Một vài hiện vật Phật giáo khai quật từ tàn tích của thành phố Phật giáo cổ đại Mes Aynak ở Afghanistan, phát triển từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ 8, đã được khôi phục cẩn thận tại Nhật Bản sau khi được di dời để bảo vệ di tích khỏi môi trường an ninh không ổn định của đất nước.
Một trong 2 bức tranh tường từ Mes Aynak gửi đến Nhật Bản để phục hồi
Các khôi phục này lần đầu tiên theo một chương trình của Đại học Nghệ thuật Tokyo để giải cứu và bảo tồn các kho báu khảo cổ bị hư hại.
Hai di tích bao gồm một đầu người điêu khắc từ đất sét, và một mảnh bức tranh tường tường kích thước 79cm x 117cm cho thấy một vị Phật ngồi trong một chiếc áo choàng màu đỏ gạch và đi theo là một môn đồ.
Một tác phẩm điêu khắc bằng đất sét khai quật ở Mes Aynak
Takayasu Kijima, giáo sư bảo tồn tài sản văn hóa tại Đại học Nghệ thuật Tokyo cho biết: “Tôi hy vọng sẽ tiếp tục công việc khôi phục tại Nhật Bản trong khi giúp phát triển một khuôn khổ bảo tồn địa phương, bao gồm cả đào tạo nhân viên phục hồi. Sau khi được phục hồi, các di tích Phật giáo sẽ được trả lại cho Afghanistan”, ông nói thêm.
Đại học Nghệ thuật Tokyo cũng đã tham gia vào các cuộc đàm phán chung với Afghanistan và UNESCO về việc phục hồi các bức tượng Phật nổi tiếng của Bamiyan – 2 bức tượng Phật lớn được khắc vào vách đá của Thung lũng Bamiyan cách đây 15 thế kỷ, và bị phá hủy bởi Taliban vào năm 2001.
Một trong những cuộc khai quật khảo cổ quan trọng nhất thế giới, phần còn lại của khu định cư cổ xưa của Mes Aynak nằm trong một khu vực cằn cỗi của tỉnh Logar của Afghanistan, cách Kabul khoảng 40 km về phía đông nam.
Nơi đây từng là một thành phố trên mạng lưới Con đường Tơ lụa của những con đường thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi văn hóa và truyền thống tâm linh trên khắp thế giới cổ đại.
Kho báu lịch sử đáng chú ý này, nhà khảo cổ học người Pháp Philippe Marquis đã mô tả “có lẽ là một trong những điểm quan trọng nhất dọc theo Con đường Tơ lụa”, bao gồm hơn 400 pho tượng Phật giáo, bảo tháp và một tu viện 40ha, cùng với pháo đài, và một thành cổ trải rộng trên 19 địa điểm khảo cổ riêng biệt.
GS. Takayasu Kijima, ĐH Nghệ thuật Tokyo, giải thích công việc phục hồi mảng tranh tường
Mes Aynak sẽ đủ điều kiện để trở thành một di sản thế giới nếu chính phủ Afghanistan đưa ra yêu cầu cho tình trạng đó, nhà khảo cổ học và cố vấn của UNESCO Tim Williams cho biết. “Đây là một cảnh quan khảo cổ nổi bật và phức tạp, với chất lượng bảo tồn đáng kinh ngạc”.
Tuy nhiên, ngay cả những lớp cát, bùn và thời gian nặng nề đã không thể bảo vệ địa điểm lịch sử vô giá này khỏi những bất thường của chính trị và chủ nghĩa tư bản. Theo Bộ Mỏ và Dầu mỏ của Afghanistan, khu vực này cũng là nơi có trữ lượng đồng lớn thứ hai thế giới, được báo cáo là trữ lượng ước tính khoảng 5,5 triệu tấn quặng đồng cao cấp và 2 tập đoàn khai thác mỏ lớn của Trung Quốc, Tập đoàn Metallurgical (MCC) và Jiangxi Copper, đang tìm cách thiết lập một dự án khai thác trị giá 3 tỷ USD để trích xuất tài sản ngầm.
Trong năm 2007, chính quyền của tổng thống Hamid Karzai đã cấp phép 30 năm thuê khai thác mỏ cho MCC với giá 3 tỷ USD, đầu tư nước ngoài và liên doanh kinh doanh tư nhân lớn nhất ở Afghanistan. MCC có kế hoạch lấy lên hơn 100 tỷ USD trị giá đồng nằm ngay bên dưới thành phố cổ.
Cho đến nay, dự án khai thác vẫn còn trong tình trạng lấp lửng, bị các yếu tố khác nhau cản trở, trong đó có những biến động về giá thị trường đồng, tình trạng an ninh xấu đi, và hạn chế cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng.
Những gì còn sót lại của Tu viện Phât giáo Mes Aynak
Bên cạnh những di tích đáng kể và rộng lớn của một khu định cư Phật giáo cổ đại có từ thời Kushan Gandhara (gần như đương thời với Đế chế La Mã và triều đại Tây Hán của Trung Quốc), các phát hiện khảo cổ chỉ ra những nền văn minh trong khu vực thịnh vượng vào đầu thế kỷ thứ 3 TCN. Những khám phá tại địa điểm này bao gồm bằng chứng về một tu viện cổ đại có liên quan đến Đức Phật trước khi Ngài đạt được giác ngộ, và các bản thảo đề cập đến sự hiện diện của quân đội do Alexander Đại đế dẫn đầu.
Văn Công Hưng (Theo Buddhistdoor Global)