Đức Phật đã trả lời các câu hỏi nầy như sau, “Nầy, Đế Thích, Phật Pháp chính là món quà tặng cao quý nhất, là hương vị thơm ngon nhất, và là niềm hạnh phúc an lạc nhất. Chấm dứt được lòng tham muốn, là dẫn đến quả vị A La Hán, cho nên, điều nầy chính là việc làm xuất sắc nhất”.
Kệ 354 – Kho Báu Sự Thật, Kinh Pháp Cú
(The Conquests Of All Suffering – The Story Of The Questions Raised By Sakka, Verse 354 – Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada – Weragoda Sarada Maha Thero – Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka)
BÀI KỆ 354:
354. Sabbadānaṃ dhammadānaṃ jināti
sabbaṃrasaṃ dhammaraso jināti
sabbaṃratiṃ dhammaratī jināti
taṇhakkhayo sabbadukkhaṃ jināti. (24:21)
354. Món quà tặng về Phật Pháp, cao quý hơn tất cả những món quà tặng khác, Hương vị Phật Pháp, thơm ngọt hơn tất cả những hương vị khác, Hạnh phúc trong Phật Pháp, an lạc hơn tất cả những hạnh phúc khác, Chấm dứt được lòng tham muốn, là xa lìa tất cả mọi khổ đau.
Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về bốn câu hỏi của Vua Trời Đế Thích (Sakka), vua của các thiên thần.
Có một lần, trong một buổi họp của các thiên thần ở cõi trời Tāvatiṃsa (cõi trời Ba Mươi Ba, hoặc là cõi trời Đao Lợi), bốn câu hỏi được đặt ra, và không thiên thần nào có câu trả lời chính xác. Cuối cùng, vua Trời Đế Thích dẫn các thiên thần đến gặp Đức Phật tại Tu Viện Kỳ Viên. Sau khi giải thích sự khó khăn của họ, vua Trời Đế Thích đã thưa hỏi Đức Phật bốn câu hỏi sau đây:
(1) Trong số tất cả những món quà tặng, món quà tặng nào là cao quý nhất?
(2) Trong số tất cả các hương vị, hương vị nào là thơm ngọt nhất?
(3) Trong số tất cả các niềm hạnh phúc, niềm hạnh phúc nào là an lạc nhất?
(4) Tại sao chấm dứt được lòng tham muốn, là việc làm xuất sắc nhất?
Đức Phật đã trả lời các câu hỏi nầy như sau, “Nầy, Đế Thích, Phật Pháp chính là món quà tặng cao quý nhất, là hương vị thơm ngon nhất, và là niềm hạnh phúc an lạc nhất. Chấm dứt được lòng tham muốn, là dẫn đến quả vị A La Hán, cho nên, điều nầy chính là việc làm xuất sắc nhất”.
Vào cuối bài giảng, vua Trời Đế Thích nói với Đức Phật, “Bạch Thế Tôn, món quà tặng về Phật Pháp cao quý hơn tất cả các món quà tặng khác, thế thì, bất cứ khi nào những món quà Phật Pháp được biếu tặng, tại sao chúng ta không chia sẻ công đức nầy cho mọi người? Con nguyện cầu rằng, từ bây giờ trở đi, chúng ta có thể chia sẻ giá-trị của việc làm thiện-lành đến với mọi người.” Sau đó, Đức Phật yêu cầu tất cả các nhà sư nhóm họp lại, và khuyến khích họ chia sẻ giá trị của việc làm thiện-lành đến cho mọi người (hồi hướng công đức).
Kể từ ngày đó trở đi, điều nầy đã trở thành một thông lệ cho mọi chúng sanh trong ba-mươi-mốt cõi (bhumis), sau mỗi lần làm xong việc thiện (thí dụ như sau khi nghe Phật Pháp, hoặc tụng kinh), họ sẽ chia sẻ giá trị của việc làm thiện-lành đến cho mọi người (hồi hướng công đức).
BÀI KỆ 354, GIẢI THÍCH TỪ TIẾNG PALI:
dhammadānaṃ sabbadānaṃ jināti sabbaṃ rasaṃ jināti dhammaratī sabbaṃ ratiṃ jināti
dhammaraso taṇhakkhayo sabbadukkhaṃ jināti
dhammadānaṃ: món quà tặng về Phật Pháp; sabbadānaṃ: tất cả những món quà tặng; jināti: chinh phục; dhammaratī: hương vị của Phật Pháp; ratiṃ sabbaṃ: thơm ngọt hơn tất cả các hương vị khác; jināti: chinh phục; dhammaratī: hạnh phúc trong Phật Pháp; sabbaṃ ratiṃ: an lạc hơn tất cả các hạnh phúc khác; taṇhakkhayo: chấm dứt được lòng tham muốn; sabbadukkhaṃ: tất cả mọi khổ đau; jināti: chinh phục.
Món quà tặng về Phật Pháp, cao quý hơn tất cả những món quà tặng khác; hương vị Phật Pháp, thơm ngọt hơn tất cả những hương vị khác; hạnh phúc trong Phật Pháp, an lạc hơn tất cả những hạnh phúc khác; chấm dứt được lòng tham muốn (nghĩa là, đạt được quả A La Hán), là xa lìa tất cả mọi khổ đau (đau khổ vì phải sống trong vòng sinh-tử).
Bài kệ 354 trong Kinh Pháp Cú nầy, đã được anh Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch thành thơ như sau:
(354) Coi như bố thí hàng đầu. Là đem Chân Lý nhiệm mầu tặng nhau, Coi như hương vị tối cao. Hương vị Chân Lý ngọt ngào dài lâu. Coi như hoan hỷ hàng đầu. Niềm vui Chân Lý thấm sâu tuyệt vời, Người nào ái dục diệt rồi. Vượt qua phiền não, xa rời khổ đau.
BÌNH LUẬN
sabbadānaṃ Dhammadānaṃ: Món quà tặng về Phật Pháp cao quý hơn tất cả các món quà tặng. Để làm sáng tỏ câu nói trên, Đức Phật còn nói thêm rằng, tất cả những món quà-tặng vật-chất tuyệt vời và ấn tượng dâng lên cúng Phật, Pháp và Tăng Đoàn đã xảy ra tốt đẹp, bởi vì trước đó, món quà tặng về Phật Pháp đã xảy ra. Chính món quà tặng về Phật Pháp đã thuyết phục những người tài trợ hiến tặng các đóng góp về vật chất khác. Ngay cả các vị hiền thánh vĩ đại đạt được các quả vị tinh thần cao quý, hoàn toàn bởi vì trước đó, họ đã nhận được những món quà tặng về Phật Pháp.
Source-Nguồn: http://www.buddhanet.net/pdf_file/dhammapadatxt1.pdf
SHORT TITLE:
The Story Of The Questions Raised By Sakka, Verse 354, Treasury Of Truth
FULL TITLE:
The Conquests Of All Suffering – The Story Of The Questions Raised By Sakka, Verse 354 – Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada – Weragoda Sarada Maha Thero – Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka – Source-Nguồn: www.buddhanet.net
VERSE 354:
354. Sabbadānaṃ dhammadānaṃ jināti
sabbaṃrasaṃ dhammaraso jināti
sabbaṃratiṃ dhammaratī jināti
taṇhakkhayo sabbadukkhaṃ jināti. (24:21)
354. Gift of Dhamma surpasses all gifts,
the Dhamma, its taste all other tastes beats,
delight in the Dhamma bests other delights,
destruction of craving conquers all ill.
While residing at the Jetavana Monastery, the Buddha spoke this verse, with reference to four questions raised by Sakka, king of the devas.
On one occasion, at a meeting of the devas in the Tāvatiṃsa realm, four questions were raised, but the devas failed to get the correct answers. Eventually, Sakka took these devas to the Buddha at the Jetavana Monastery. After explaining their difficulty, Sakka presented the following four questions:
(1) Among gifts, which is the best?
(2) Among tastes, which is the best?
(3) Among delights, which is the best?
(4) Why is the eradication of craving said to be the most excellent?
To these questions, the Buddha replied, “O’ Sakka, the Dhamma is the noblest of all gifts, the best of all tastes and the best of all delights. Eradication of craving leads to the attainment of arahatship and is, therefore, the greatest of all conquests.”
At the end of the discourse, Sakka said to the Buddha, “Venerable, if the gift of the Dhamma excels all gifts why are we not invited to share the merit whenever gifts of the Dhamma are made? I pray that, from now on, we may be given a share in the merit of good deeds.” Then the Buddha asked all the monks to assemble and exhorted them to share the merit of all their good deeds with all beings.
Since then, it has become a custom to invite all beings from the thirty-one realms (bhumis) to come and share merit whenever a good deed is done.
EXPLANATORY TRANSLATION (VERSE 354)
dhammadānaṃ sabbadānaṃ jināti sabbaṃ rasaṃ jināti dhammaratī sabbaṃ ratiṃ jināti dhammaraso taṇhakkhayo sabbadukkhaṃ jināti
dhammadānaṃ: the gift of dhamma; sabbadānaṃ: all gifts; jināti: conquers; dhammaratī: the flavour of the dhamma; sabbaṃ ratiṃ: all flavours conquers; jināti: conquers; dhammaratī: the love of dhamma; sabbaṃ ratiṃ: all loves conquer; taṇhakkhayo: he who has got rid of craving; sabbadukkhaṃ: all sufferings; jināti: conquers.
The gift of the Dhamma excels all gifts; the taste of the Dhamma excels all tastes; delight in the Dhamma excels all delights. The eradication of craving (i.e., attainment of arahatship) overcomes all ills (saṃsāra dukkha).
COMMENTARY
sabbadānaṃ Dhammadānaṃ: The gift of Dhamma conquers all gifts. The Buddha, elucidating this statement, further stated all the great and impressive material gifts to the Buddha, the Dhamma and the Sangha were made possible because, initially, the gift of Dhamma had been made. The gift of Dhamma persuaded the donors to make these other material donations. Even great saints achieved their high spiritual conquests entirely because of the gift of Dhamma they received.
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến