Tiểu sử tổ Phí Lai Chí Thiền (1861 – 1933)

Hình Tiểu sử tổ Phí Lai Chí Thiền (1861 – 1933)
- Tác giả: admin

Tổ Phi Lai thế danh Nguyễn Văn Hiển, húy Như Hiển, hiệu Chí Thiền, sinh tháng hai năm Tân Dậu (1861) tại xã Diêm Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông Nội là Hộ Quốc Công Nguyễn Công Thành, triều vua Tự Đức. Thân phụ làm đến chức Tổng trấn Quảng Nam.

Tiểu sử tổ Phí Lai Chí Thiền (1861 - 1933) image-1731937281503

TỔ PHI LAI HIỆU CHÍ THIỀN

(1861 – 1933)

Năm 1878, khi Ngài 18 tuổi, sắc chỉ triều đình bổ nhiệm làm quan Hậu bổ hạt Khánh Hòa. Vì liên luỵ đến phong trào Văn Thân Cần Vương, Ngài lánh nạn vào Nam sinh sống.

Năm Tân Tỵ (1881), Ngài tỏ ngộ lý vô thường, đến xin quy y xuất gia với Tổ Minh Khiêm – Hoằng Ân, trụ trì chùa Giác Viên, Giác Lâm Gia Định, được Tổ ban Pháp húy Như Hiển, hiệu Chí Thiền, nối pháp dòng Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 39.

Bài liên quan:

>>Thanh quy Đại Giới đàn Phi Lai – Chí Thiền

>>Phật giáo Sóc Trăng tổ chức Đại Giới đàn Phi Lai – Chí Thiền 2017

Sau khi xuất gia học đạo, Ngài phát tâm làm công quả xe đất cho chùa ba năm. Sau đó, Ngài phát nguyện nhập thất ba năm.

Sau khi ra thất, Ngài cùng Bổn sư khởi công xây dựng chùa Giác Sơn, quận 11, Chợ Lớn. Khi công trình hoàn thành, Hòa thượng được Bổn sư công cử giữ chức Trụ trì.

Năm Kỷ Tỵ (1899), Bổn sư viên tịch, Hòa thượng phải đảm nhiệm trụ trì chùa Giác Viên một thời gian.

Năm Giáp Thìn (1904), một trận lụt khủng hiếp tàn phá miền Tây, nặng nhất là tỉnh Gò Công, Hòa thượng đã tích cực công tác cứu tế, từ thiện xã hội trong cơn nguy biến. Cứu vớt trên 500 người, mai táng xác nạn nhân trên 500 người và sau đó tổ chức Đại lễ Kỳ siêu 03 ngày cho những nạn nhân xấu số do thiên tai gây ra.

Rằm tháng 12 năm Giáp Thìn, Ngài trở về quê lo tang chay cho Thân mẫu, đến mãn chung thất Ngài mới trở lại chùa. Khi sắp xếp lại công việc chùa xong, Ngài từ giã huynh đệ và đến Núi Sam, Châu Đốc tịnh tu. Khi sang đến kinh Vĩnh Tế, Ngài được ông Năm Thanh đưa lên chùa Phi Lai lễ Phật, rồi đi thẳng vào núi tịnh tu.

Sau khi đưa Hòa thượng lên chùa Phi Lai Lễ Phật xong, ông Năm Thanh mời họp các hương chức và Phật tử địa phương để hiến cúng chùa Phi Lai và cung thỉnh Hòa thượng về trụ trì lo Phật sự. Hòa thượng đã hứa khả về trụ trì chùa Phi Lai và phát triển ngôi tam bảo khang trang theo tâm nguyện, từ năm 1905 cho đến ngày về cõi Phật năm 1933.

Năm Đinh Mùi (1907), một tai nạn bịnh dịch trầm trọng hoành hành trong vùng, Hòa thượng đã lập Đàn Dược Sư và cùng dân chúng cầu nguyện trong suốt 49 ngày. Hòa thượng đã tận tâm cứu chữa dân chúng qua cơn đại nạn, từ đó, Ngài tạo được ảnh hưởng và ân đức khắp vùng cũng như một số tỉnh lân cận của nước bạn, nên được Sãi cả chùa Tà Lạp Cambodge tặng Phật vàng để tôn thờ.

Năm 1915, 1925, Ngài làm đàn đầu Hòa thượng truyền trao giới pháp cho các giới tử tại chùa Phi Lai do Hòa thượng trụ trì.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Hòa thượng Lê Khánh Hòa, chủ xướng phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, xóa nạn thất học Phật pháp cho Tăng Ni, bài trừ mê tín dị đoan, phát huy chánh tín, chánh lý trong giới Tăng Ni, Phật tử, ngoài lớp gia giáo Phật học tại chùa Giác Hoa – Bạc Liêu dành cho chư Ni, tại chùa Phi Lai, Hòa thượng đã tổ chức định kỳ các lớp học gia giáo dành cho chư Tăng các tỉnh lân cận dự học, dưới sự hướng dẫn của Hòa thượng cùng Quý Hòa thượng Khánh Anh, HT. Huệ Quang, HT. Pháp Hải, HT. Diệu Pháp, HT. Chánh Tâm, HT. Tâm Quang, HT. Vạn An…

Năm Đinh Mão (1927), Ngài chứng minh Lễ khai giảng Trường Sơ học Phật pháp đầu tiên của Ni giới tại chùa Giác Hoa, Bạc Liêu và truyền trao giới pháp cho Ni chúng nhân mùa An cư kiết hạ.

Năm Kỷ Tỵ (1929), Ngài đã thân lâm chứng minh Đại giới đàn tại chùa Trùng Khánh, Phan Rang, do HT. Chơn Niệm làm Trưởng ban Kiến Đàn.

Trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, do Tổ Khánh Hòa đề xướng, năm Nhâm Thân (1931), khi Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học được thành lập, do Hòa thượng Khánh Hòa làm Hội trưởng, trụ sở đặt tại chùa Linh Sơn, Sài gòn, Hòa thượng là một thành viên Chứng minh Đạo sư của Hội và Hòa thượng đã nỗ lực vận động tài chánh ủng hộ 100 đồng tiền Đông Dương cho các hoạt động Phật sự trọng đại của Hội, công việc nầy được Hòa thượng tiếp tục cho đến ngày về cõi Phật.

Năm 1932, Ngài làm Đường đầu Hòa thượng Đại Giới đàn chùa Tam Bảo – Hà Tiên.

Độ chúng đệ tử:

Trong thời gian hơn 60 năm thi hành Phật sự, Hòa thượng đã Quy y Tam bảo cho hàng trăm Phật tử hữu duyên, và hơn 20 Tăng Ni xuất gia, trở thành Pháp khí cho Đạo pháp, góp phần phát triển Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ, làm cho Tổ ấn quang huy, chúng sanh lợi lạc, tốt đời đẹp đạo như:

+ Về Chư Tăng:

-HT. Hồng Pháp, hiệu Thiện Minh

-HT. Hồng Diệu, hiệu Thiện Đạo

-HT. Hồng Nhẫn, hiệu Từ Nhơn (Đào Bá Nhẫn)

-HT. Hồng Nhơn, hiệu Từ Nhẫn

-HT. Hồng Tôi, hiệu Thiện Tường

-HT. Hồng Xứng, hiệu Thiện Quang

-HT. Hồng Mão, hiệu Thiện Tâm

-HT. Hồng Nở, hiệu Thiện Hoa, tự Hoàn Tuyên

-HT. Hồng Minh, hiệu Từ Hội (HT. Pháp Long)

-HT. Hồng Tồng – Quảng Đạt

-HT. Hồng Thông, hiệu Trí Châu

-HT. Hồng Sáng, hiệu Thiện Quang

-HT. Hồng Tòng, hiệu Thiện Tòng, tự Phổ Quảng

-HT. Hồng Chương, hiệu Trí Đức (Y chỉ)

-HT. Hồng Trung, hiệu Thiện Tín (HT. Huệ Hải)

+ Về Chư Ni:

-NS. Hồng Từ, hiệu Diệu Nga

-NS. Hồng Trung, hiệu Diệu Hậu

-NS. Hồng Thọ, hiệu Diệu Tịnh

-NS. Hồng Lầu, hiệu Diệu Tấn

-NS. Hồng Tích, hiệu Diệu Kim

-NS. Hồng Quý, hiệu Bửu Thanh

-NS. Hồng Khoái, hiệu Bửu Chí

-NS. Hồng Đắc…

Năm Quý Dậu (1933), Ngài thọ bệnh và trước khi viên tịch Ngài chắp tay niệm lớn: “Nhất niệm viên quang tội tánh không, đẳng đồng Pháp giới hàm thanh tịnh”. Niệm xong Ngài an nhiên viên tịch vào ngày 15 tháng 2 năm Quý Dậu. Trụ thế 73 năm và 52 mùa an cư kiết hạ.

Nhục thân Hòa thượng được nhập tháp trong khuôn viên chùa Phi Lai, thị trấn Chi Lăng, huyện Tịnh Biên, Châu Đốc.

Thế rồi, dù thời gian có đi qua, không gian có biến dịch, song công đức và Đạo hạnh của Hòa thượng vẫn sống mãi trong tâm tư Tăng Ni, Phật tử Việt Nam và trang sử vàng son của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại.

Nam mô Phi Lai đường thượng Từ Lâm Tế Gia Phổ, tam thập cửu thế, Pháp húy Như Hiển, hiệu Chí Thiền, Nguyễn Công Hòa thượng Tổ sư tác đại chứng minh.

Thơ Cạo Đầu:

Cạo đầu tuy xấu chút mà hay

Ra gió nào lo tóc quẹt mày

Đầu lược không cần, vò chẳng rối

Bụi gàu có dính phủi liền tay (bay)

Mặc tình thế sự còn mai mĩa

Đánh trọc còn gì dỡ với hay

Sự thế hỡi còn bia cửa miệng

Dậu lâm cơn rủi vẫn còn may.

Tổ Phi Lai – Chí Thiền

(Trích Tạp chí Từ Quang Hội Phật học Nam Việt)

Tổ Phi Lai là tiêu biểu cho thế hệ danh Tăng ở miền Tây Nam bộ, đóng góp công sức rất lớn cho phong trào chấn hưng, mà lịch sử mãi còn kính ghi khắc lại tưởng niệm đời đời.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả những bài học về

Chùa Phước Huệ: Chư hành giả Tăng – Ni Giáo đoàn VI cùng nhau “Sống chung tu học”

9g sáng, ngày 6/1/2025 nhằm mùng 7/12/Giáp Thìn. Hòa thượng Giác Minh, Giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ đã thân lâm về chùa Phước Huệ, khu phố Long An, phường Long Phú, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang theo lời mời của Thượng tọa Giác Nhuận trưởng Ban tổ chức khóa tu lần 7

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này ngày càng thu hút

Gập ghềnh con đường đến trường

Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức khỏe bà ngày càng

Sống tích cực là con đường tới thành công

Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi về khó

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam bảo. Anh còn tham

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa Trên đường đi, hai

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều tò mò cho người