Tự trọng – tạp chí Từ bi âm

Hình Tự trọng – tạp chí Từ bi âm
- Tác giả: admin

Tự-trọng’ là tự mình trước phải trọng lấy mình, rồi sau người ta mới trọng mình được.

Tự trọng - tạp chí Từ bi âm image-1731943975888

Trái lại, mình không biết trọng mình, thì người ta cũng coi mình như cỏ như rác vậy.

Vàng ngọc là loài vô tri vô giác mà mọi người đều quí báu và nâng-niu chẳng khác nào tánh mạng, vì nó giữ gìn được tánh áang suốt tốt đẹp, dầu bỏ vào bùn lầy nhơ nhớp cũng chẳng lu lờ.

Còn hoa sen tuy là loài thảo mộc, không có tánh tình cảm giác, chỉ sanh trưởng trong đám bùn nhơ, nhưng chẳng ai dám chê nó là đồ hoa vô dụng, bởi gần bùn mà chẳng nhiễm lấy mùi bùn.

Hai vật ấy toàn là loài vô tri vô giác mà có tánh đáng quí, nên người ta quí, có tánh đáng trọng, nên người ta trọng. Huống chi có tri giác như loài người, vậy chúng ta lại không biết tự trọng hay sao?

Ngài Tống Minh Giáo tông Hoà thượng từng nói rằng: “Tôn mạc tôn hồ dao, quí mạc quí hồ đức, đạo đức chí sở bất tồn tay vượng thiên hạ phi thông giả” – (Nghĩa là: “Cho hay đạo đức là môn đáng tôn quí và sang suốt hơn cả. Người ta muốn tự trọng tức là người ta phải trọng phần đạo đức sáng suốt của người ta vậy”.

Đạo đức là một phạm vi rộng lớn, bao nhiêu phẩm hạnh cao quí, đức tánh thanh nhã, và những sự phải hay đều gồm cả trong đó; nếu ngoài cái vòng ấy mà phải sanh một ý chí, một tánh tình, hay là một công việc tại vi chi, cũng đều là thái độ của những người đem mình chọn vào chỗ thấp hèn không biết tự trọng.

Đời lắm kẻ mưu mô tài trí, xuất chúng siêu quần, nhưng rốt cuộc cũng bị xem thường và khinh rẻ.
Trái lại, có những người thiệt thà chất phát, nhưng ở đâu cũng được người ta kính trọng như bực đàn anh, Xét ra không ngoài hai chữ “Tự trọng”.
Biết tự trọng là quân-tử, không biết tự-trọng là tiểunhơn; biết tự trọng là hiền thánh, không biết tự trọng là phàm phu ngu muội, vân vân…

Tự trọng - tạp chí Từ bi âm image-1731943976997

Nhưng biết tự trọng là chi?

Phật dạy rằng: ai ai cũng có tâm tánh như ngài cả, nghĩa là tâm tánh như vàng ngọc, như hoa sen, dần trải qua vô lượng thời gian, bị chôn sâu trong chỗ tối tăm ô nhớp, trong lục đạo luân hồi, nhưng chẳng bao giờ bị lu lờ và thay đổi.
Nếu ta biết ghi nhớ, biết khêu gợi cho nó được tỏ rõ ra, thì dâu ta ở vào địa vị nào cũng tự mình cao quí và tôn vinh. Vậy nên dầu vào hoàn cảnh nào, hay là trường hợp nào, thì cũng có thể tự trọng được.

Người làm thợ, tối ngày lo làm hết phận sự, chỉ thật thà vui vẻ không dối trá, đảo điên, gạt lường người, vân vân…ấy là người thợ biết tự trọng, không ai dám trách móc khinh thị.

Người học trò chăm lo học tập, thật hành những điều hay mà mình đã học, về nhà không bị tiếng than phiền của cha mẹ, đến trường là một người học trò giữ trọn qui luật, thầy thương yêu, bạn kinh nể, ấy là người học trò biết tự trọng.

Kẻ làm quan thì hết long thương nước giúp dân, không lừa trên hiếp dưới chung lấn kẻ thấp hèn nên tận tâm làm việc công ích, dầu đã chết mà danh thơm vẫn còn được mọi người ca tụng, ấy là biết tự trọng trong việc làm quan.

Cho đến hạng người nào cũng như thế, dầu kẻ đi buôn, người làm ruộng, kẻ làm chủ, người làm tư, vân vân…mà đều giữ trọn phận sự, thật thà ngay thẳng, hiền lành khiêm tốn, không khi nào có những đều gì cũng chê bai, ấy là người đã nên cao đạo đức của mình cho mọi người trong ngó, ấy cũng là hạng người biết tự trọng, không hạ mình ngang với bậc thấp thôi.

Xem như thế, thì tánh tự trọng đối với người có tu hành, tại phải coi như một sự mật thiết quan trọng hơn cả.
Những hạng người tu là hạng người biết sửa mình trong khi biết mình có lỗi, giữ mình trước khi xảy ra những tội lỗi bất ngờ, làm mảnh gương trong sáng cho mọi người soi ngó, và làm bực cao tôn cho mọi người kính trọng.

Như vậy đối với sự tự trọng, luôn luôn phải chú ý, nghĩa là: lúc nào hay ở chỗ nào, cũng giữ gìn cẩn thận, không làm đều trái, không phạm việc bất chánh, vì đức cao quí của mình sẵn có.

Đức cao quí ấy chẳng những Phật có, mà ai ai cũng đều có, đều kẻ thượng lưu trí thức cho đều hạng người khốn cùng thường đi xin ấu và đứa bé nhỏ cũng chẳng khác nhau bao giờ.
Song thường cảm thấy quanh mình có lắm đều tàn khốc, lắm sự hèn hạ bất lương; đó đều là kết quả của người không biết tự trọng.

Kia như các bực tiền-bối cũng đồng là người như chúng ta, mà này các ngài đã thành Phật, Bồ-tát, hay là Tổ-sư; mà chúng ta không thể sánh bằng cũng bỡi cứ coi ta là hèn hạ, rồi tự khinh ta mãi.

Sống không biết rằng muốn được cái kết quả hơn người là khi nào cũng phải có những đức tánh hơn người, biết tự trọng mình hơn mọi người trọng mình, nên chỉ mong ra tâm niệm xấu xa, long vị kỷ và kiêu mạn dè ép mọi người, tôn cao minh nên mà chẳng cao trọng chút nào, lấy lời thô tục chê bai kẻ khác làm cho danh giá cao quí bị thấp đi mà chính mình cũng không hơn người bao nhiêu cả.

Đó đều là muốn mình được trọng mà không biết tự-trọng lấy mình; cứ thế mãi mà bảo sao chúng ta không bị các tiền-bối than trách chúng ta là người tự khinh tự huỷ.

Huống chi xung quanh mình cũng lắm kẻ có tài các đức trọng, được công chúng tôn sùng yêu chuộng. Họ cũng là người trong đám người, mà ta cũng là người trong đám người; nhưng bên khinh bên trọng, bên quí bên hèn, đó cũng bỡi ở sự tự trọng phân chia. Nếu thế thật là đáng tâm quí mà thắng tâm lành thay!

Nếu biết rằng: các bực thánh hiền và quân tử toàn là người cả; vậy chúng ta cũng là người, tất nhiên chũng ta cũng sẽ làm được bực quân tử và lảnh được địa vị Thánh hiền, nếu chúng ta hẳn nhớ mình và tự-trọng mình trong các trường-hợp, không để cho những lời khinh-chê miệt-thị khiến mình càng thấp càng hèn.

Nhưng chính tư trọng không phải dối trá khoe khoang, tự cao tự đại, mà phải nhẫn nại, nhu hoà, thật thà và thấp thỏi trước mọi người, trước tất cả phận sự.

“Ý-nghiệp” không nghĩ qua những sự gì có thể dẫn dắt ra làm đều trái pháp; “khẩu nghiệp” bao giờ cũng giữ ôn tồn khiêm nhượng, một lời nói đã buông ra chẳng nói nhãm nhí thô tục, “thân nghiệp” cũng vậy, không làm đều gì trái qui luật, huỷ hoại nhơn cách phẩm giá, bất luận ở vào địa vị nào mà làm trọn bổn phận trong địa vị nầy, dầu lúc thì cường, lúc thì nhu, lúc thì im lặng, khi nói năng đều có vẻ đáng kính, đáng làm gương cho kẻ khác bắt chước. Ấy là biết tự trọng, mà mọi người cũng đều kính nể vậy.
Được như thế, dầu ở hoàn-cảnh nghèo hèn, thiếu mặc, thiếu ăn, mà phẫm giá cao quí vẫn còn, thì được mọi người tôn trọng.

Nói tóm lại, biết tự-trọng không chí bằng tránh khỏi sự hèn-hạ của bả lợi mỗi danh, – không kiêu mạng mà lại kính trọng mọi người, không dối trá mà thành thật làm trong phận sự trong mỗi trường hợp. Nếu không đặng như thế, thì tất là người chỉ tự khinh mà thôi.

Trí Đức

Trích tạp chí Từ bi âm

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả những bài học về

Tây Ninh: Bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 trong niềm hoan hỷ

PHĐS: Lễ bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 được khép lại trong niềm hoan hỷ của người con Phật, buổi lễ bế mạc được tổ chức lúc 9h sáng, diễn ra tại giảng đường Giác Huệ, tịnh xá Trúc Lâm xã Tây Thạnh, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Buổi

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này ngày càng thu hút

Gập ghềnh con đường đến trường

Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức khỏe bà ngày càng

Sống tích cực là con đường tới thành công

Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi về khó

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam bảo. Anh còn tham

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa Trên đường đi, hai

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều tò mò cho người