40 câu hỏi trắc nghiệm kiến thức Phật học và cuộc sống, đây là những câu hỏi căn bản dành cho người tu học Phật pháp. Câu hỏi giáo lý Phật giáo giúp cho bạn tìm hiểu về Phật học ngày thêm sâu rộng hơn.
40 CÂU HỎI KIỂM TRA KIẾN THỨC VỀ CÁC VẤN ĐỀ HỌC PHẬT VÀ CUỘC SỐNG
01: ĐẠO PHẬT là gì?
A. Tiếng Anh gọi đạo phật là: Buddhism ( The name Buddhism comes from the word ‘budhi’ which means ‘to wake up’ and thus Buddhism is the philosophy of awakening), tạm dịch: Danh từ “Phật giáo” được xuất phát từ chữ ‘budhi’ tức giác ngộ còn mang nghĩa là tĩnh tức và vì thế, đạo Phật chính là triết lý sống tĩnh thức.
B. Là một nghệ thuật sống, giúp con người hóa giải nổi khổ niềm đau trong cuộc đời.
C. Là một Đạo bi quan, yếm thế vì chỉ nói toàn khổ đau.
D. Cả 3 câu đều đúng.
02: TĂNG là gì?
A. Hòa hiệp chúng (là chỉ một số đông hội chúng có cuộc sống hòa thuận, không chống trái với nhau như nước với sữa).
B. Một Đoàn Thể Tăng Già.
C. Sứ Giả của Như Lai, thay Phật trùng truyên chánh pháp làm lợi lạc quần sanh.
D. Cả 3 câu đều đúng.
03: LỤC HÒA là gì?
A. Sáu điều hòa hợp.
B. Sáu phương châm sống của đệ tử Phật.
C. Là Thân hòa đồng trú, Khẩu hòa vô tranh, Ý hòa đồng duyệt, Kiến hòa đồng giải, Giới hòa đồng tu và Lợi hòa đồng quân.
D. Cả 3 câu đều đúng.
04: THÂN HÒA ĐỒNG TRÚ là gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
05: KHẨU HÒA VÔ TRANH là gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
06: Ý HÒA ĐỒNG DUYỆT là gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
07: KIẾN HÒA ĐỒNG GIẢI là gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
08: GIỚI HÒA ĐỒNG TU là gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
09: LỢI HÒA ĐỒNG QUÂN là gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
10: Nếu chúng ta thực hành đúng TINH THẦN LỤC HÒA sẽ có những lợi ích gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
11: CHÁNH NIỆM là gì?
A. Bạn uống một tách trà, bạn biết mình đang uống một tách trà.
B. khi thở vào biết mình đang thở vào, và tập trung tâm ý vào hơi thở.
C. khi cất bước đi biết rõ mình đang cất bước đi.
D. Cả 3 câu đều đúng.
12: “Làm người xin chớ buồn lâu, sầu cực điểm để bắt đầu niềm vui”. Câu này được hiểu như thế nào?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
13: BƯỚC ĐI CHÁNH NIỆM là như thế nào?
A. Là đi nhẹ nhàng như ăn trộm rình nhà.
B. Là đi thong thả nói cười hồn nhiên.
C. Khi đi biết rõ chúng ta đang đi, bước từng bước nhẹ nhàn, rất đều rất êm. Không nên kéo lê đôi dép trên đường.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.
14: LỢI ÍCH CỦA BƯỚC ĐI CHÁNH NIỆM là gì?
A. Không bị vấp té trên đường.
B. Có hình tướng trang nghiêm, mọi người đều ưa nhìn.
C. Tương lai sẽ làm người mẫu.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.
15: ĐỨNG CHÁNH NIỆM là như thế nào?
A. Thân đứng thẳng như núi cao vạn trượng.
B. Thân đứng như cây thông trước gió, không xiêu vẹo giống như lính chào cờ.
C. Đứng trong tư thế thông thả, nhưng thân luôn giữ thẳng, trụ trên hai bàn chân hình chữ V hay chữ bát.
D. Cả 3 câu đều đúng.
16: NẰM CHÁNH NIỆM là như thế nào?
A. Nằm sao cũng được, tâm luôn giữ trong chánh niệm là đủ.
B. Nên nằm nghiêng bên phải hay bên trái tùy thích, chân dũi thẳng.
C. Nằm mặt hướng lên trời, dũi thẳng hai tay xuôi bên hông, hít vào thở ra thật nhẹ nhàng, không nghĩ tưởng đến bất kỳ việc gì.
D. Cả 3 câu đều đúng
17: NGỒI CHÁNH NIỆM là như thế nào?
A. Ngồi trong bất kỳ tư thế nào, trên bất kỳ phương tiện nào cũng nên giữ thẳng cột sống lưng, không nghiêng qua nghiêng lại.
B. Ngồi trong tư thế kiết già hay bán già như trong lúc tọa thiền.
C. Khi ngồi biết rõ mình đang ngồi và luôn giữ thân mình thật vững chãi, sống lưng luôn giữ thẳng.
D. Cả 3 câu đều đúng.
18: Trong Giang Tây Mã Tổ thực lục, Mã Tổ Đạo Nhất có nói: “Bình thường tâm thị đạo” (dịch: Tâm bình thường là đạo). Các bạn hiểu như thế nào về câu nói trên?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
19. Nghèo là trường luyện óc già giặn, chí phấn đấu, lòng tế nhị, và lương tâm bình an. (Waterstone). Các bạn hiểu như thế nào về câu nói trên?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
20. Chỉ những ai làm đầy đủ bổn phận trong việc nhỏ hàng ngày mới làm tròn được trách vụ lớn lao. (Kingsley). Hãy giải thích rõ câu nói trên.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
21: ĐỂ TRÁNH SỰ TRANH CÃI chúng ta nên làm gì?
A. Nhìn thẳng vào nhược điểm của từng người, có lời khuyên nhưng không được ép buộc đối phương phải cãi tạo.
B. Khẳng định nhiều ưu điểm của đối phương, phải có lòng kiên trì chờ đợi sự tiến bộ của đối phương.
C. Trao đổi với nhau một cách ôn hòa, giữ gìn phong độ, không dùng lời nói lăng mạ người.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.
22: Thế nào là MỘT NGƯỜI BẠN TỐT?
A. Hiểu sâu sắc hoàn cảnh hiện tại của bạn mình để chia sẻ và giúp đở.
B. Luôn hướng ý niệm tốt về người bạn của mình, đừng nghi ngờ sai quấy.
C. Thường xuyên khen ngợi những điều hay của bạn, nhưng đối với những hành vi yếu kém của bạn nên biểu thị bằng hình thức nói vui.
D. Cả 3 câu đều đúng.
23: Làm thế nào để chữa bệnh nói bậy?
A. Nên uốn lưỡi 7 lần trước khi nói.
B. Không nên nói trong lúc đang nóng giận.
C. Không nên nói nhiều, chỉ dùng “nắm Đấm” để giải quyết vấn đề.
D. Câu A và B đều đúng.
24: LỜI NÓI DỄ THƯƠNG là…?
A. Lời nói không bốp chát, thô tục.
B. Lời nói Không lên lớp dạy đời, không nói thao thao bất tuyệt “tự thổi phồng mình”.
C. Lời nói ôn hòa từ tốn, luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu, luôn xem trọng người đối diện.
D. Cả 3 câu đều đúng.
25: Nông dân là gì?
A. Người dân sinh sống bằng nghề đồng áng.
B. Người nông phu tay lắm chân bùn.
C. Người làm mướn, cơ cực bần hàn.
D. Cả 3 câu đều đúng.
26: ĐẠO LÝ là gì?
A. Cái lẽ nhất định ai cũng phải noi theo.
B. Cái lẽ phải tôn trọng quyền lợi của mọi người.
C. Cái lẽ mọi người đều chấp nhận.
D. Cả 3 câu đều đúng.
27: ĐẠO ĐỨC là gì?
A. Tính Nhân bản
B. Chuẩn tắc làm người.
C. Lòng khoan dung.
D. Cả 3 câu đều đúng
28: Tại sao trong đạo Phật con SỐ 7 thường được nhắc đến. Ví dụ: bảy bước sen đản sanh của Thái tử Sĩ Đạt Ta, bảy vị Phật, bảy tuần thất, v.v…
A. Vì là con số trung đạo, không lớn mà cũng không nhỏ, tượng trưng tinh thần Trung Đạo của Phật giáo.
B. Vì số 7 tượng trưng cho không gian (bốn phương: Đông – Tây – Nam – Bắc) và thời gian (ba thời: Quá khứ – Hiện tại – Vị lai).
C. Vì số 7 là con số kiết tường của người Ấn Độ.
D. Cả 3 câu đều đúng.
29: CHỮ VẠN trước ngực đức Phật biểu trưng cho điều gì ?
A. Là hình vẽ có từ xưa trong tư tưởng đông phương tượng trưng cho mặt trời và lửa, biểu ý tập trung cho rực rỡ kiết tường.
B. Là Thụy Tướng của đức Phật, Đức tướng này biểu trưng cho trí tuệ và lòng từ bi vô hạn của Phật được truyền nhập vào Trung Quốc từ thế kỷ VI –VII.
C. Biểu trưng cho Vạn Đức Kiết Tường, hàm nghĩa công đức viên mãn, còn gọi là Kiết Tường Hải Vân Tướng của Phật (1 trong 32 tướng tốt).
D. Cả 3 câu đều đúng.
30: TÂY PHƯƠNG TAM THÁNH hay DI ĐÀ TAM TÔN là những vị thánh nào?
A. Di Đà, Quan Âm, Thế Chí.
B. Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Đại thế chí.
C. Phật A Di Đà, Bồ tát Địa Tạng, Đức Hộ Pháp.
D. Câu A và B đều đúng.
31: TÔN GIẢ A NAN là ai?
A. Đệ tử Đa Văn bậc nhất và còn là anh em chú bác với Thái tử Sĩ Đạt Ta.
B. Em ruột của Tôn giả Ma Ha Ca Diếp.
C. Con của Kiều Đàm Di mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề.
D. Câu A và C đều đúng.
32: A DI ĐÀ PHẬT nghĩa là gì?
A. Vô lượng thọ, vô lượng quang.
B. Vô lượng an lạc.
C. Vô lượng công đức.
D. Câu A và C đều đúng.
33: Thế nào là NGƯỜI NHÂN? Thế nào là NGƯỜI TRÍ?
A. NGƯỜI NHÂN là người biết thương người khác, và NGƯỜI TRÍ là người biết hiểu người khác.
B. NGƯỜI NHÂN là người biết thương mình, NGƯỜI TRÍ là người tự biết mình.
C. NGƯỜI NHÂN là người làm sao cho người khác thương được mình, NGƯỜI TRÍ là người làm sao cho người khác hiểu được mình.
D. Cả 3 câu đều đúng.
34: VỊ ĐỆ TỬ CUỐI CÙNG Đức Phật độ cho xuất gia là ai?
A. Thương na hòa tu.
B. Mục kiền liên.
C. La hầu la.
D. Tu bạt đà la.
35: NGƯỜI PHẬT TỬ TẠI GIA khi đến chùa nên mặc ÁO TRÀNG nhằm để làm gì?
A. Mọi người biết mình theo Phật giáo.
B. Tăng thêm lòng từ.
C. Để tôn nghiêm khi lễ bái tụng niệm.
D. Câu B và C đều đúng
36: BẠN đến chùa với mục đích gì?
A. Theo bạn cho vui.
B. Học hỏi giáo lý để áp dụng vào đời sống cho được an lạc.
C. Vì tôn kính Phật.
D. Vì vâng lời cha mẹ.
37: CHỔ Ở CỦA CHƯ TĂNG ĐỆ TỬ PHẬT thường được gọi là…
A. Chùa (tự)
B. Tịnh xá
C. Thiền viện, tu viện, tịnh viện, Tịnh thất, Niệm phật đường, am, cốc.
D. Cả 3 câu đều đúng.
38: HỌ THÍCH xuất hiện khi nào?
A. Từ thời đức Phật còn tại thế.
B. Từ khi Phật giáo được truyền sang Trung Quốc.
C. Từ thời Đông Hán, Ngài Đạo An cho rằng các hàng xuất gia là Thích Tử (Con dòng họ Thích), xem đức Thích Ca là giáo chủ nên theo họ ngài.
D. Cả 3 câu đều sai.
39: Hạnh phúc thật sự là làm được những điều mình thích chứ không phải để mọi người biết. Bạn hiểu như thế nào về câu nói trên?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………40: “Nếu chẳng một phen xương lạnh buốc
Hoa Mai đâu dễ ngửi mùi hương”. (Thiền Sư. Hoàng Bá Hy Vân)
Hãy giải thích ý nghĩa câu nói trên?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
BBT Phật học đời sống
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)