Một việc làm hết sức nhân đạo, đầy tình người, đầy sự từ bi có đúng không ạ? Nhưng phải nhìn nhận lại rằng cái sự nhân đạo và sự từ bi đó cần ngay “bây giờ và hiện tại”, chứ không phải là chờ vào “tương lai” mới phát huy cái sự từ bi, bác ai của tình người…
Những đứa trẻ dâng hương trước di ảnh của Mẹ mình là chị Vũ Thị Thanh Phương
“Dân đen” khi nào thì có lời giải?
Trong khoảng một tháng qua, chắc hẳn ai đó đã từng đọc câu chuyện liên quan tới vụ một phụ nữ bị tử vong sau khi truyền nước tại phòng khám. Vì cần sáng tỏ cái chết bất thường của vợ mình người chồng là anh Nguyễn Văn Vân trú tại thôn Mai Nội (Mai Đình, Sóc Sơn, Hà Nội) đã gửi thư cầu cứu đến Bộ Trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến và các cơ quan chức năng.
Xin trích từ một bài báo đã được đăng trên báo mạng điện tử “Sau khi bệnh nhân V.T.T.P tử vong, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu phòng khám tư nhân Phù Lỗ (Sóc Sơn), nơi bệnh nhân này truyền dịch, ngừng hoạt động khám chữa bệnh… để chờ kết quả giải quyết của cơ quan có thẩm quyền”.
Cái tôi muốn chú ý ở đây là câu “chờ kết quả giải quyết của cơ quan có thẩm quyền”…Vâng…điều tôi muốn hỏi là những “dân đen” ngày ngày ở ngoài đồng, đi kiếm những đồng tiền ít ỏi để nuôi những đứa con nhỏ, nuôi cha già, mẹ yếu thì phải chờ tới bao giờ để có câu trả lời?
Trên trang cá nhân chồng chị đã phải bày tỏ tâm trạng của mình, một tâm trạng mất đi người thân, mất đi người bạn đời và cả tâm trạng phải làm sao đây khi ba đứa trẻ thiếu tình thương của mẹ?
“XÉ LÒNG- CÔNG LÝ – PHÁP LUẬT ở đâu?????? Kính thưa bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Sở y tế Hà Nội, Thanh tra y tế, các Ban ngành đoàn thể, Bộ công an, và các cơ quan chức năng thực thi pháp luật. Như thư khẩn tôi gửi Bộ Trưởng tôi là Nguyễn Văn Vân là chồng của Vũ Thị Thanh Phương và là cha đẻ của ba cháu nhỏ, trong thư tôi cầu cứu đến Bộ Trưởng giúp đỡ gia đình tôi làm rõ nguyên nhân về cái chết bất thường và không rõ nguyên do của vợ tôi mà phòng khám Tư nhân Phù Lỗ và Bệnh Viện Bắc Thăng Long vẫn quanh co lẩn tránh trách nhiệm, như tin nhận được dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng là yêu cầu các cơ quan chức năng giải quyết vụ việc này cho gia đình tôi và báo cáo về bộ, về cho gia đình tôi trước ngày 19-9-2016 nhưng đến nay 29-9-2016 gia đình tôi vẫn trưa nhận được bất cứ công văn và kết luận nào từ phía cơ quan công an huyện Sóc Sơn và Sở y tế Hà Nội. Nay tôi viết thư này mong bộ trưởng và các cơ quan chức năng cấp cao hơn vào cuộc giải quyết giúp đỡ gia đình tôi nhằm lấy lại sự công bằng cho gia đình, vợ và các con tôi, chứ nhìn những đứa trẻ kia đi cái tuổi mà đáng ra phải nhận được sự yêu thương chăm sóc của mẹ, thậm chí cái từ mẹ còn trưa tròn mà nay đã phải đội khăn tang chịu tang mẹ nhìn mà ai không thương ko xót cơ chứ, sự ra đi của vợ tôi là sự mất mát quá lớn với tôi và các con của tôi, chính sự ích kỷ, vô lương tâm, thiếu trách nhiệm của những con người khoác lên mình bộ áo trắng giả dối trưa đáng và không đáng để gọi là bác sỹ, khiến vợ chồng tôi ly tan, chồng mất vợ các con phải mồ côi mẹ, phải chăng sự mất mát ấy xảy ra với chính gia đình của họ thì họ mới thấu được, tôi viết thư trong sự căm phẫn viết trong nước mắt, mong bộ trưởng chỉ đạo giúp đỡ gia đình tôi nhằm trả lại sự công bằng cho các con tôi và gia đình tôi trong thời gian sớm nhất nhằm đưa những kẻ vô lương tâm ra ánh sáng pháp luật, mạng sống của cả một con người mà chúng dám coi thường rồi đây tôi và các con tôi sẽ sống sao đây khi thiếu đi một người vợ một người mẹ, mong tất cả bạn bè gần xa, các toà soạn báo các trang mạng xã hội các đài truyền hình, các cơ quan chức năng cấp cao trên khắp cả nước giúp đỡ chia sẻ cho tôi để bộ trưởng nắm bắt được thông tin khẩn cầu của tôi để bộ trưởng giải quyết vụ việc này cho gia đình tôi. Tôi mong sự phản hồi sớm của bộ trưởng, mong sự giúp đỡ của tất cả mọi người trên khắp cả nước (SĐT: 0946946406, 0971393716)”
Có lẽ khi vô thường ập tới thì con người chúng ta mới nghĩ tới từ “ đồng cảm” vì khi phải chính bản thân gặp phải tình huống đó, tình huống mất đi người vợ, mất đi người thân, những đứa con mồ côi mẹ, mồ côi người thân thì lúc đó con người gọi là đồng loại mới bắt tay và nhìn quay lại, sống chấm lại với người cùng cảnh ngộ đó?
Toà án lương tâm có thật công lý?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã từng chia sẻ “Cá nhân tôi đã đăng ký hiến tặng tất cả các mô, tạng sau khi chết, chết não, từ năm 2013. Gia đình cũng rất ủng hộ việc làm của tôi. Tôi nghĩ đây là một việc tốt, có thể giúp ích cho những người bệnh và cho khoa học, cho các đồng nghiệp của mình trong việc chữa bệnh cứu người. Cái cảm giác trái tim của mình vẫn tiếp tục đập thình thịch trong lồng ngực của một ai đó và có người được nhìn thấy bầu trời bằng đôi mắt của mình sẽ là niềm hạnh phúc lớn lao nhất và là một cách để tôi tiếp tục sống nếu một mai không may qua đời”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ.
Một việc làm hết sức nhân đạo, đầy tình người, đầy sự từ bi có đúng không ạ? Nhưng phải nhìn nhận lại rằng cái sự nhân đạo và sự từ bi đó cần ngay “bây giờ và hiện tại”, chứ không phải là chờ vào “tương lai” mới phát huy cái sự từ bi, bác ai của tình người…
“Đừng bao giờ im lặng để trốn tránh
Đừng bao giờ im lặng để nó lắng đi
Đừng bao giờ im lặng để rồi “tặc lưỡi” kệ đi
Và đừng im lặng khi nghiệp – báo, nhân – quả đang hiện hữu”…
Sau sự việc này tôi lại tự cho mình câu hỏi không có lời đáp: Học rộng, học trong nước, học ngoài nước, bằng cao, “bằng làm từ giấy” hẳn hoi… Thế rồi để phụ vụ cho cá nhân hay cộng đồng?
Hị vọng gia đình anh sẽ vơi bớt đi phần nào nỗi ưu phiền và câu chuyện sẽ có kết quả sớm.
Diệu Minh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)