Vài suy nghĩ về vấn đề giáo dục thanh thiếu niên hiện nay

Hình Vài suy nghĩ về vấn đề giáo dục thanh thiếu niên hiện nay
- Tác giả: admin
Mục lục bài viết:

Bởi lẽ những thanh thiếu niên được giáo dục tốt về đạo đức, lớn lên trong một gia đình có gia phong lễ giáo.

Chúng ta đang sống ở một thời kỳ mà khoa học công nghệ phát triển một cách chóng mặt, sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại có thể kết nối với thế giới thông qua các phương diện của công nhệ thông tin. Tuy nhiên, thế hệ trẻ ngày nay đang bị chấn thương về đạo đức, căn bệnh nguy hiểm này cần được trị liệu bằng một môi trường giáo dục lành mạnh từ gia đình, sau đó là học đường và xã hội. Nếu như Internet là công cụ để một số bạn trẻ thành công trong học tập, nghiên cứu và đạt được những thành công cho mình, thì bên cạnh đó, nó cũng là mối hiểm họa đối với không ít thanh thiếu niên. Họ đã tìm đến với thế giới Internet không phải để học, để sáng tạo mà là để chơi những trò chơi vô bồ, bạo lực, những trang wed xấu đã làm ảnh hưởng đến lối sống của giới trẻ.

Vài suy nghĩ về vấn đề giáo dục thanh thiếu niên hiện nay image-1732292139810

Các bạn trẻ Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ đoạt giải nhì hội thi Sáng tạo Thanh thiếu niên,

Nhi đồng tỉnh Lạng Sơn, sản phẩm phần mềm học tập

Chúng tôi được đọc trên một vài trang báo, ở một trường đại học nọ một sinh viên đã vì sự tức giận Thầy giáo mà dùng axít tạt vào người Thầy giáo của mình, và có  một cậu sinh viên đã dùng dao chặt chính người cha ruột của mình ra làm nhiều khúc. Những thông tin rùng mình như vậy cho chúng ta thấy đạo đức trong giới trẻ hiện nay đang trên đà  xuống dốc đến mức đáng báo động.

Thỉnh thoảng chúng ta có một dịp đi ngang qua các trường học. Các em học sinh ngày nay trong giao tiếp nói năng quá bất nhã, sử dụng những ngôn từ có thể nói là chỉ dành cho “ dân chơi “, văng tục thoải mái trước cổng trường. Thậm chí có những lời lẽ , khó nghe, không thể chấp nhận được. Một hiện tượng khác ở thanh thiếu niên hiện nay là đua xe trái phép, hàng ngàn cô cậu chơi xe xịn, tham gia vào các băng nhóm. Không ít cuộc đua của các cậu ấm cô chiêu này đã gây tai nạn chết người.

Chúng ta thường thấy tại các trường học đều treo khẩu hiệu “Tiên học Lễ, hậu học Văn”, thế ấy mà có những học sinh đi ra đường gặp Thầy cô giáo vẫn không hề chào hỏi, hoặc thấy người hàng xóm đáng tuổi cha mẹ, ông bà của mình cũng không muốn cúi đầu chào hỏi một câu, thật đáng buồn thay.

Các bậc cha mẹ lo lắng và tỏ ra bất lực khi con cái sa vào các tệ nạn, họ than oán, chê trách ngành giáo dục, đổ lỗi cho nhà trường và các tổ chức đoàn thể. Các bậc phụ huynh không biết rằng do họ đã khoán trắng con cái cho nhà trường, cho thầy cô để dành thời gian lo toan cho cuộc sống cơm áo, chức quyền, tiền bạc nên họ phải trả giá. Thiết nghĩ đã đến lúc các bậc làm cha, làm mẹ cần phải tĩnh tâm để xem xét lại về vấn đề giáo dục con cái. Cấu trúc gia đình, nơi chứa đựng và nuôi dưỡng tình yêu thương nhiều nhất, làm điểm tựa cho nhân cách và tài năng của một con người, phải được xác lập lại ngay từ trong tư duy của mỗi gia đình và toàn xã hội. Nếu như cha mẹ cứ chạy theo đồng tiền, danh lợi mà quên mất những đứa con của họ, cứ nghĩ có tiền là có thể làm được tất cả, thì họ sẽ có những đứa con tật nguyền về tinh thần.Với những thanh thiếu niên thiếu sự giáo dục căn bản từ gia đình, thì môi trường giáo dục học đường không thể lấp đầy được những khoảng trống thui chột của nhân cách. Số lượng thanh thiếu niên hư hỏng ngày càng cao, chứng tỏ nền tảng giáo dục gia đình đang bị phá vỡ.

Theo các chuyên gia tâm lý cho rằng lỗi đầu tiên là do gia đình: buông lỏng con cái trong giáo dục , phó mặc cho nhà trường. Nhưng các phụ huynh ấy quên rằng mái ấm gia đình là cái nôi hình thành nhân cách của đứa trẻ. Khi các em mới có những bước đi chập chững đầu đời, không được nghe những lời ru êm ái, những lời dịu ngọt, mà ngược lại đập vào tai các em những lời văng tục phát ra từ cửa miệng của đấng sinh thành, đau đớn thay có những người cha chỉ biết say sưa, chè chén, mẹ thì vùi đầu vào chốn đỏ đen . Một tấm gương loang lổ ,những sự dối gian đang bao trùm xung quanh đứa trẻ, cái xấu bủa vây. Có những bậc phụ huynh than phiền rằng : “tui cũng dạy dỗ nó đàng hoàng, mỗi lần sai phạm là đánh nó bán sống bán chết , sao nó không tởn”. Xin thưa quý vị! chúng ta đã sai lầm, nuôi con khó một, dạy con khó mười. Gia đình đã cung phụng cho các em nhiều thứ quá, trò chơi điện tử, thậm chí có những món đồ chơi kích động bạo lực, phim ảnh không được chắt lọc kỹ càng. Xung quanh các em cái xấu bao trùm và lấn áp cái tốt, cái thiện. Thần tượng của các em không còn là những bậc thánh hiền, là cha mẹ mẫu mực, là chú bác,v..v… mà là những ngôi sao màn bạc, những ca sĩ, người mẫu….

Nhiều nhà nghiên cứu xã hội nhận định rằng, ở những gia đình mà cha mẹ luôn quan tâm, dành thời gian và có phương pháp giáo dục con cái tốt, thì con cái của họ phát triển lành mạnh.  Vì vậy cần có chương trình tuyên truyền giáo dục nhằm xác lập lại các giá trị đạo đức của gia đình, dòng họ. Đó chính là công việc quan trọng và căn bản nhất để giáo dục giới trẻ.  Trong một gia đình có một người cha gương mẫu và một người mẹ đảm đang, thì gia đình đó là thành đồng vững chắc bảo vệ các em trước những nguy cơ cám dỗ xấu xa ngoài xã hội, là chỗ dựa vững chắc cho các em.

Trách nhiệm kế đến là học đường. Lối giáo dục đạo đức của chúng ta phải chăng đã quá nặng về giáo điều, đề cao lý thuyết, xem nhẹ kỹ năng sống thực tiễn. Chúng ta cần phải đề cao lòng nhân ái, sự yêu thương đồng loại phải được hình thành trong đầu óc các em từ thời thơ ấu.

Phật giáo luôn lấy chất liệu “hiểu và thương” làm nền tảng trong việc giáo dục con cái, nếu thương con mà không hiểu được con thì sẽ vô tình làm khổ cho con, thương con thì phải gần gũi với con, tìm hiểu sinh tâm lý của con và chia sẽ cùng con trong những sinh hoạt hằng ngày. Đôi lúc, nếu cần thì cha mẹ cũng có thể đóng vai trò như một người bạn, hay một người anh người chị để gần gũi và chia sẽ với con trong cuộc sống. Nhất là con cái đang ở giai đoạn tuổi vị thành niên thì vai trò của cha mẹ rất quan trọng trong vấn đề giáo dục tâm sinh lý cho con cái. Từ đó, việc thể hiện lời nói nhẹ nhàng êm ái trong việc giáo dục con cái không chỉ thể hiện tình thương yêu thắm thiết, tận xương, tận tuỷ của bậc làm cha mẹ mà cũng là thể hiện mối quan tâm sâu sắc đến việc dạy dỗ tâm sinh lý, lối sống cho con cái. Những đứa trẻ không được chăm sóc và dạy dỗ chu đáo sẽ có tâm lý lệch lạc, tự do ngang bướng, thậm chí bất cần. Qua đó, đó tạo nên những nhân tố bất thiện, gây ra không ít thiệt hại cho cá nhân, gia đình và xã hội. Vì thế, điều cần thiết hơn hết là trải tình thương chăm sóc, tận tình dạy dỗ trẻ thơ theo đúng chiều hướng của tinh thần đạo đức, nhân nghĩa và đặc biệt là thích hợp với năng lực của từng cá nhân.

Những thành viên trong gia đình luôn có khuynh hướng bắt chước lẫn nhau. Nhất là con cái thường chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bố mẹ. Nếu như bố mẹ hay sử dụng những lời lẻ thô tục, chửi mắng, mạt sát, hiềm khích thì con cái sẽ có thể lập lại những lời lẻ ấy ngay trong môi trường gia đình. Chính cách xử sự này của bố mẹ đó khiến con cái bị khủng hoảng tâm lý, tự ti, khó hòa nhập, nhiều em trở nên hung hăn, lì lợm, xa lánh mọi người, căm ghét gia đình và có khuynh hướng thoát ly gia đình bởi chúng đã nghĩ rằng bố mẹ và gia đình không còn yêu thương, che chắn và bảo vệ mình nữa. Vì thế, việc sử dụng ngôn ngữ từ ái của bố mẹ sẽ là một tấm gương để tạo cho con cái những điều kiện thuận lợi trong việc hình thành và phát triển nhân cách mà “không cần dùng dao, dùng gậy nhưng gia đình vẫn được an ổn, hạnh phúc.”

Tóm lại, Trong lúc xã hội đang phát triển nhanh chóng, thì con người lại quá thực dụng, con người làm nô lệ cho nhu cầu vật chất, giá trị đạo đức bị sói mòn. Chúng ta, các bậc làm cha mẹ và giáo dục học đường cần phải kề vai sát cánh với nhau hoạch định lại, chấn chỉnh lại, xây dựng lại cho lớp trẻ và có  định hướng tốt hơn. Bởi lẽ những thanh thiếu niên được giáo dục tốt về đạo đức, lớn lên trong một gia đình có gia phong lễ giáo. Tất nhiên những thanh niên đó có một bầu nhiệt huyết, biết yêu  tổ quốc, yêu đồng bào và sẵn sàng xả thân vì đất nước vì dân tộc.

Thích Quảng Hiền / Phật học đời sống

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Mục lục bài viết: Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả

Tây Ninh: Hơn 100 Tu sĩ đi khất thực “Khóa tu Khất sĩ lần thứ 36”

Mục lục bài viết: PHĐS: Khất thực, một truyền thống lâu đời trong Phật giáo, mang ý nghĩa sâu xa hơn việc nhận thực phẩm. Đó là hành động thể hiện sự khiêm nhường, nhắc nhở về mối liên kết giữa tu sĩ và cư sĩ. Người tu hành đi khất thực không chỉ nhận

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Mục lục bài viết: Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này

Gập ghềnh con đường đến trường

Mục lục bài viết: Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức

Sống tích cực là con đường tới thành công

Mục lục bài viết: Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Mục lục bài viết: Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Mục lục bài viết: Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Mục lục bài viết: Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều