Lời Phật không dễ nghe – tôi hiểu điều này và trân quý hết thảy những gì mình may mắn được biết và Phật pháp trong hành trình nhận thức tìm cầu gian nan. Sống càng nhiều, xem đi xem lại trước tác nổi tiếng của nhà văn Ngô Thời Ân bản in sách hay kịch bản phim tôi càng thấm thái hành trình gian khó của Thầy trò Đường tăng lồng bên trong tính hiện thực cao; cầu Đạo và đạt Đạo là chuyện không hề giản đơn. Cuộc đời và sự nghiệp tư tưởng của Đức Chí Tôn là minh chứng vĩ đại nhất.
Nhà quân sự lớn của Trung Hoa, Tôn Tử, đã có đúc kết sâu sắc “biết mình biết người trăm trận trăm thắng”, đó là một chân lý chẳng riêng gì với quân sự – chính trị.
Sự biết mình biết người trong Phật giáo không trùng khít với cách đặt vấn đề của Tôn Tử. Biết người thì đã rõ: đối tượng nhận thức từ thiên nhiên đến xã hội trong mọi chiều không gian – thời gian là vô cùng to lớn, dù vậc vĩ nhân xuất chúng hay khoa học gia thông thái nhất cũng thừa nhận đối tượng nhận thức ấy là khôn cùng và khiêm cung thừa nhận sự hữu hạn của nhận thức cá nhân. Ngày nay chúng ta thấy bao nhiêu trung tâm nghiên cứu trên khắp thế giới, bao nhiêu nhà khoa học miệt mài ngày đêm vắt óc tiếp cận các đối tượng nhận thức song công việc không hề vơi, cái mới cái chưa biết luôn tít tắp ở phía trước. Đấy là nói đến nội hàm “biết người” – vật ngoài thân.
Biết mình- một sinh linh nhỏ bé như hạt cát trên sa mạc nhưng lại không hề dễ hơn chuyện biết vạn vật bên ngoài. Thân tâm ta vô thường vận động mải miết trong từng sát na, biến hiện vô chừng thách thức của chính ta và tất nhiên- mọi người có quan tâm đến ta. Một bạn là hành giả trên đường học Phật đã viết rất hay: biết người là khôn, biết mình là ngộ. “Ngộ” là biệt ngữ nhà Phật chỉ sự thấu suốt rốt ráo hoàn toàn và viên mãn về nhận thức, vượt lên khái niệm biết thông thường. Nhưng muốn “ngộ” đâu có dễ, mấy ai dám vỗ ngực xưng tên: tôi ngộ rồi? Khó lắm.
Đọc lịch sử và theo dõi thời sự ai không căm giận và bức bối khi những tên tội phạm thâm ác nhất, dã man nhất đã cãi chày cãi chối đến cùng tại các phiên tòa cho dù tội rõ mười mươi. Người ta có thể đặt câu hỏi: họ không nhận thức được tội hay …. Số tội phạm tự thú và nhaanh chóng nhận tội, sám hối cũng có nhưng không nhiều, số chạy trốn tội vẫn chiếm số đông khiến các nhà điều tra và luật sư- báo chí luôn có nhiều việc để làm, thực té cho thấy có không ít tội phạm không thừa nhận hành vi họ là tội, có khi cho đến lúc chấm dứt sự sống ở cọc bắn! Đấy là ván đề đáng để các nhà tội phạm học và tâm, lý học nghiên cứu sâu.
Phiên tòa xét xử tội phạm chiến tranh Đức quốc xã diễn ra không dễ dàng, và gần đấy quốc tế cũng mệt mỏi với nỗ lực kết tội diệt chủng rõ mười mươi và kinh tởm khi tập đoàn Pol- Pot pở CPC không thừa nhận chúng có tội với hàng triệu nhan mạng đồng bào mình. Đấy, đâu có giản đơn, nói gì chuyện trộm cắp vặt hay giết ..vài mạng người! Có lẽ vì điều đó, tính chất ấy, mà nhân loại vẫn duy trì bàn tay sắt với các nhà tù và công cụ cảnh sát hùng mạnh để cưỡng bức các hành vi xâm phạm luật pháp và đạo đức khi mà ý thức đạo đức tự giác gian nan tồn tại ở thế gian này.
Biết người- biết vật ngoài thân, hãy cố gắng học tập và suy nghĩ nhiều; biết mình hãy tự quán chiếu tự thân tâm ta và chiêm nghiệm trong từng sát na sự sống quý báo. Người ta- để điều khiển phuwong tiện đơn giản là xe gắn máy phải học và thi mới điều khiển được, nhưng để sống một cách có hiểu biết, có khi nào chúng ta quên học để hiểu chính mình hay không? Phật giáo giúp bạn làm việc đó rất tốt: tu học để ngộ. ..và đấy là đóng góp vĩ đại của tôn giáo này cho nhân loại ngày hôm qua, hôm nay và mãi mãi..
Thành Công
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)