Xuân và tín ngưỡng Di Lặc

Hình Xuân và tín ngưỡng Di Lặc
- Tác giả: admin

Ngày đầu năm mới tết cổ truyền dân tộc cũng là ngày vía đản sanh của đức Phật Di Lặc.

Đầu Xuân, thời khắc của lòng người dịu lắng, khởi đầu cho bao ước mơ tốt đẹp, thiện lành cho bản thân, gia đình, người thân và xã hội. cũng trong giờ phút thiêng liêng này, lòng người đầy bao dung hỷ xả, buông bỏ mọi ưu phiền, lánh xa điều xấu ác và sẳn sàng tha thứ. phải chăng đông, tây cùng gặp gỡ nét tâm lý tốt đẹp này? một nhà tư tưởng tây phương từng viết “ tha thứ đã là tốt, quên đi càng tốt hơn” và phải chăng tâm địa con người ở đâu và bao giờ cũng thế ! sẵn sàng tha thứ và quên đi để vui sống.

Xuân và tín ngưỡng Di Lặc image-1731931304968

Xuân và tín ngưỡng Di Lặc

Người Việt chúng ta đã nâng nết tâm lý ấy lên và đặt nó vào đầu thời gian của năm mới, như thể một đạo lý nhằm răn dạy cho con cháu đức bao dung hỷ xả, tạo thành nét văn hóa đẹp đầu năm. Nếu bảo rằng văn hóa dân tộc đựơc bắt nguồn và ăn sâu từ văn hóa Phật giáo, thì đây là nét văn hóa được bắt nguồn từ tín ngưỡng cao đẹp trong truyền thống tín ngưỡng Phật giáo: tín ngưỡng Di Lặc. 

Ngày tết nguyên đán, tập tục Việt Nam cũng là ngày vía đức Đương lai từ thị Di Lặc Phật. đây là một sự trùng phùng vô cùng lý thú và rất đổi kỳ diệu.
Sự trùng phùng về thời khắc này, nếu là một tình cờ thì thật vô cùng kỳ diệu. và ngược lại, nếu bảo có sự tính toán của con người thì thật vô cùng lý thú. 
Thật vậy, nếu là tình cờ thì vạn sự vạn vật trong trời đất và tâm thức con người đã cùng giao cảm trong vòng biến dịch của vụ trụ vạn hữu. và ngược lại, có sự sắp đặt thì sự trùng phùng này mang ý nghĩa giáo dục thật sự cao đẹp. Mừng xuân của đất trời cũng là mừng Xuân Di Lặc. đồng nghĩa với mừng sự đổi thay của thiên nhiên cây cỏ, tức là mừng sự thay đổi đời sống tâm linh trước tấm lòng cao cả của con người trong giờ phút thánh hóa tự thân.
Kinh pháp cú đức Phật có dạy:
 “Thắng ba quân không bằng tự thắng mình
Tự thắng mình là chiến công oanh liệt nhât”
Giờ phút đầu xuân là giờ phút đẹp đẽ trọn lành mà mỗi chúng ta đang thánh hóa tâm thức, đang tự thắng mình vậy.
với tâm niệm mong cầu cái đẹp, cuộc sống đầu xuân, tính ngưỡng Di Lặc trong Phật giáo, không ngoài mong ước một cuộc sống tốt đẹp, một cảnh giới an lành hạnh phúc mà nơi ấy tất cả chúng sanh đang tắm mình trong pháp hội Long Hoa để nghe đức Di Lặc thuyết pháp.
Ngưòi Phật tử tôn thờ đức Phật Di Lặc không chỉ cầu học ở ngài, tấm gương từ dung, tâm hỷ xả vô biên trước mọi người, mọi loài mà còn học phẩm chất cao quý ở ngài, đó là hạnh nhẫn nhục. 
Theo kinh dạy, nhẫn nhục là tính chất đạo đức nên sự an tịnh, quân bình và tự tại trong tâm hồn của mọi người trước những nghịch duyên chao đảo của dòng đời. hạnh nhẫn nhục theo Phật dạy thì không chỉ thi thiết trong khi chúng ta đang gặp chướng duyên, nghịch ý mà ngay cả khi ta đang tận hưởng những thuận duyên. Bởi lẽ, ta cần kiềm chế bản ngã và lòng vị kỷ của mình. Dù ta đủ ước nguyện và năng lực nhưng nếu nhân duyên chưa hội đủ thì mọi người chúng ta hãy soi gương đức Di Lặc mà chờ đợi. chính ngài, dù có thần lực vô biên, dù bao chúng sanh đang tha thiết hướng về Ngài, dù biết bao người khao khát hưởng pháp nhủ tại hội Long Hoa, nhưng khi nhân duyên chưa hội đủ, thì Ngài vẫn chưa giáng sinh ở cỏi ngủ trược này.
Đức Di Lặc luôn quan niệm về tự ngã, về bản chất của tâm thức với mục đích khám phá nguyên nhân của khổ đau và nhân duyên đưa đến sự giác ngộ viên mãn. Quá trình tu tập này được sự trợ lực của nhẫn nhục ba la mật. nhờ an trú trong hạnh ấy, Ngài quán chiếu về sự sinh khởi, tồn tại, biến dịch và hoại diệt của ngoại cảnh cũng như nội tâm. sự bừng tỉnh về bản chất của những biến đổi này là một động lực mầu nhiệm để chúng ta, những người đang tu học, có thể mang đến cho thế nhân tâm từ bi hỷ xã một cách trọn vẹn.
Bằng đại nguyện sáng ngời, đức Di Lặc đã đến với đời bằng tâm từ bi vô lượng, bằng tình thương đại đồng, ngài mong ước rằng những nguồn sống hạnh phúc, tình thương dạt dào, tư tưởng thanh cao sẽ đến với mọi chúng sanh. Ngài mang đến cho loài người bức thông điệp về một viễn cảnh an lạc trong tương lai.
Trong kinh “Nhất dạ hiền giả” đức Phật dạy càng hàng đệ tử nên sống và an trú trong hiện tại “Hiện tại lạc trú”. Vì còn người chỉ thực sự sống với những gì đang hiện hữu và trôi chảy trên nền trời của thực tại, không chỉ sống với bóng dáng mơ hồ của quá khứ và ảo ảnh xa xăm của tương lai.
Nếp sống hài hòa ấy là nếp sống buông xả, không còn chấp thủ và tham ái. đối mặt với thực tại là đối mặt với vô vàn đa đoan trong cuộc sống. Nhưng nếu hành giả, người tu học Phật biết quán chiếu và an trú vào tâm thức thuần khiết, không ngã tướng và đoạn tham ái thì sự đối mặt này quả là một cơ hội hy hữu mà ở đó, quá khứ và tương lai đều đang dung thông và hiển hiệnd đầy đủ trong từng khoảng khắc của hiện tại. vì thế, khi ước vọng về tương lai với tâm nguyện bao dung, vô ngã thì người học Phật đã tạo cho một định hướng đúng đắn cho tuơng lai dựa trên nền tảng đời sống hiện tại. 

Từ đó, chúng ta có thể chiêm nghiệm được rằng, mong ước được sống theo hạnh nguyện của đức Di Lặc, được sinh lên cõi trời đâu suất hay được diện kiến Ngài ở Long Hoa pháp hội sẽ được thành tựu khi chúng ta biết sống, biết chiêm nghiệm và thưởng thức những tinh hoa cuộc sống trong từng phút từng giây của hiện tại.

Nguyên Trung – Phước Hải

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả những bài học về

Tây Ninh: Bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 trong niềm hoan hỷ

PHĐS: Lễ bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 được khép lại trong niềm hoan hỷ của người con Phật, buổi lễ bế mạc được tổ chức lúc 9h sáng, diễn ra tại giảng đường Giác Huệ, tịnh xá Trúc Lâm xã Tây Thạnh, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Buổi

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này ngày càng thu hút

Gập ghềnh con đường đến trường

Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức khỏe bà ngày càng

Sống tích cực là con đường tới thành công

Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi về khó

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam bảo. Anh còn tham

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa Trên đường đi, hai

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều tò mò cho người