối mịt nên Bà phải dò từng bước, đi được vài dặm thì bổng vấp phải một người, té nhào xuống đất, thế rồi khi hỏi thăm nhau thì mới biết người này không ai xa lạ chính là chồng Bà.

Hai người cùng nhau bỏ trốn đến chùa của Sa Môn Đàm Duật. Thầy bảo ở lại vài ngày rồi về nhà, sẽ an ổn và khỏi hẳn tai nạn.

(Trích Minh Tường Ký – ( Trích ” Tân Biên Quan Âm Linh Cảm Lục” )

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Mục lục bài viết: Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả

Thiết kế thi công Kiệu rước Phật, xe Hoa Phật Đản Vesak 2025

Mục lục bài viết: PHĐS: Nhận thiết kế và thi công Kiệu rước Phật, xe Hoa Phật Đản Đại Lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025. Thiết kế in ấn băng rôn, lễ đài Đại Lễ Phật Đản Vesak 2025. Việc thiết kế Kiệu rước Phật, xe Hoa Phật Đản băng rôn cho lễ Phật Đản

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Mục lục bài viết: Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này

Gập ghềnh con đường đến trường

Mục lục bài viết: Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức

Sống tích cực là con đường tới thành công

Mục lục bài viết: Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Mục lục bài viết: Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Mục lục bài viết: Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Mục lục bài viết: Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều