Xây mộ cho cọp làng Thủ Lễ – Huế

Hình Xây mộ cho cọp làng Thủ Lễ – Huế
- Tác giả: admin

Thoạt nhìn những ngôi mộ xây khang trang với lửa hương luôn nồng ấm, không ai nghĩ bên dưới là hài cốt của những con cọp dữ.

Xây mộ cho cọp làng Thủ Lễ - Huế image-1731935251729

Đền thờ tiền hiền Trần Bình tại làng Trà Linh (Quảng Nam). Bên bức bình phong có đắp hình cọp là chỗ đặt lễ cúng cọp trong dịp cúng – tảo mộ tiền hiền và mộ cọp – Ảnh: Huỳnh Văn Mỹ

Những ngôi mộ cọp tưởng chừng như huyền thoại này không chỉ là dấu chứng về một thời mở cõi gian nan của tiền nhân, mà còn là biểu hiện bề sâu tâm thức Việt trong “đối nhân xử vật” xuyên suốt xưa nay.

Nắng cuối đông dát vàng trên phá Tam Giang. Trên tuyến đường nối thị trấn Sịa (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế) với thành phố Huế và các xã vùng bắc phá Tam Giang, công nhân đang xây dựng hệ thống thoát nước đoạn ngang qua xóm 1, thôn Thạch Bình, thị trấn Sịa. Kề bên mương thoát nước đang xây, lọt thỏm giữa những ngôi nhà kiên cố là một ngôi mộ khác thường với ba tầng tròn trịa.

Xây mộ cho cọp làng Thủ Lễ - Huế image-1731935252552

Các vị trong ban quản tế làng Thủ Lễ (Thừa Thiên – Huế) tìm đọc tờ sắc phong tặng tôn thần của vua Khải Định cho vị tướng quân họ Nguyễn chôn ở mộ ba tầng – Ảnh: Huỳnh Văn Mỹ

Mộ ba tầng 
“Ở đất ni ngay cả đứa học trò tiểu học cũng biết sự tích mộ ba tầng. Đây là mộ chung của một vị tướng quân với một con cọp và một con ngựa. Vùng đất ni thời xưa còn rậm rạp, hoang vắng lắm” – ông Bùi Điểu, 67 tuổi, nhà ở gần mộ ba tầng, nói. Như một sử liệu được truyền miệng khắp vùng Sịa xưa nay, rằng có vị tướng quân họ Nguyễn ở làng Thủ Lễ (kề sát làng Thạch Bình) trên đường đi đánh giặc, ngang qua làng Thạch Bình bỗng gặp một con cọp lớn ra đón đường.
Vị tướng quân dõng dạc nói với con cọp: “Ta đang gấp việc nước, hẹn ngươi khi nào xong việc trở lại sẽ cùng giao đấu”. Y hẹn, khi vị tướng quân trở lại, cọp liền ra nghinh đấu. Nhưng mãnh hổ gặp mãnh tướng, sau nhiều hiệp giao đấu bất phân thắng bại, cuối cùng vì kiệt sức và đói khát, người và cọp cùng gục chết bên nhau. Con ngựa của vị võ tướng bị cột chặt sau đó cũng chết theo chủ vì đói khát. Khi xác của cả ba được phát hiện, cám cảnh, người ta đã chôn ngay tại chỗ người, cọp và ngựa chung một nấm mộ, biểu tượng bởi ba tầng.

Ông Nguyễn Xuân – 81 tuổi, ở làng Thủ Lễ, hậu duệ của vị tướng được chôn ở mộ ba tầng – kể: “Tuy tộc phả bị mất, nhưng theo ông cha truyền lại, vị tướng giao đấu với cọp được chôn ở mộ ba tầng chính là vị tổ thứ hai của tộc Nguyễn chúng tôi, tính từ thời từ Bắc vào, cùng các tộc khác khai lập làng Thủ Lễ. Ngài được vua Khải Định (1916-1925) truy tặng tôn thần, tờ sắc phong hiện còn giữ tại đình làng Thủ Lễ”.

Ông Xuân cho rằng vì ngưỡng vọng công đức của vị tướng quân, trọng con cọp biết giữ lời với người và thương con ngựa chết vì chủ, không chỉ người trong tộc Nguyễn của ông, người cả hai làng Thủ Lễ, Thạch Bình cũng đều chung lo việc thờ tự, cúng đơm cho các hương linh nơi mộ ba tầng. Lễ vật cúng tại mộ hằng năm được biện cho cả ba: mâm cơm cho vị tướng quân, miếng thịt heo sống cho cọp, bó cỏ cho ngựa. Bức bình phong trước mộ ba tầng cũng được vẽ hình ngựa và hình cọp.

Cọp ngộ đạo

Tọa lạc trên khu gò đồi vốn có mười ngôi tháp Chăm đổ nát, chùa Thập Tháp ở làng Vạn Thuận (xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, Bình Định) được xem là ngôi “Thiếu Lâm tự” đầu tiên ở nước ta. Vẻ u nhã của ngôi cổ tự 332 tuổi càng tăng với những tàng đại thụ rợp bóng, đây đó là những tháp mộ uy nghi, trầm mặc. Bên cạnh những tháp mộ của các vị tổ sư nối đời nơi ngôi đại tự, núp bóng dưới rừng cây có một tháp mộ khác thường, tuyệt không có bi ký, chữ nghĩa gì ngoài tượng một con cọp bằng sứ trắng đặt trong nhà mộ. Ít ai biết đó là mộ phần một con cọp trắng, trừ những ai may mắn được các vị sư tăng hay các phật tử ở đây nói cho biết.

Thượng tọa Thích Viên Kiên – nguyên là sư tăng trụ trì chùa Thập Tháp – cho rằng câu chuyện về ngôi mộ cọp trắng ở đây được các vị sư tổ tiền bối của chùa Thập Tháp truyền kể rất rõ ràng. Vào thời hòa thượng Thật Kiến – Liễu Triệt (1702-1764) – vị sư tổ thứ ba của chùa Thập Tháp, có một con cọp lông trắng thường lai vãng đến khuôn viên chùa.

Xây mộ cho cọp làng Thủ Lễ - Huế image-1731935253230

Ông Lê Đình Tương, bô lão làng Thủ Lễ, bên ngôi mộ ba tầng. Mộ được trùng tu năm 1993, vẫn giữ nguyên phong cách cũ – Ảnh: Huỳnh Văn Mỹ

Xây mộ cho cọp làng Thủ Lễ - Huế image-1731935253856

Ông Ngô Thời Phong bên mộ cọp ba tầng được dát vàng.

Lúc đầu thấy cọp đến sau chùa các tăng đồ rất sợ. Nhưng sau ba đêm thấy cọp chỉ đến ngồi im sau chùa cho đến khi xong tuần kinh kệ mới trở ra rừng, sư thầy Liễu Triệt biết là con cọp này đã ngộ đạo, đêm đêm đến chùa để nghe kinh mà tu tỉnh. Và đúng như bậc tôn sư nói, sau ba năm đến dựa bóng cây sau chùa nghe kinh kệ, một đêm kia con cọp trút hơi thở bên lùm cây nơi nỗng đất cao kề sau chùa. Cảm phục con cọp ngộ đạo, sư thầy Liễu Triệt đã cho lấy gạch Chăm sẵn có từ những ngôi tháp đổ để xây cho nó một ngôi mộ lớn ngay tại chỗ nó nằm xuống.

Huỳnh Văn Mỹ tuoitre

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả những bài học về

Tây Ninh: Bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 trong niềm hoan hỷ

PHĐS: Lễ bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 được khép lại trong niềm hoan hỷ của người con Phật, buổi lễ bế mạc được tổ chức lúc 9h sáng, diễn ra tại giảng đường Giác Huệ, tịnh xá Trúc Lâm xã Tây Thạnh, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Buổi

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này ngày càng thu hút

Gập ghềnh con đường đến trường

Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức khỏe bà ngày càng

Sống tích cực là con đường tới thành công

Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi về khó

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam bảo. Anh còn tham

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa Trên đường đi, hai

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều tò mò cho người