Trong đợt Tết vừa qua, đến thăm 3 chùa ở miền Bắc thì có 2 chùa dùng nước ngọt có ga thay cho nước lọc để cúng Phật. Ra về lòng cứ áy náy mãi.
Trong 5 điều cấm của nhà Phật có nhắc tới cấm uống rượu hay có thể hiểu rộng ra là các chất kích thích, chất làm say. Xưa chỉ có rượu là chính, ngày nay các loại chất này có ở nhiều dạng khác nhau. Nước ngọt có ga được tiêu thụ rộng rãi không kém rượu và bia.
Theo tôi biết, trong nước ngọt có ga đều có chứa cồn. Một tạp chí nổi tiếng về tiêu dùng của Pháp “60 Million Consumers” vừa công bố 10/19 nước ngọt có ga nổi tiếng trên thế giới đều chứa cồn. Do nồng độ cồn khá nhỏ, chỉ 10ml trong 1lít, tất nhiên họ không muốn nhắc tới điều này.
Không những vậy, loại nước uống này còn chứa chất gây nghiện, tạo cảm giác kích thích và hưng phấn. Các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh loại nước uống này không tốt cho sức khỏe con người vì chứa cồn và nồng độ các chất gây ung thư.
Trong lĩnh vực giải khát và các cuộc vui thì cảm giác mới là cái mà người dùng quan tâm, mặt khác với nồng độ chất có hại thấp, chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu dùng nhiều, không mạnh như rượu bia. Với người khỏe mạnh thì càng uống càng có hại và với người đang có bệnh thì càng không nên dùng.
Vậy nên, theo tôi, dù sao đi nữa thì nước ngọt có ga cũng không nên bày lên ban thờ Phật. Rất đáng hoan nghênh những ngôi chùa đã dùng nước lọc hoặc nước khoáng, mà nước thì chẳng bao giờ có hại, nước là nguồn sống và nên uống nước nhiều nhất có thể mỗi ngày để có lợi cho sức khỏe.
Nước ngọt có nhiều tác hại cho sức khỏe
Nước ngọt (nước uống có đường và có ga) là một trong số các thức uống được tiêu thụ nhiều nhất ở Hoa Kỳ, đứng thứ hai sau nước lọc. Tuy nhiên, nước ngọt lại có nhiều tác hại đến sức khỏe; hãy tìm hiểu xem điều gì xảy ra bên trong cơ thể khi chúng ta hớp một ngụm nước ngọt.
Ngay khi chúng ta uống một ngụm nước ngọt, tuyến tụy được thông báo và nhanh chóng bắt đầu tạo ra insulin để phản hồi lại lượng đường được đưa vào cơ thể. Insulin là hormone cơ thể sử dụng để chuyển đường từ đồ ăn hay thức uống vào máu, nơi các tế bào sau đó có thể sử dụng đường làm năng lượng hoạt động. Chỉ trong vòng 20 phút, mức đường huyết lên cao và thận phản hồi lại insulin bằng cách chuyển đường thành chất béo để dự trữ.
Trong vòng 45 phút, caffeine trong thức uống được hấp thu toàn bộ và kết quả là hai đồng tử giãn ra và huyết áp tăng lên. Cơ thể sản xuất ra nhiều dopamine hơn, kích thích các “trung tâm dễ chịu” của não, giống như tác động của cocaine.
Sau một giờ đồng hồ, cơ thể bắt đầu trải qua sự gia tăng của mức đường huyết, tương tự như vào thời điểm chúng ta uống phần nước ngọt thứ hai hay thức uống có đường khác. Nước ngọt có liên quan đến đại dịch béo phì trên toàn cầu. Các chuyên gia nghiên cứu Đại học Harvard cho biết, cứ một phần nước ngọt hấp thu vào cơ thể làm tăng 1,6 lần nguy cơ béo phì.
Ngoài nguy cơ gây ra béo phì, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện sau khi theo dõi 40.000 người nam nữ trong hai thập kỷ rằng những ai uống nước ngọt mỗi ngày có thêm 20% nguy cơ với chứng đau tim. Và đường fructose, loại đường rẻ hơn dùng thay thế cho đường mía có thể dẫn đến tiểu đường và bệnh tim mạch.
Trẻ nhỏ nếu thường xuyên uống nước ngọt có đến 80% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 và viễn cảnh tương lai là sẽ mắc nhiều bất ổn về thận, sức khỏe sinh sản, loãng xương, hen suyễn và men răng bị hư hại.
Huệ Trần (theo Medical Daily)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)