8 điều nghĩ suy về ‘thống nhất’ và ‘đoàn kết’

Hình 8 điều nghĩ suy về ‘thống nhất’ và ‘đoàn kết’
- Tác giả: admin
Mục lục bài viết:

Vì sao một tổ chức được mệnh danh là Giáo hội như Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, hơn 40 năm mà vẫn không thể quản lý chặt chẽ những tệ nạn mà trước 1975 không hề có?

8 điều nghĩ suy về 'thống nhất' và 'đoàn kết' image-1731944915938

8 điều nghĩ suy về ‘thống nhất’ và ‘đoàn kết’

Tu sĩ cũng như một số trí thức trong và ngoài nước, đều ước ao có một Phật giáo Việt Nam “thống nhất và đoàn kết”.

Phật giáo trong nước, về mặt hiện tượng, đang có một tổ chức thống nhất, được gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), ít ra 90%, dĩ nhiên còn vài đơn vị cá biệt không tham gia, vẫn sinh hoạt tôn giáo mà không chịu sự điều hành của tổ chức Giáo hội hiện tại. Cái thống nhất như thế chỉ mang tính cơ cấu hành chính hơn là thống nhất lòng người, vì thế, tinh thần đoàn kết toàn bộ Phật giáo chưa có thực chất.

Ở hải ngoại, trước khi có những giáo chỉ làm phân hóa nhân sự trong tổ chức GHPGVNTN, lúc bấy giờ, thật sự là một tổ chức khá mạnh và tinh thần đoàn kết vẫn tồn tại; thế nhưng, cũng có vài chùa dưới danh nghĩa Giáo hội này, sơn môn nọ vẫn đứng ngoài, nhưng cá lẽ không làm suy giảm GHPGVNTN hải ngoại lúc đó.

Hiện nay, Phật giáo tại Hoa Kỳ cũng như các các châu lục chưa có một tổ chức thống nhất thật sự. Mỗi hoàn cảnh có một mắc mứu nhất định, vì thế khó mà có một Giáo hội thống nhất như tôn giáo bạn hay ít ra một tổ chức Phật giáo tương đối như Tây Tạng hay Bhutan.

Từ một tổ chức thiếu nhất quán và đoàn kết như Phật giáo trong nước hiện nay, các hiện tượng tha hóa, phát sinh nhiều phong thái không còn mang tính chất thuần túy của Phật giáo, vì thế, việc phá Giới phạm Luật không thể tránh khỏi.

Thời gian thập niên gần đây, trên trang mạng truyền thông đưa lên hình ảnh, các sư trẻ, hát xướng, nhảy múa như nhập đồng, hoặc tế lễ theo kiểu Thần giáo của Bà La Môn thuở Phật còn sinh tiền.

Có vị đem khoe của cải trị giá cao những vật dụng mà đáng ra phải được xem là phương tiện, ngược lại họ coi là đích đến, tự hào đã sở hữu những của cải vật chất thay vì sở hữu một tâm linh sung túc, tương phản với cuộc sống bần hàn của dân đen trong xã hội.

Trong chùa, ngoài những tôn tượng Phật giáo, còn có cả ảnh tượng xa lạ của ngoại đạo, thậm chí thờ cả nhân vật huyền thoại như “Tề thiên” mà người dân gọi là chùa ông Tề ở gần cầu Tham Lương, quận 12, Tp.HCM. Có chùa thực hiện nghi lễ mà Phật giáo hoàn toàn không có. Từ một mục đích giải thoát tâm thức của Phật đề ra, qua thời gian biến thành một tôn giáo với lễ nghi ngày càng phức tạp, lễ phục màu mè diêm dúa như chốn cung đình, nhìn lại hình ảnh giản dị của đức Phật và chư tăng thuở xưa, cách xa một trời một vực;

Đời sống tu sĩ thiếu kiểm soát, tự thân luôn hướng ngoại thì mọi tệ nạn ắt phải phát sinh – “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt” đó là quy luật tất yếu mà Phật giáo trải qua gần 3000 năm đã thấy rõ. Chính vì thế, những hình thái tôn giáo gần đây mang tính chất và giáo lý nhà Phật mọc lên như nấm, bị cho là tà giáo, thật ra chả có gì xa lạ; từ thời xa xưa cũng đã có, thời đại nào cũng có, vì thế, nhân sinh bị lạc dẫn xa dần với chân lý giải thoát ban đầu. Những giáo phái nào đi đúng chân lý thì tồn tại, ngược lại sẽ bị đào thải bởi thời gian, khó ai có quyền cấm đoán, một khi họ được công nhận bởi luật pháp nước nhà.

Vì sao một tổ chức được mệnh danh là Giáo hội như Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, hơn 40 năm mà vẫn không thể quản lý chặt chẽ những tệ nạn mà trước 1975 không hề có?

1. Giới lãnh đạo thiếu khả năng, mang tính thụ động, thậm chí nhiều khiếu kiện của các cấp tỉnh thành, quận huyện đưa về HĐTS, BTS Trung ương cũng không giải quyết dứt điểm, nếu giải quyết cũng không tạo niềm tin và tâm phục cho họ.

2. Nhân cách của một vài vị lãnh đạo Giáo hội không đủ trong sáng, thân giới thiếu nghiêm túc (cho dù được che đậy bởi giáo phẩm, chức sắc cao cấp) vẫn không che đậy được tầm nhìn của quần chúng và tăng, ni thuộc cấp.

3. Dưới danh nghĩa cúng dường mà hiện tượng ngoài xã hội gọi là bỏ phong bì, đã tác động và cản trở không nhỏ trong việc giải quyết khách quan một số phật sự cho các địa phương.

4. Các chức sắc của Phật giáo, không đảng viên thì cũng là gia đình liệt sĩ, có công với Cách mạng hoặc những quan hệ cá nhân với người có quyền chức…không cần là bậc chân tu hay có trình độ nhất định; không quan trọng đến đời sống cá nhân trong sạch và uy tín.

5. Trong Giáo hội, chức sắc và quyền lực lấn sân cả lễ tục tôn giáo, trai tăng, đạo tràng tu tập…bàn chứng minh và vị trí tôn kính, thay vì dành cho bậc có Hạ lạp cao, giáo phẩm lớn thì những ai có chức sắc, địa vị cao ngồi bàn chứng minh, những bậc niên cao lạp trưởng phải tuân nhiếp hạ vị, những ai biết giáo luật, đều tỏ ra bất mãn.

6. Ban Nghi lễ, Ban Tăng sự tỏ ra vô can khi thuộc cấp hành hoạt quá sai với tinh thần nhà Phật. Đã từng có vị làm hình Phật để đốt như đốt vàng mã cúng cô hồn, Giáo hội không hề khiển trách, ngược lại còn được bổ cử vào ban ngành có chức quyền trong Giáo hội; thế thì nói gì đến những thành phần tự do, mang hình thức tu sĩ, sống ngoài luật giới nhà Phật?

7. Hiện nay, phong trào xây dựng chùa, am thất rộ nở, lễ lộc trai tăng, đàn tràng chẩn tế…gọi là phật sự, đã cuốn hút tu sĩ hướng ngoại, các chức sắc Giáo hội mất nhiều thời gian cho việc chứng minh và chứng trai, còn thời gian nào cho việc tu tập.

8. Công việc sinh hoạt về hình thức quá nhiều, đáng ra Giáo hội cần có khóa chuyên tu ngắn hạn cho tu sĩ mỗi nửa năm, nói chung và nhân sự trong tổ chức Giáo hội nói riêng để nhắc nhở việc tu tập hướng nội quan trọng hơn những lăng xăn bên ngoài. Việc An cư Kiết hạ thật sự quan trọng cho Tăng đoàn, nhưng ngày nay, trong nước, duy trì giáo luật đó, đa phần các nơi chú trọng về hình thức, thay vì trong ba tháng cần có thời khóa tu tập miên mật để tăng trưởng nội lực. Chưa nói một vài nơi đăng ký tổ chức trường hạ với mục đích lợi nhuận.

Tóm lại, hầu hết những sinh hoạt ngày nay, về hình thức vẫn duy trì theo giáo luật nhưng đã bỏ quên Giới luật, ví dụ Giới đàn tại Vĩnh Long, do một vị đầu tròn áo vuông bao thầu toàn bộ mọi chi phí, chỉ cần vị đó được mời lên giáo giới cho giới tử, trong khi ai cũng biết nhân thân vị đó chưa đủ thanh tịnh từ thân giới lẫn tâm giới, tai tiếng trong và ngoài nước ai cũng rõ.

Ngày nay, tệ nạn mọi mặt trong giới tu sĩ khá nhiều, nhưng Giáo hội vẫn không đủ khả năng xử lý và ngăn chặn, bởi lẽ, hiện nay, chưa có một vị đủ uy đức để nhiếp chúng mà trước 1975, trong thời tao loạn, giới tu sĩ ít xuất hiện những tệ nạn như thế; bốn đời Tăng thống đã trở thành một thần tượng bất khả luận lúc bấy giờ.

Thống nhất không chỉ trên mặt hình thức mà cần thống nhất tâm cảm khi đủ tiêu chuẩn đạo lực để nhiếp phục đại chúng, có như thế tinh thần đoàn kết mới thật sự xuất hiện.

Cư sĩ Minh Mẫn
Chú thích: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn riêng của tác giả.

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Mục lục bài viết: Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả

Chư hành giả cùng ôn lại tư tưởng giải thoát của Hòa thượng Giác Huệ

Mục lục bài viết: PHĐS: Như mọi ngày, 8g sáng ngày 5/12/2024 (nhằm 5/11/Giáp Thìn) chư hành giả vân tập về giảng đường Giác Huệ cùng nhau lắng nghe sự chia sẻ từ Hoà thượng Giác Pháp, UVHĐTS, Phó thường trực Ban thường trực Giáo phẩm Hệ phái, phó Ban tổ chức khoá tu về

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Mục lục bài viết: Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này

Gập ghềnh con đường đến trường

Mục lục bài viết: Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức

Sống tích cực là con đường tới thành công

Mục lục bài viết: Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Mục lục bài viết: Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Mục lục bài viết: Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Mục lục bài viết: Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều