Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng châu thổ Sông Hồng, có vị trí địa lý gần sát với thủ đô Hà Nội. Bạn đi khoảng 40 phút sẽ về đến chùa Minh Lương tọa lạc tại thôn Hiền Lương xã Phù Lương huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh,
Người ta biết đến Bắc Ninh với cái nôi của người Việt Cổ, làn điệu dân ca quan họ đã đưa con người Băc Ninh đi khắp năm châu bốn bể, được Unessco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.
Ngôi chánh điện chùa Minh Lương – Ảnh: Đào Viên
Con đường dẫn từ làng lên chùa được người dân quét sạch trong ngày đón khách – Ảnh: Đào Viên
Bắc Ninh với nhiều đền chùa, miếu mạo, mỗi ngôi làng đều có một ngôi đình, ngôi chùa, hàng loạt cái tên được nhắc đến như chùa Phật Tích, chùa Đền Đô… là một địa danh du lịch nổi tiếng thu hút hàng ngàn lượt khách tới thăm quan, dâng lễ mỗi dịp tết đến xuân về.
Tiểu sử chùa Minh Lương
Chùa Minh Lương có từ thời Pháp thuộc. Người dân thường gọi là chùa Hiền Lương, đa số chùa ở trong làng quê thì người ta lấy tên làng để gọi tên chùa. Xã Phù Lương trước kia là xã Lê Lợi, sau đó thập kỷ 70 đổi tên xã Phù Lương. Người dân Trần Hữu Việt quê ở Phù Lương chia sẻ.
Dân gian có câu “đất vua chùa làng” là vậy. Nằm trên đồi cao của làng, khoảng đất 2.000 mét vuông, không gian tĩnh lặng, cách biệt dân làng. Chùa Minh Lương có nghĩa là hiền lương và sáng trong, nơi mà dân làng đến học đạo sáng trong, học sự từ bi và hiền lương.
Nhà thờ hai vị tổ trụ trì chùa Minh Lương
Xung quanh vườn chùa chỉ là những cây tràm, cảnh vật heo hút đơn sơ.
Tháp quan trong triều tên Trần Đình Miên, gốc ở Hiệp Hoà – Bắc Giang, ông tên trong triều phong là Quận Thắng. Ông có công chiêu dân lập ấp sáng lập tên làng Minh Lương sau đó 1970 được đổi tên thôn Hiền Lương, trước đó có hai vị sư làm trụ trì chùa Minh Lương.
Kiến trúc chùa đình miền Bắc thời xưa rất riêng và đặc thù. Hình dáng giống nhau, được làm kiên cố trên đất nền cao, trước hai trụ biểu và bên trong có nhiều ban thờ Phật, Bồ-tát, Thánh….
Làng Hiền Lương trước đó bị tru di tam tộc, quan Trạng phạm tội nên vua quy tội phải tru di tam tộc, dân làng Hiền Lương lẫn tránh, bỏ đi các tỉnh khác để sinh sống. Sau đó ông Quận Thắng về chiêu mộ dân làng, từ đó có 7 họ trở về lập dựng lại làng Hiền Lương.
Quý cụ già của làng được giao cho việc trông coi chùa chiền, hương đèn nhang khói vào ngày rằm và mùng một.
Tháp rêu phong, thờ ôngTrần Đình Miên vị khai sáng chùa Minh Lương
Tháp được xây bằng gạch đinh đơn sơ, tôn thờ hai vị sư trụ trì chùa Minh Lương.
Ngôi chùa đã được nhà nước phong tặng di tích lịch sử quốc gia tháng 3 năm 2016. Ngôi già lam Minh Lương có gần 50 năm đến nay di tích đã xuống cấp trầm trọng, ngôi thờ Tam-bảo thờ Phật, Bồ-tát bị thời gian hạn hán đã mục nát, mong sao quý ban ngành, mạnh thường quân phục dựng trùng tu lại, thờ phượng làm cho mái nhà tâm linh cộng đồng thêm khang trang hơn.
Tuấn Bảo / Phật học đời sống