Trước dư luận của cộng đồng mạng xã hội, phản đối gay gắt về việc đòi cải cách Tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền.
Trống đồng Đông Sơn
Bốn ngàn năm trìu mến giọng ru hời…!
Tiếng Việt lung linh trang sử muôn đời
Dù vận nước có nhiều khi thay đổi
Ca dao bình dị quốc ngữ đượm lời
Con chữ thăng hoa giữ hồn Đất Nước
Chữ Việt gìn sông núi mãi sinh tồn
Văn Hiến còn ngân triệu lời bô lão
Tiếng Nước hờn vang dậy điện Diên Hồng
Ngự bút uy nghiêm chuẩn chiếu dời đô
Lừng lẫy binh thư cọc nhọn trận đồ
Đã mấy ngàn năm còn thơm di cảo
Hùng hồn tiếng Việt đại cáo bình Ngô
Nam Giao phụng chữ cáo yết Xã Tắc
Khí phách tinh thần chói lọi giang sơn
Tướng Sĩ kiêu hùng trước giờ lâm trận
Tiếng Việt vỗ về yên chốn ba quân
Giọng dạo cày bừa nên câu ngữ nghĩa
Tiếng buồm cưỡi gió khi cá trúng mùa
Giã gạo đêm trăng tình trao đối đáp
Giọng hò khoan nhặt đệm mái chèo khua
Tiếng Việt khai tâm em học vỡ lòng
Đồng quê phố chợ hay chỗ bán buôn
Đằm thắm dịu dàng từng con chữ viết
Sao muốn lai căng để nét cúi luồn
Giọng Cha đàm đạo bên tách trà sáng
Tiếng Mẹ hom hem hun khói bếp chiều
Tiếng em học bài vo vần ngọng nghịu
Bạn trẻ giao lời kết nối thương yêu!
Mừng giận ghét thương nằm giấu trên môi
Tiếng Mẹ ầu ơ thấm thuở nằm nôi
Thổ ngữ từng miền trau vần chữ viết
Bỏ Hán thay Nôm* Tiếng Việt thành lời
Sĩ tử bao đời dựng nền Quốc Học
La Tinh* vào cuộc chữ Việt nên thơ
Văn học đập dềnh trôi cùng non nước
Tiếng việt uyên nguyên chảy đến vô bờ
Như Thị
*Thế kỷ 15–17
– Nhà Trần cũng để lại một số tác phẩm chữ Nôm như mấy bài phú của vua TRẦN NHÂN TÔNG: Cư trần lạc đạo phú và Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Thời Trần tương truyền cũng có lệ làm phú bằng chữ Nôm trong kỳ thi Hội. Lê Tắc ghi lại trong An Nam Chi lược rằng đời vua Trần Anh Tông một số bài hát được soạn bằng Nôm
-Thời kỳ này phần lớn thi văn lưu truyền biết tới nay là thơ Hàn luật bát cú hoặc tứ tuyệt. Một số là trước tác cảm hứng riêng như: Quốc âm thi tập “Nguyễn Trãi”, Hồng Âm thi tập Lê Thánh Tông, Bạch vân am thi tập Nguyễn Bĩnh Khiêm, Ngự đề hoà danh bách vịnh (Chúa Trịnh Căn), Tứ thời khúc vịnh (Hoàng sĩ Khải, Ngọa long cương (Đào Duy Từ); nhưng cũng không thiếu những tác phẩm theo dạng sử kýnhư: Thiên nam minh giám, Thiên Nam ngữ lục. Thơ lục bát cũng xuất hiện với tác phẩm “Cảm tác” của Nguyễn Hy Giang, được sáng tác năm 1670.
Trong chính sử thì ghi lại một số văn kiện quan trọng bằng chữ Nôm trong đó có tờ sắc chúa Thanh Đô Vương TRỊNH TRÁNG soạn nhân danh vua Lê Thần Tông gửi cho chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 đòi đất Thuận Hóa nộp thuế.Dụng ý dùng Nôm là để dễ bề diễn tả tình gia tộc của kẻ cả vì Trịnh Tráng với Nguyễn Phúc Nguyên là Anh em cậu cô.
Thế kỷ 17 cũng chứng kiến sự xuất hiện nhưng đã sớm nở rộ của văn học Nôm Công giáo, với những tác giả tên tuổi như nhà truyền giáo Girolamo Maiorica
(chủ trì biên soạn hơn 45 tác phẩm nhiều thể loại), thầy giảng Gioan Thanh Minh(viết tiểu sử các danh nhân và thánh nhân), thầy giảngLữ y Đoan(viết Sấm truyền ca, truyện thơ lục bát phỏng tác từ ngũ Thư)
Nam quốc sơn hà
**Tưởng cũng nên nhắc lại, từ khi khởi đầu phiên âm cho đến khi hình thành chữ Quốc ngữ, không phải là sự ngẫu nhiên, bởi vì giáo đoàn truyền giáo Dòng Tên trước đó đã hoàn tất việc việc La tinh hóa chữ Nhật, để truyền giáo tại Nhật Bản. Nhật Bản cũng như Việt Nam ta, thuở đó mỗi nước đều có chữ Quốc ngữ biến chế từ chữ Hán, nước ta gọi là chữ NÔM, muốn biết chữ Nôm, đòi hỏi người ta phải am tường chữ Hán, chữ Hán vốn đã khó học rồi thì chữ Nôm lại càng khó hơn, chính vì thế mà các linh mục đã La tinh hóa chữ viết của Nhật cũng như Việt Nam, để cho công việc truyền giáo của họ được dễ dàng hơn.
Biết được tiến trình hình thành của chữ Quốc ngữ, chúng ta mới hiểu rằng không phải chỉ có Linh mục Đắc Lộ, là người có công sáng chế ra chữ Quốc ngữ, mà trước đó còn có nhiều người khác, gồm các giáo sĩ Tây phương và người Việt Nam.Phải đợi đến những nhà văn tiền phong như Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của, sáng tác văn chương, đẩy mạnh việc truyền bá chữ Quốc ngữ, trong đó Huỳnh Tịnh Của soạn quyển Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, in năm 1896. Họ đã là những nhà văn lớn, gây thành những phong trào tiên phong sau nầy về các địa hạt: báo chí, dịch truyện tàu, viết tiểu thuyết và ngay cả phong trào thơ mới cũng bắt đầu từ đây.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)