Thật tự nhiên và cũng thật vô cùng ý nghĩa. Ngày Vu Lan, một lễ hội báo hiếu của người Phật Tử đã trở thành một ngày lễ của toàn dân. Nó lặng lẽ đi vào ký ức của người dân Việt và biến thành một tập tục của xã hội, ngày tưởng nhớ ân sinh thành, ngày của Mẹ.
Mẹ, biểu tượng thiêng liêng của sự sinh sôi nẩy nở. Mẹ đi vào thơ ca, đi vào cuộc sống của mọi người, như một sự che chở, bao dung, khoan hoà, độ lượng, chịu thương, chịu khó. Cả những lúc giữa biển khơi lênh đênh, sóng gió đã có mẹ hiền Quan Âm. Mẹ thật âm thầm mà cao cả! Dân gian có câu:
Mồ côi mẹ lót lá mà nằm.
Và ngày nay, trong thời kỳ giao lưu với các nền văn hoá, câu hát trên vẫn còn vô cùng cần thiết. Mẹ cho ta cả tinh hoa của sự sống và bổn phận làm con, làm người dân Việt, luôn biết nâng niu, giữ gìn và vun bồi.
Cái tinh hoa ấy được thể hiện dưới nhiều khía cạnh. Đây, ý chí bất khuất, kiên cường ẩn trong tấm thân mảnh mai nhưng đầy nghị lực của mẹ suốt trong chiến tranh.
Có ai biết trong tro còn lửa,
Sức sống của dân tộc được hun đúc qua hình ảnh ”Bà má Hậu Giang”.
Hình ảnh mẹ trong thơ ca, văn học trong cuộc sống đời thường làm sao kể hết, nói hết những hình ảnh mẹ Việt Nam đã mang lại sự sống cho ta hôm nay. Vì thế, ngày của mẹ, cũng đồng nghĩa với dịp cho ta báo đáp ơn sâu, nghĩa nặng, đã đem lại cho ta sự sống trong cuộc đời.
Đạo Phật dạy cho chúng ta luôn nhớ nghĩ và báo đáp 4 ân nặng. Chính 4 ân nặng này đã mang lại cho ta sự sống. Theo kinh ”Tâm Địa Quán” đó là: Ân cha mẹ sinh thành, dưỡng dục. Ân chúng sanh cung cấp vật dụng, điều kiện, ân quốc gia thuỷ thổ và ân Tam Bảo. Ở một số kinh khác, 4 ân nặng ấy là:
Ân chúng sanh vì ta bao phương tiện.
Theo tinh thần đạo Phật, cuộc sống là một mối tương quan, tương duyên, trùng trùng duyên khởi, mà mỗi người chúng ta phải biết đáp đền. Thừa hưởng vật chất, của cải, của xã hội tạo ra, ai đó phải biết đáp đền bằng công sức của mình, trong lao động một cách xứng đáng.
Vu Lan, ngày của mẹ, vì thế thật vô cùng ý nghĩa đối với tất cả những ai đang sống. Để luôn:
”Nghĩ về mẹ đời luôn tươi sắc nắng,