Pháp Luân Công có phải pháp môn cao cấp của Phật Gia như khẳng định của ông Lý Hồng Chí người sáng lập Pháp Luân Công?

Hình Pháp Luân Công có phải pháp môn cao cấp của Phật Gia như khẳng định của ông Lý Hồng Chí người sáng lập Pháp Luân Công?
- Tác giả: admin

Từ xưa đến nay những lĩnh vực như quan điểm, triết lý, khí công, võ công,… liên quan có nguồn gốc từ Phật giáo không gì nhầm lẫn chúng ta đều có thể gọi là quan điểm Phật Gia, triết lý Phật gia, khí công Phật gia hay quan điêm nhà Phật…

Pháp Luân Công có phải pháp môn cao cấp của Phật Gia như khẳng định của ông Lý Hồng Chí người sáng lập Pháp Luân Công? image-1731940049655

bởi vì Nhà Phật dịch sang Hán Việt là Phật gia, Phật gia hay nhà Phật đều cùng một nghĩa mà không gây nhầm lẫn gì. Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công khẳng định Pháp Luân Công là Pháp Môn cao nhất của Phật Gia nhưng không đưa ra được bằng chứng nào, trong sáu lần Lý Hồng Chí đưa ra quan điểm của Phật Gia trong sách Chuyển Pháp Luân cũng đều là quan điểm nổi tiếng của Phật Giáo, thậm chí các trang web quảng cáo Pháp Luân Công còn sử dụng hình ảnh, câu truyện của Phật Giáo rồi đổi tên thành Phật Gia. Như vậy rõ ràng các dẫn chứng mà Lý Hồng Chí đưa ra là của Phật Giáo chứ không phải của Phật Gia. Vậy mục đích ngụy biện Pháp Luân Công cao cấp của Phật Gia là để làm gì?

Bài viết này sẽ cung cấp các bằng chứng chứng minh rằng một mặt từ trong các tác phẩm của Lý Hồng Chí và đến các trang web của Pháp Luân Công nói đến Phật gia đơn thuần chỉ là những gì liên quan đến Phật giáo, liên quan đến Phật pháp do đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni…. nhưng mặt khác Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công lại công khai khẳng định rằng Pháp Luân Công thuộc Phật gia, và là một trong tám vạn bốn ngàn pháp môn mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni có nói đến, nhưng hoàn toàn không liên quan đến Phật giáo.

Việc sử dụng khái niệm Phật gia một mặt gây ngộ nhận cho những tín đồ Phật giáo rằng Pháp Luân Công cũng thuộc về Phật pháp, Pháp Luân Công cũng thuộc Phật giáo, Pháp Luân Công cũng thuộc Phật gia để dễ bề dụ dỗ tạo sự thân thiện với những người có lòng hướng Phật, những tín đồ Phật giáo, những người ảnh hưởng Phật giáo. Nhưng mặt khác sau khi tìm hiểu các tác phẩm của Lý Hồng Chí chúng tôi thấy rằng trong toàn bộ các tác phẩm của Lý Hồng Chí đã cố tình xuyên tạc, bài xích Phật giáo, hạ thấp đức Phật Thích Ca Mâu Ni và cải đạo phật tử. Ước tính đã có hàng trăm nghìn phật tử tại Việt Nam đã tin theo Pháp Luân Công.

Từ xưa đến nay những lĩnh vực như quan điểm, triết lý, khí công, võ công,… liên quan đến Phật giáo không gì nhầm lẫn chúng ta đều có thể gọi là triết lý Phật gia, khí công Phật gia… bởi vì nhà Phật dịch sang Hán Việt là Phật gia, Phật gia hay nhà Phật đều cùng một nghĩa mà không gây nhầm lẫn gì. Ví dụ khí công Dịch Cân Kinh là khí công Phật gia, khí công Bát Đoạn Cẩm là khí công Phật gia vì nó xuất phát từ các chùa của Phật giáo, hoặc câu hay dùng là theo quan điểm của nhà Phật (quan điểm của Phật gia).

Tuy nhiên Lý Hồng Chí đã ngụy biện hai lần để biến tên gọi Phật gia trở nên khác biệt, thậm chí đối lập với Phật giáo. Lý Hồng Chí ngụy biện lần thứ nhất rằng môn khí công Pháp Luân Công của Lý Hồng Chí là khí công Phật gia.

Trích: “Tôi long trọng minh xác rằng Pháp Luân Công là khí công của Phật gia, là một đại pháp chính truyền, và không có liên hệ gì với Phật giáo. Khí công của Phật gia là khí công của Phật gia, trong khi đó Phật giáo là Phật giáo.”(Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 13).

Tổ chức Pháp Luân Công cũng giới thiệu Pháp Luân Công không liên quan đến Phật giáo.

Trích: “Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện Phật gia, nhưng hoàn toàn không liên quan đến Phật giáo, cũng như bất kỳ tôn giáo nào, kể cả Đạo giáo, Nho giáo.” [1].

Lý Hồng Chí ngụy biện lần hai biến một môn khí công thành một trong tám vạn bốn nghìn pháp môn của Phật pháp. Từ một môn khí công theo như khẳng định trên của Lý Hồng Chí biến thành pháp môn tu Phật:

Trích: “Thích Ca Mâu Ni cũng giảng rằng tu Phật có 8 vạn 4 nghìn pháp môn; nhưng trong Phật giáo chỉ có Thiền tông, Tịnh độ, Thiên Thai, Hoa Nghiêm, Mật tông, v.v khoảng hơn chục pháp môn, không thể bao quát hết Phật pháp được.”(Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 7)

Trích: “Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi là một pháp môn trong 8 vạn 4 nghìn pháp môn của Phật gia” (Lý Hồng Chí, chuyển Pháp Luân trang 18).
blank
Lý Hồng Chí người sáng lập môn khí công Pháp Luân Công thông qua các thủ đoạn ngụy biện đã được tín đồ Pháp Luân Công suy tôn làm Phật
Rõ ràng, Lý Hồng Chí đã dựa vào kinh điển Đại thừa để khẳng định rằng Phật pháp có tám vạn bốn nghìn pháp môn, với một số pháp môn nổi tiếng đã biết như Thiền tông, Tịnh Độ, Thiên Thai, Hoa Nghiêm, Mật tông… và tự nhận rằng Pháp Luân Công là một trong tám vạn bốn nghìn pháp môn đã được Phật Thích Ca nhắc tới. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ rằng con số tám vạn bốn nghìn pháp môn chỉ là con số tượng trưng để chỉ rằng có nhiều con đường (phương pháp) đưa đến giác ngộ (theo kinh điển Đại thừa, cụ thể là kinh Lăng Nghiêm) chứ không nhất định một con số xác thực đúng như vậy.

Các vị Phật được biết đến như đức Phật Đại Nhật Như Lai, đức Phật A Di Đà, đức Phật Dược Sư, đức Phật Liên Hoa Sanh, đức Phật Tương Lai như Di Lặc, đức Phật Nhiên Đăng, đức Phật Tỳ Bà Thi Khí,… đều là những vị Phật được biết đến trong kinh sách Phật giáo. Chưa từng có vị Phật nào thành Phật được biết đến trong các pháp môn gọi là Phật gia.

Ngoài ra, chưa từng có một tác phẩm văn học, sử học, kinh điển nào nói về Phật gia như một số các “pháp môn” của Phật pháp. Lý Hồng Chí cũng không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào về việc Phật gia gồm nhiều pháp môn, gồm những pháp môn nào, do ai sáng lập.

Trên toàn bộ hệ thống truyền thông internet của Pháp Luân Công đều có những bài viết với tiêu đề thì gắn với các câu chuyện Phật gia nhưng cốt truyện lại liên quan đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nghĩa là thực chất là Phật giáo được thay tên bởi Phật gia, điều này có thể xem tại [2][3][4][5][6]. Việc sử dụng các câu chuyện của Phật giáo sau đó thay tên bằng Phật gia cũng là một trong các thủ đoạn tổ chức Pháp Luân Công gây sự nhầm lẫn cho đối với những người không nhận ra âm mưu của Pháp Luân Công giữa Phật gia và Phật giáo, và thu hút tín đồ của Phật giáo. Sau khi tin theo Pháp Luân Công Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công cải đạo tín đồ Phật giáo và hạ thấp Phật Thích Ca Mâu Ni.

Trích: “Phương pháp tu luyện của Đạo Gia rất là độc đáo; và Phật gia cũng có phương pháp tu luyện riêng của họ. Pháp Luân Công là một phương pháp tu luyện cao cấp của Phật gia.” (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 1)

Sau khi dùng các thuật ngữ, các lối ngụy biện nhằm đưa Pháp Luân Công thành Pháp Môn của Phật gia, Lý Hồng Chí đề cao Pháp Luân Công lên bằng cách cho Pháp Luân Công là pháp môn cao nhất của Phật gia.

Trích: “Pháp Luân Công là công pháp thuộc Phật gia, nhưng nó hoàn toàn vượt ra ngoài phạm vi của Phật gia, nó luyện theo cả toàn vũ trụ.”(Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 21)

Có rất nhiều bằng chứng, chứng minh không tồn tại một nhóm các hệ phái Phật gia là các pháp môn tu phật như Lý Hồng Chí nói, mà trong đó Pháp Luân Công là cao cấp của Phật gia, các bạn có thể xem thêm tại [7][8].

Một mặt Lý Hồng Chí cho rằng Phật gia thì không liên quan gì đến Phật giáo, tổ chức Pháp Luân Công cũng cho rằng Pháp Luân Công là môn khí công thượng thừa của Phật gia hoàn toàn không liên quan đến các tôn giáo và Phật giáo. Tuy nhiên, có thể thấy khái niệm Phật gia mà Lý Hồng Chí đề cập đến chẳng có gì khác biệt so với Phật giáo, hay nói cách khác, khái niệm Phật gia chính là một thủ đoạn dựa vào Phật giáo để tuyên truyền, quảng bá và thu hút thêm nhiều học viên, cải đạo phật tử.

Lần thứ nhất Lý Hồng Chí đề cập đến quan điểm của Phật Gia (Phật gia giảng) trong sách chuyển Pháp Luân, trích: “Theo Phật gia giảng: mỗi lỗ chân lông đều là con mắt, toàn thân đều là con mắt” (Lý Hồng Chí, chuyển Pháp Luân trang 18). Đây là một ý tưởng từ kinh Hoa Nghiêm của Phật giáo: “Hoặc tùy tâm niệm nơi một lỗ chân lông thị hiện tất cả sự trang nghiêm của cảnh giới Phật.” (kinh Hoa Nghiêm, Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch). Như vậy Phật gia mà Lý Hồng Chí nói đến chính là Phật giáo.

Lần thứ hai Lý Hồng Chí đề cập đến quan điểm của Phật Gia (Phật gia giảng) trong sách chuyển Pháp Luân, trích: “Phật gia giảng về thân kim cương bất hoại” (Lý Hồng Chí, chuyển Pháp Luân, trang 18). Đây là một ý tưởng trong trong kinh Đại Bát Niết Bàn của Phật giáo, kinh Đại Bát Niết Bàn của Phật giáo có cả phẩm “Kim Cang Thân” (xem thêm kinh Đại Bát Niết Bàn do Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch), có thể xem trực tiếp tại [9]. Như vậy Phật gia mà Lý Hồng Chí nói đến chính là Phật giáo.

Lần thứ ba Lý Hồng Chí đề cập đến quan điểm của Phật Gia (Phật gia giảng) trong sách chuyển Pháp Luân, trích: “Phật gia giảng ngũ thông: nhục nhãn thông, thiên nhãn thông, huệ nhãn thông, Pháp nhãn thông, Phật nhãn thông.”(Lý Hồng Chí, chuyển Pháp Luân, trang 25). Quan điểm về nhục nhãn được đề cập đến trong kinh Kim Cương:

Trích: “Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao? Như Lai có nhục nhãn chăng?
Bạch Thế Tôn, đúng vậy. Như Lai có nhục nhãn.
Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao? Như Lai có thiên nhãn chăng?
Bạch Thế Tôn, đúng vậy. Như Lai có thiên nhãn.
Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao? Như Lai có huệ nhãn chăng?
Bạch Thế Tôn, đúng vậy. Như Lai có huệ nhãn.
Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao? Như Lai có pháp nhãn chăng?
Bạch Thế Tôn, đúng vậy. Như Lai có pháp nhãn.
Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao? Như Lai có Phật nhãn chăng?
Bạch Thế Tôn, đúng vậy. Như Lai có Phật nhãn.”

Kinh Kim Cương Đoàn Trung Còn – Nguyễn Minh Tiến Việt Dịch, trang 74-75, NXB Quang Minh. Thực ra đây là quan điểm rất phổ biến của Phật giáo có thể xem tại [10][11][12]. Như vậy Phật gia mà Lý Hồng Chí nói đến chính là Phật giáo.

Lần thứ năm Lý Hồng Chí đề cập đến quan điểm của Phật Gia (Phật gia giảng) trong sách chuyển Pháp Luân, trích: “Phật gia giảng: Phật vô xứ bất tại; nơi nào cũng có, nhiều đến mức độ như vậy” (Lý Hồng Chí, chuyển Pháp Luân, trang 27). Đây là một quan điểm của Phật giáo rằng “Thập phương chư Phật” nghĩa là chư Phật ở khắp mọi nơi [13], hay “Trong đó hiện khắp tất cả chư Phật du hành qua lại cùng khắp mọi nơi” (kinh Hoa Nghiêm, Hòa thượng Thích Trí Tịnh Việt dịch, trang 597), hay “Đức Tỳ-Lô-Giá-Na thân khắp cả chỗ, chỗ của Phật ở gọi là Thường – Tịch – Quang, cho nên phải biết cả thảy các pháp đều là Phật pháp, mà con không rõ lại theo giòng vô minh, vì thế trong trí bồ đề mà thấy không thanh tịnh, trong cảnh giải thoát mà sinh ràng buộc.”(Nghi thức sám hối trước khi tụng kinh). Như vậy Phật gia mà Lý Hồng Chí nói đến chính là Phật giáo.

Lần thứ năm Lý Hồng Chí đề cập đến quan điểm của Phật Gia (Phật gia giảng) trong sách chuyển Pháp Luân, trích: “Phật gia giảng phổ độ chúng sinh” (Lý Hồng Chí, chuyển Pháp Luân, trang 33). Đây là một giáo lý căn bản trong Phật giáo, thể hiện rõ ràng nhất trong “Tam tự quy y”. Khi đọc bất kỳ một kinh Phật nào xong đều có nghi thức “Tam tự quy”, nội dung của tam tự quy là “Tự quy y Phật. Nguyện cho chúng sinh hiểu sâu đạo cả, phát tâm vô thượng. Tự quy y Pháp. Nguyện cho chúng sinh thấu rõ kinh tạng, trí tuệ như biển. Tự quy y Tăng. Nguyện cho chúng sinh dắt dìu đại chúng, hết thảy không ngại”. Ngoài ra còn thấy tư tưởng phổ độ chúng sinh trong các kinh Địa Tạng, kinh A Di Đà, hay hầu hết kinh điển đại thừa. Theo kinh Địa Tạng thì bồ tát Địa Tạng có nguyện “Nguyện cứu hết tất cả chúng sinh trong địa ngục, nếu như chúng sinh còn trong địa ngục thì thề không làm Phật”, “Từ nay đến tận đời vị lai, tôi vì những chúng sinh tội khổ trong sáu đường mà giảng bày nhiều phương tiện làm cho chúng sinh được giải thoát hết cả, rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật quả”. Kinh Bát Đại Nhân Giác “Điều giác ngộ thứ tám: Sinh tử luôn thiêu đốt, khổ não thật vô biên, nên phát tâm Đại thừa, cứu độ khắp tất cả, nguyện thay thế chúng sinh, gánh chịu vô lượng khổ, khiến cho tất cả loài, đều được đại an lạc.” [14]. Chúng ta có thể bắt gặp tư tưởng phổ độ chúng sinh trong hầu hết các kinh điển Phật giáo Đại thừa, tuyệt nhiên không có gặp tư tưởng này trong cái gọi là Phật gia (một số các pháp môn của Phật pháp mà không liên quan đến Phật giáo). Như vậy Phật gia mà Lý Hồng Chí nói đến chính là Phật giáo.

Lần thứ sáu Lý Hồng Chí đề cập đến quan điểm của Phật Gia (Phật gia giảng) trong sách chuyển Pháp Luân, trích: “Phật gia giảng không, cái gì cũng không mong nghĩ, nhập không môn” (Lý Hồng Chí, chuyển Pháp Luân, trang 39).Tư tưởng này là một tư tưởng cơ bản trong thiền tông của Phật giáo, tư tưởng cơ bản trong kinh Đại Bát Nhã [15], hay Bát Nhã Tâm Kinh [16].
Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công không đưa ra được bất cứ một bằng chứng có sức thuyết phục nào để chứng minh rằng Pháp Luân Công là một trong tám vạn bốn nghìn pháp môn của Phật pháp. Một mặt Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công cho rằng Phật gia thì không liên quan đến Phật giáo, nhưng mặt khác sử dụng các câu chuyện, triết lý của Phật giáo thay bằng chữ Phật gia điều đó càng minh chứng rõ ràng hơn việc không tồn tại Phật gia là một trong số các pháp môn của Phật pháp như Lý Hồng Chí tuyên truyền. Phật gia chỉ là những gì liên quan, xuất xứ từ Phật giáo như triết lý nhà Phật (Phật gia), khí công Bát Đoạn Cẩm, Dịch Cân Kinh xuất phát từ các ngôi chùa của Phật giáo (khí công Phật gia), truyện cổ phật giáo (truyện cổ Phật gia).

Như vậy rõ ràng sáu dẫn chứng mà Lý Hồng Chí đưa ra về quan điểm của Phật Gia thì đều là của Phật Giáo. Lý Hồng Chí cũng không đưa ra được các bằng chứng qua các trước tác kinh sử về việc tồn tại cái gọi là các pháp môn thuộc Phật Gia, tổ chức Pháp Luân Công cũng vậy. Thậm chí còn sửa đổi các câu truyện của Phật Giáo thành Phật Gia, chỗ khác lại nói Pháp Luân Công là cao cấp của Phật Gia không liên quan đến Phật Giáo….. Việc sử dụng khái niệm và đánh tráo các khái niệm giữa Phật gia và Phật giáo một mặt gây ngộ nhận cho những tín đồ Phật giáo rằng Pháp Luân Công cũng thuộc về Phật pháp, Pháp Luân Công cũng thuộc Phật giáo, Pháp Luân Công cũng thuộc Phật gia để dễ bề dụ dỗ tạo sự thân thiện với những người có lòng hướng Phật, những tín đồ Phật giáo, những người ảnh hưởng Phật giáo. Nhưng mặt khác sau khi tìm hiểu các tác phẩm của Lý Hồng Chí chúng tôi thấy rằng trong toàn bộ các tác phẩm của Lý Hồng Chí đã cố tình xuyên tạc, bài xích Phật giáo, hạ thấp đức Phật Thích Ca Mâu Ni và cải đạo phật tử. [7][8][17]

Tác giả: Nguyễn Thành Vinh – Trịnh Thị Hoa

Chú thích:
[1]- Hỏi: Pháp Luân Đại Pháp có liên quan đến tôn giáo?
http://vi.falundafa.org/faqs.html#religios
[2]- Chuyện cổ Phật gia: Vứt bỏ ảo ảnh của tình
http://chanhkien.org/2013/02/chuyen-co-phat-gia-vut-bo-ao-anh-cua-tinh.html
[3]- Truyện cổ Phật gia: Ba hòa thượng trẻ vượt khảo nghiệm
http://chanhkien.org/2015/06/truyen-co-phat-gia-ba-hoa-thuong-tre-vuot-khao-nghiem.html
[4]- Chuyện cổ Phật gia: Thử thách
http://tinhhoa.net/chuyen-co-phat-gia-thu-thach.html
[5]- Chuyện cổ Phật gia: Huệ Viễn
http://tansinh.net/van-hoa/chuyen-co-phat-gia-hue-vien/
[6]- Chuyện cổ Phật gia: Nỗi thương xót của Đức Phật Thích Ca
http://daikynguyenso.com/chuyen-co-phat-gia-noi-thuong-xot-cua-duc-phat-thich-ca.html
[7]- Pháp Luân Công lừa đảo, âm mưu xóa bỏ văn hóa truyền thống của dân tộc.http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-tam/201703/Phap-Luan-Cong-lua-dao-am-muu-xoa-bo-van-hoa-truyen-thong-cua-dan-toc-26056/
[8]-Pháp Luân Công dòng khí công biến người tập tự nguyện thành nô lệ
https://thuvienhoasen.org/a26953/phap-luan-cong-dong-khi-cong-no-le-hoa-nguoi-tap
[9]-Kinh Đại Bát Niết Bàn, Phẩm Kim Cang Thân thứ 5,
https://thuvienhoasen.org/p16a163/05-pham-kim-cang-than-thu-nam
[10]-http://vuonhoaphatgiao.com/tu-dien-phat-hoc/ngu-nhan/
[11]-http://www.dharmasite.net/bdh33/KinhADiDaLG.html
[12]-http://phatam.org/vandap/view/ngu-nhan-(5-con-mat)-la-gi-/1/37
[13]-http://www.sggp.org.vn/saigonthubay/2007/10/124460/
[14]-Kinh Bát Đại Nhân Giác, Tâm Đại Thừa là căn bản phổ độ chúng sinh
https://thuvienhoasen.org/a2232/9-tam-dai-thua-la-can-ban-pho-do-chung-sinh
[15]-https://thuvienhoasen.org/a6849/chu-khong-trong-bat-nha
[16]- Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1t-nh%C3%A3-ba-la-m%E1%BA%ADt-%C4%91a_t%C3%A2m_kinh
[17]-Mười bảy dấu hiệu lừa đảo của Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công
http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-tam/201703/17-dau-hieu-lua-dao-cua-Ly-Hong-Chi-va-to-chuc-Phap-Luan-Cong-26333/

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả những bài học về

Tây Ninh: Bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 trong niềm hoan hỷ

PHĐS: Lễ bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 được khép lại trong niềm hoan hỷ của người con Phật, buổi lễ bế mạc được tổ chức lúc 9h sáng, diễn ra tại giảng đường Giác Huệ, tịnh xá Trúc Lâm xã Tây Thạnh, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Buổi

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này ngày càng thu hút

Gập ghềnh con đường đến trường

Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức khỏe bà ngày càng

Sống tích cực là con đường tới thành công

Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi về khó

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam bảo. Anh còn tham

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa Trên đường đi, hai

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều tò mò cho người