Khổ đau là điều trên thế gian này khó ai tránh khỏi và ai trong chúng ta đa phần cũng có phiền não chôn dấu trong lòng. Vì còn tham nên sẽ có nhiều ước vọng và những điều ấy không được thỏa nguyện thì tuyệt vọng và sân si sẽ khởi lên.
>>Giải mã Kinh Niệm Xứ: con đường giải thoát & khổ đau
>>Tham ái là nguồn cội của khổ đau
Và đôi khi muốn sự vật,sự việc theo ý mình cũng là nhân phát sanh đau khổ vì vạn pháp đều vận động theo một quy luật riêng của nó,là vô ngã chỉ có thuận theo tự nhiên, quan sát chúng với chánh niệm tỉnh giác và chấp nhận những điều mà tìm mọi cách đã không thể xoay chuyển theo hướng tich cực cũng phần nào giảm bớt khổ đau từ nội tâm. Trong cảnh trái ý nghịch lòng đôi khi cũng là điều kiện tốt để ta học hỏi được nhiều thứ mới mẻ và phấn đấu để có một tương lai tốt đẹp hơn.
Một số người trong cảnh tuyệt vọng đã tìm đến Phật Pháp, hành theo và họ đã có được một cuộc sống mới đầy tươi đẹp bằng việc dẹp bỏ qua khứ đau buồn, sống trong hiện tại, cảm nhận sự tĩnh lặng bình yên trong từng phút giây. Khi gặp chướng ngại, con người sẽ vận dụng hết những khả năng có thể để khắc phục và vượt qua,đó chính là bản năng sinh tồn sẵn có từ đó những năng lực tiềm ẩn trong mỗi cá nhân được khai thác, điều này khiến tinh thần con người cũng trở nên mạnh mẽ và kiên cường hơn khi đối đầu với thử thách chông gai.Và khổ đau thật sự là một trợ lực thúc đẩy con người hướng đến chân lí và sự đoạn diệt vô minh. NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
Thiện An
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)