Theo Phật dạy muốn có nghiệp báo tốt nên làm điều tốt xuất phát tâm mà ra, “cứu một mạng người còn hơn xây bảy tòa tháp”.
Lịch sử Phật giáo ghi: “Vừa sinh ra, Thái tử đã đi bảy bước, dưới mỗi bước chân nở một đóa sen nâng gót. Đến bước cuối cùng, tay chỉ trời, tay chỉ đất, Ngài dõng dạc cất cao tiếng sư tử: Trên trời dưới trời, Ta là bậc tôn quý hơn cả…”.
Ý nghĩa 7 bước chân của Đức Phật Thích Ca
Bảy bước, con số chỉ vũ trụ (thời gian phân 3 cộng với không gian có 4 chiều). Ngoài ra còn là con số biểu tượng trình tự tu chứng, là bảy cấp tiến đến giác ngộ: Thất Bồ đề phần.
“Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” (trên trời dưới trời, Ta là bậc tôn quý hơn cả). Con người “tối linh ư vạn vật”. Bởi chỉ có con người mới có thể có đầy đủ tình cảm, trí tuệ và ý chí (Bi, Trí, Dũng). Chỉ có con người mới có khả năng siêu việt mọi ràng buộc, vượt thoát mọi thống khổ, dục vọng và khoái lạc để tự trở thành” đóa sen” bất nhiễm tinh khôi một khi quyết chí xuất trần thượng sĩ, thung dung trên bước đường tu đạo Thất Bồ đề phần.
Thái tử Tất Đạt đã gióng lên tiếng chuông thức tỉnh những cái ta còn đang ngủ quên miên man trong giấc trần tục, hãy nhìn lại giá trị đáng tôn xưng vào bậc nhất mà ngay cả cõi trời (thiên thượng) hay súc sanh (thiên hạ), không chúng sanh nào có được.
Phật Thích Ca là nhân vật có thật trong lịch sử. Ngài sinh vào khoảng năm 623 trước công nguyên, tên thật là Tất-Đạt-Đa, thuộc dòng họ Thích Ca, con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya. Thái tử có vợ là Da-Du-Da-La, con là La Hầu La. Lãnh thổ của quốc gia Thích Ca hiện nay thuộc về khu vực giáp ranh Nepal và Ấn Độ.
Thái tử sinh ra với 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp, nổi tiếng thông minh, văn võ song toàn, lại luôn luôn khiêm tốn, lễ độ nên được mọi người yêu mến. Ngài xuất gia vào lúc trăng tròn tháng 2 Ấn Độ khi tròn 29 tuổi.
Sau 6 năm khổ hạnh không kết quả, Ngài ngồi Thiền nhập định dưới cội cây Bồ Đề 49 ngày và chứng đạo, đắc quả vị Phật đầu tiên lúc sao mai vừa mọc. Thích Ca Mâu Ni là danh xưng thể hiện tôn kính Đức Phật là vị Hiền nhân trong dòng họ Thích Ca.Thái tử Tất Đạt đã gióng lên tiếng chuông thức tỉnh những cái ta còn đang ngủ quên miên man trong giấc trần tục, hãy nhìn lại giá trị đáng tôn xưng vào bậc nhất mà ngay cả cõi trời (thiên thượng) hay súc sanh (thiên hạ), không chúng sanh nào có được.
Phật Thích Ca là nhân vật có thật trong lịch sử. Ngài sinh vào khoảng năm 623 trước công nguyên, tên thật là Tất-Đạt-Đa, thuộc dòng họ Thích Ca, con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya. Thái tử có vợ là Da-Du-Da-La, con là La Hầu La. Lãnh thổ của quốc gia Thích Ca hiện nay thuộc về khu vực giáp ranh Nepal và Ấn Độ.
Thái tử sinh ra với 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp, nổi tiếng thông minh, văn võ song toàn, lại luôn luôn khiêm tốn, lễ độ nên được mọi người yêu mến. Ngài xuất gia vào lúc trăng tròn tháng 2 Ấn Độ khi tròn 29 tuổi.
Sau 6 năm khổ hạnh không kết quả, Ngài ngồi Thiền nhập định dưới cội cây Bồ Đề 49 ngày và chứng đạo, đắc quả vị Phật đầu tiên lúc sao mai vừa mọc. Thích Ca Mâu Ni là danh xưng thể hiện tôn kính Đức Phật là vị Hiền nhân trong dòng họ Thích Ca.
Hơn 40 năm thuyết pháp, Đức Phật nhập Niết bàn vào năm 80 tuổi.
Đức Phật Thích Ca là một con người hoàn toàn có thật. Nơi sinh, nơi mất và nơi ở của Ngài hiện nay đều được các nhà khoa học tìm ra với các chứng tích lịch sử. Đức Phật sinh ra không phải là thần thánh, Ngài là một con người, rời bỏ ngôi vàng, điện ngọc đi tìm con đường thoát khỏi đau khổ thế gian, sau đó Ngài hướng dẫn lại cho mọi người con đường đó.
Đa số người dân đi chùa, lễ Phật hiện nay đều có chung một tâm lý, đó là cầu xin. Mọi người thường hay xin cho mình được mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi hay khi tạo lỗi lầm thì đến cửa chùa xin được “tha thứ”…. Nếu mọi chuyện thuận lợi, hanh thông thì cho rằng ngôi chùa hay ông Phật đó linh còn ngược lại thì từ bỏ, phỉ báng.
Sự thực, hạnh phúc, bình an không phải “cầu xin” mà được, đó là “quả” của những hành động, lời nói, suy nghĩ thiện của ta.
Nhà bác học Albert Einstein đã từng nói: “Tôi là một người không tôn giáo. Nhưng nếu có Tôn giáo thì Tôi phải là một Phật tử. Vì những gì Tôi hiểu biết bây giờ thì mấy ngàn năm qua Kinh Phật đã nói hết rồi”.
“Tôn giáo tương lai sẽ là tôn giáo toàn cầu”.
“Vượt lên mọi thần linh giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm trọng thể gồm mọi phương diện trên. Trong cái nhất thể đầy ý nghĩa. Chỉ có Đạo Phật đáp ứng đủ điều kiện đó”.
Vương Triều