Việt kiều về nước và nỗi lo quà cáp

Hình Việt kiều về nước và nỗi lo quà cáp
- Tác giả: admin
Mục lục bài viết:

Gần đến ngày về thăm cố hương, tôi bồi hồi nhẩm đếm. Xa nhà đã hơn 4 năm, tưởng tượng đến ngày hội ngộ gần kề, tôi mừng muốn khóc.

Năm 2013, tôi ra đi một mình. Sau 4 năm, tôi trở về với hai nhóc, một trai một gái, thêm ông chồng Đức là tổng cộng bốn người. Kể ra thì mỹ mãn quá còn gì.

Thế nhưng mừng một thì nỗi lo quà cáp đi kèm cũng phải hai. Quà cáp không chỉ liên quan đến chuyện kinh tế mà còn cần tính toán làm sao để dễ dàng vận chuyển và ai cũng có quà. Người nhà, người thân, bạn bè, họ hàng, ai cũng quan trọng, có quà cho người này không thể thiếu được người kia. Chưa kể người này dặn mua hộ cái này, người khác nhờ mua hộ cái kia, tính tôi vốn cả nể nên không thể từ chối.

Việt kiều về nước và nỗi lo quà cáp image-1732292532779

Hành lý cồng kềnh vì phải mang nhiều quà cáp biếu người thân ở quê nhà là nỗi lo ngại của nhiều gia đình Việt kiều mỗi khi về nước. 


Cái tiếng “đi Tây”

Người thân ở nhà luôn mặc định một điều “đi Tây ắt giàu có, tiền bạc, quà cáp mang về phải rủng rỉnh”. Nhiều người tặc lưỡi rằng tiền Việt mất giá, chứ kiếm đồng euro ở bên kia vừa dễ vừa có giá, đổi sang tiền Việt thì dôi ra thỏa sức tiêu pha. Họ đâu biết rằng theo quy luật thị trường, chúng tôi cũng làm đâu tiêu đó. Mức thu nhập bình quân của người lao động ở Đức, tính theo lương bậc 3 của người đã có gia đình, được đóng thuế ít hơn, là khoảng 2.200 – 2.500 euro, ngót nghét sáu bảy chục triệu đồng tiền Việt. Con số quả là trong mơ.

Tuy nhiên, chỉ người trong cuộc mới thấm thía rằng đó chỉ là cách quy đổi phiến diện theo phương thức toán học thông thường, còn theo giá trị đồng tiền tương đương với thị trường mà nó phải chi tiêu thì mức lương đó chỉ đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho một gia đình gồm vợ chồng và hai con nhỏ ở nước sở tại. Việc thanh minh có vẻ khó bởi có một lý do đơn giản không thể làm thay đổi tư duy cố hữu của một lớp người đó là thói sĩ diện của một bộ phận Việt kiều về nước. 

Mang tiếng “đi Tây”, nơi đời sống cao bậc nhất thế giới, mà trở về quê hương kể lể chuyện tiền nong khốn khó nghe chừng mất mặt quá. Thôi thì dăm bảy năm mới có một lần về, nhiều người cố gồng mình thể hiện sao cho oai. Thế là để thực hiện một chuyến về quê, đôi khi người trong cuộc phải tiết kiệm hàng năm trời, phải thực hiện bài toán kinh tế thật chính xác và chi li, sao cho khoản nào ra khoản nấy. Dù chi phí sinh hoạt hằng ngày đắt đỏ, họ quyết không lạm chi vào số tiền để dành cho một lần về Việt Nam.

Ai cũng phải có quà

Khi thấy tôi loay hoay lo quà cáp, chị bạn người Sài Gòn, sống cùng thành phố ở Đức này ngót nghét hai chục năm, liền giới thiệu cho một loại xà bông đang giảm giá, hàng chính hãng Đức.

“Nhỏ mà có võ đó, cục xà bông thơm nức mũi, mang từ bên này về, đảm bảo ai nhận được quà cũng vui mừng”, chị khuyên, rồi lại tiếp lời. “Ấm điện đun nước hàng trôi nổi bên Việt Nam giờ nhiều lắm, có mấy vụ xài ấm điện hàng không đảm bảo, điện giật chết người. Lần này em chịu khó xách mấy cái hàng Đức chính hãng về cho gia đình. Việc này quan trọng lắm, nhất định nên làm”.

Ngẫm thấy việc đó quan trọng thật, mẹ bỉm sữa tôi vội xách hai đứa con thơ ra siêu thị, bưng mấy cái ấm mang về.

Đứa bạn thân biết tôi sắp về Việt Nam liền bỏ nhỏ qua đường Facebook “lần này về mua hộ tớ mấy lọ dưỡng da trẻ em nhé, hai đứa nhỏ nhà tớ mùa đông da khô, nứt nẻ, xót quá”. Ừ việc đó việc nhỏ, mấy lọ kem dưỡng da nhẹ hều. Tôi đi lựa đồ cho con của bạn mới giật nảy nhớ ra nhà mình cũng có mấy đứa cháu nhỏ, không lẽ không mua cho chúng nó. Thế là lúc đầu tôi dự định chỉ mua vài hộp, đến lúc ra quầy thu ngân lại chất đầy đến chục hộp kem dưỡng lớn nhỏ.

Không hiểu tôi mua những gì, mua từ thời điểm nào và cho những ai mà gần đến ngày bay, đồ lớn đồ nhỏ đổ ra đã đầy sàn nhà. Ông chồng Đức nhảy tưng tưng”: “Trời ơi! Em đi du lịch nghỉ dưỡng hay đi buôn và xách đồ hộ mọi người?”. Tôi mếu máo chẳng biết làm sao. 

“Quà đã mua rồi, dù khó khăn thế nào cũng phải mang về cho mọi người. Họ ở nhà đang mong chúng ta lắm”, chồng tôi hạ giọng rồi lật đật đi mua thêm cái balô cỡ lớn loại dã chiến mà khách Tây sang Việt Nam du lịch hay mang theo. Thuở nhỏ, mỗi lần nhìn theo bóng một ông Tây balô đi qua, tôi cứ nghĩ họ mang theo được cả chiếc giường ngủ trong cái túi đó.

Lúc này tôi mới thấy thương chồng làm sao. Thường ngày, những va chạm nhỏ nhặt do khác biệt văn hóa làm tôi đôi lúc thấy ghét anh ấy nhưng giờ tôi chỉ muốn ôm chồng và khóc. Đàn ông sinh ra ở Đức đã khổ rồi, đến tuổi đi làm rồi lấy vợ, đóng thuế ngập đầu ngập cổ, cả đời làm lụng nuôi nấng gia đình, lại còn bị xếp sau…chó (thứ tự ưu tiên ở Đức khi đi tàu xe và trong các lĩnh vực khác của cuộc sống: thứ nhất là người tàn tật và trẻ em rồi đến người già và phụ nữ, xếp thứ ba là chó, cuối cùng mới đến đàn ông). Câu nói vui nhưng chua chát. 

Lần này, chồng tôi tính về quê vợ du lịch để rảnh rang nghỉ dưỡng nhưng rồi cũng phải đèo bồng bao nhiêu thứ. Chồng tôi đi mua túi về, lại xếp cất sao cho phù hợp, rồi đeo thử lên vai, hai tay thì xách hai cái vali cỡ bự. Đi du lịch mà không khác gì cửu vạn. 

Dịch chuyển

Hồi còn ở Việt Nam, có lần tôi nghe một bác tài lái taxi tâm sự rằng nghe khách gọi đi đón ở sân bay, ông cũng phải tính toán xem có nên nhận hay không.

“Nếu là khách Đức hay khách Tây nói chung, tôi biết lần này mình đi khỏe, vì họ đi du lịch gọn nhẹ lắm, chỉ cái balô nhỏ với chút tư trang xách tay là xong”, ông giải thích. “Còn nếu là Việt kiều về nước, kể cả khách đăng ký hai người hai chỗ, tôi toàn kêu hãng điều taxi 7 chỗ để cốp xe rộng và chỗ ngồi trong xe còn thừa nhiều cho khách chất đồ từ bên kia mang về”. 

Không biết gia đình thập cẩm nửa Việt kiều nửa Tây như chúng tôi sẽ được bác tài nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp xếp vào thể loại nào. Tôi chợt nghĩ đến cuộc di cư của những đàn chim tránh rét về nửa bên kia ấm áp của bán cầu. Trong hành trình của hàng ngàn hàng vạn chú chim đó, có con ở lại nhưng cũng có con bị đào thải trên quãng đường đầy gian khó.

Tôi cũng nhớ đến cuộc di cư về quê ăn Tết ở đất nước đông dân nhất hành tinh Trung Quốc. Nhìn những bức ảnh phản ánh lại cuộc dịch chuyển khổng lồ đó, không ai không cảm thấy hốt hoảng vì sự đông đúc và hỗn loạn.

Chúng tôi cũng sắp bước vào lần dịch chuyển lớn trong đời như thế. Không biết nó sẽ xảy ra theo chiều hướng nào khi mà tôi có hai đứa con thơ, đứa lớn mới ba tuổi, đứa nhỏ còn phải địu, cộng thêm đống hành lý khổng lồ và một ông chồng khác biệt văn hóa, hay càu nhàu rằng tại sao đi du lịch là tự thưởng cho bản thân, là chuyện hoàn toàn riêng tư mà phải nghĩ cho nhiều người thế, phải mang nhiều quà đến thế. 

Thôi thì tôi tự bỏ bớt phần của mình đi, tư trang quần áo gói ghém sao cho gọn nhẹ nhất. Quần áo của hai đứa con thì mặc lên người chúng nhiều vào, đỡ phải xách. Phần còn lại của hành lý dôi ra để mang quà cho người thân, bạn bè. Tôi xem như đây cũng là một lần để bớt lo cho bản thân đi và học cách nghĩ cho người khác nhiều hơn.

Lê Minh Thuật / vnexpress

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Mục lục bài viết: Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả

Tây Ninh: Hơn 100 Tu sĩ đi khất thực “Khóa tu Khất sĩ lần thứ 36”

Mục lục bài viết: PHĐS: Khất thực, một truyền thống lâu đời trong Phật giáo, mang ý nghĩa sâu xa hơn việc nhận thực phẩm. Đó là hành động thể hiện sự khiêm nhường, nhắc nhở về mối liên kết giữa tu sĩ và cư sĩ. Người tu hành đi khất thực không chỉ nhận

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Mục lục bài viết: Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này

Gập ghềnh con đường đến trường

Mục lục bài viết: Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức

Sống tích cực là con đường tới thành công

Mục lục bài viết: Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Mục lục bài viết: Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Mục lục bài viết: Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Mục lục bài viết: Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều