Ý nghĩa Câu chuyện dưới cờ

Hình Ý nghĩa Câu chuyện dưới cờ
- Tác giả: admin

Câu Chuyện Dưới Cờ là một hình thức sinh hoạt rất lợi ích, quen thuộc và phong phú trong tổ chức GĐPTVN, trong đó người nói Câu Chuyện Dưới Cờ sẽ truyền đạt đến cử tọa hay thính giả những lời nhắn nhủ mang tính chất khuyến tấn, răn nhắc, hướng dẫn, để mọi người chiêm nghiệm, suy nghĩ mà thực hành theo.

Ý nghĩa Câu chuyện dưới cờ image-1731920280295
(Đừng hiểu lầm Câu Chuyện Dưới Cờ là lúc để Anh Liên Đoàn Trưởng hay Huynh Trưởng Trực thông báo hay phân công các công tác trong một ngày sinh hoạt).

Câu Chuyện Dưới Cờ nên nói lúc nào: Ngay sau khi chào Gia Đình Kỳ trong buổi sinh hoạt hằng tuần, hay ngay sau khi Lễ Phật buổi sáng của một ngày trại (câu chuyện đầu ngày).

Ai sẽ nói Câu Chuyện Dưới Cờ: Thường là Anh, Chị Liên Đoàn Trưởng hay Bác Gia Trưởng phụ trách nói Câu Chuyện Dưới Cờ trong các buổi sinh hoạt thường lệ hằng tuần, Trại Trưởng, Trại Phó nói Câu Chuyện Dưới Cờ trong các ngày trại. Tuy nhiên có thể phân công cho một Huynh Trưởng khác để thay nhau tập làm quen với cách nói Câu Chuyện Dưới Cờ. (Người được phân công phụ trách nên được thông báo trước ít nhất là một tuần, để kịp chuẩn bị những gì sẽ nói).

Đối tượng của Câu Chuyện Dưới Cờ là ai: Toàn Gia Đình (Đoàn Sinh và cả Huynh Trưởng. Ðừng nghĩ rằng Câu Chuyện Dưới Cờ chỉ dành riêng cho Đoàn Sinh) hay toàn Trại.

Nội dung Câu Chuyện Dưới Cờ: Mang tính chất giáo dục, răn nhắc, khuyến tấn tu tập, thực hành các thiện pháp. (Chẳng hạn như nhắc nhở thực hành một trong cách hạnh cuả người Phật Tử, về lòng thương, bố thí, ái ngữ, lễ độ, chào kính, bảo hộ thân tâm…) Nội dung nên sát với thực tế trong đời sống hằng ngày, đừng nên quá viễn vông, xa vời, cao siêu khó thực hiện. Nội dung cũng cần phải thích hợp với trình độ của từng loại đối tượng, chẳng hạn như khi nói trước các em Oanh Vũ thì nội dung câu chuyện nên đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hành, khác với khi nói với Ngành Thiếu và chắc chắn sẽ rất khác với nội dung khi nói trước cử tọa gồm toàn Huynh Trưởng trong một ngày trại huấn luyện hay một trại hội thảo.

Câu Chuyện Dưới Cờ được nói trong bao lâu: Đừng nên quá dài vì người nghe sẽ chán và thiếu tập trung. Không ai thích đứng dưới nắng hay gió lạnh để nghe mình dài dòng. Tốt nhất, Câu Chuyện Dưới Cờ không nên kéo dài quá 10 phút đồng hồ.

Phong cách trình bày: Vì là người thay mặt toàn Ban Huynh Trưởng hay thay mặt Ban Quản Trại để truyền đạt nên bắt buộc người nói Câu Chuyện Dưới Cờ phải ăn mặc tươm tất, nón mũ chỉnh tề, đúng theo quy định về tác phong của Huynh Trưởng. Cử chỉ, âm hưởng lời nói cũng cần phải cân nhắc. Tất cả những điều này sẽ tạo ấn tượng và ảnh hưởng đến người nghe rất nhiều.

Chuẩn bị: Nên chọn chỗ họp chung thích hợp, đừng có quá nhiều người qua lại hay gây tiếng động ồn ào. Đừng nên họp dưới ánh nắng quá nóng, nơi đầu gió lạnh, hay dưới trời mưa. Trước khi Câu Chuyện Dưới Cờ được bắt đầu, người điều khiển nên cho mọi người hô tiếng reo để tạo sự yên lặng, tập trung và chú ý cần thiết.

Kết luận: Câu Chuyện Dưới Cờ là lúc người Huynh Trưởng truyền đạt những điều khuyên nhắc, hướng dẫn, giáo dục không những của riêng mình mà còn là của tập thể lãnh đạo đến các em, cho nên nội dung cần phải được chuẩn bị chu đáo, cân nhắc thật cẩn thận, để mang lại lợi ích thiết thực trong sứ mạng giáo dục của tổ chức GĐPTVN.

Tâm Lễ Vương Học (Úc Châu)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả những bài học về

Tây Ninh: Bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 trong niềm hoan hỷ

PHĐS: Lễ bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 được khép lại trong niềm hoan hỷ của người con Phật, buổi lễ bế mạc được tổ chức lúc 9h sáng, diễn ra tại giảng đường Giác Huệ, tịnh xá Trúc Lâm xã Tây Thạnh, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Buổi

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này ngày càng thu hút

Gập ghềnh con đường đến trường

Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức khỏe bà ngày càng

Sống tích cực là con đường tới thành công

Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi về khó

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam bảo. Anh còn tham

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa Trên đường đi, hai

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều tò mò cho người