Tiễn một người đi

Hình Tiễn một người đi
- Tác giả: admin

Tôi viết mấy lời này cho một người vừa bỏ lại hiên chùa sau lưng, mà cũng là chút tâm tình cho những người cư sĩ vẫn chưa đủ rộng vòng tay cho một người bạn lành vừa quay về cạnh mình…

Một ngày mùa đông năm 1942, sau một cuộc đụng độ sinh tử với tàu ngầm Đức Quốc Xã, một anh lính hải quân Pháp bị thương. Sau khi được chữa lành, không đủ sức khỏe đi biển nữa, anh được cấp trên điều về một đơn vị quân báo trên bờ. Phải vĩnh viễn xa biển, xa tàu, anh không cam tâm. Lần đầu trong đời lính, anh đã khóc như một đứa trẻ. Viên sĩ quan hải quân, chỉ huy của anh trước đây, đã vỗ nhẹ vai anh:
Tiễn một người đi image-1732293274748
– Chiến tranh đang hồi khốc liệt nhất, ở đâu cũng giống nhau thôi, cậu lên bờ, nhưng giông bão không thua tụi nầy ngoài biển. Ở đâu chúng ta cũng vẫn là người trên biển. Chỉ cần cậu chưa buông súng !

Một ngày mùa hè năm 2006, tại Huế, một tay họa sĩ Hà Nội có tài nhưng sống trác táng trụy lạc bỗng dưng phủi hết nợ đời vào núi xuất gia với một thiền sư rồi một ngày lại cũng bỗng dưng thấy mình hết duyên với chiếc áo tu, anh vào lạy thầy xin hồi tục.

Sư phụ nhìn anh đang quỳ trước mặt và thong thả buông từng lời tâm huyết nhất, những câu nói mà ngài không mấy khi có dịp để nói trong suốt đời tu của mình:

– Con còn tin Phật thì có đi đâu, về đâu, con vẫn là người của chùa. Con đến minh bạch và đi cũng minh bạch. Đó là cách sống đẹp của những người còn có chỗ tôn nghiêm trong lòng. Thầy tự hào vì con.

Một ngày mùa thu năm 2012, thầy Matsuo Gavesako, một đệ tử lớn của thiền sư Achahn Chah đột ngột xã giới về đời ngay khi tuổi đã ngoài 60. Ông là người Nhật nhưng lại được xem là một danh tăng lừng lẫy ở Thái Lan. Chuyện hoàn tục của ông đã gây một chấn động lớn trong giới Phật tử Thái. Bạn ông, một thiền sư người Thái, đã trả lời mấy người thắc mắc về chuyện của ông:

–  Có nhiều lý do để người ta không tiếp tục ngồi xe hay đi tàu nữa, cái quan trọng là lòng còn muốn đi tới hay không. Lòng chưa quên đích đến, thì phương tiện nào cũng vậy thôi. Vạn sự tùy duyên, cưỡng cầu chỉ hư việc!

Mùa đông năm nay, một sớm mai tuyết rơi nhiều trên một ngọn đồi ở biên giới Thụy Sĩ, tôi đọc được dòng tin nhắn đủ làm quên mất cái lạnh quanh mình. Sư Tịnh Đạo, một trong không nhiều những vị sư đệ thân thiết nhất của tôi, vừa quyết định xã giới hoàn tục. Xuất gia từ bé, học xong chương trình đại học Phật giáo ở viện đại học Mahachulalangkorn (Bangkok), và sau hai năm dốc sức hỗ trợ Phật sự ở chùa Phật Pháp tại Florida, Hoa Kỳ, đã một ngày nghe nặng vai với quá nhiều những áp lực không lối thoát, sư đã chọn lấy con đường khác để đi. Tôi tiếc, tôi thương một người sư đệ như sư, nhưng tuyệt không một lời níu giữ. Sư có học đạo, có hành trì, và biết rất rõ chữ Duyên trong cửa Phật. Điều tôi muốn nói với sư có lẽ cũng không khác điều sư đã biết. Tôi gọi phone và trong mấy phút, kể hết cho sư nghe những điều vừa viết ở trên. Trong đời tu của mình, tôi đã chứng kiến rất nhiều lần hoàn tục của huynh đệ và lần nào, với những huynh đệ nặng tình nhất, tôi cũng luôn có một mong mỏi: Phải đi thì đi, nhưng nhớ chọn đúng đường để bước, để tụi mình còn gặp lại một ngày sau. Hành trình nào cũng là con đường để đi, không khác. Miễn là không lệch hướng, đạo tình huynh đệ vẫn luôn là vậy.

Ở mấy xứ xem Phật giáo là quốc đạo như Thái, Miên, Miến, Lào, Tích Lan thì chuyện một nhà sư hoàn tục chỉ là chuyện bình thường. Thậm chí một thanh niên từng là nhà sư luôn được xem trọng hơn một người chưa từng. Điều quan trọng nhất, theo luật Phật, là đương sự phải đến và đi trong sự minh bạch. Còn là nhà sư thì hoằng pháp, về đời thì vẫn tiếp tục hộ pháp. Phật giáo có chỗ đứng cho cả tăng lẫn tục. Ở vài trò nào người ta cũng có thể đóng góp cho đạo, bằng cách này hay cách khác. Với Phật tử người Việt, buồn thay, tình hình lại khác. Không ít người mình cứ xem việc hoàn tục là một sự thua cuộc, trốn chạy, xuống cấp. Từ đó, bản thân người hoàn tục thường rất dễ mặc cảm khi gặp lại những người quen cũ. Vô tình, ta mất đi một người bạn lành, một cư sĩ từng trải qua những ngày tháng trãi nghiệm thực thụ trong Phật Pháp.
Tiễn một người đi image-1732293275433
Mấy hôm nữa tôi lại đi xa rồi, không biết lúc nào có dịp gặp lại. Chỉ mong ngày xưa chân bước trên đất chùa, nay về đời, sư lúc nào cũng có mái chùa trong tim. Tụi mình sẽ gặp lại nhau ở đó. Chợt nhớ ông Pham Công Thiện: Đã đi thì đã đi rồi, thượng phương lụa trắng cuối trời đong đưa….Và cũng bất chợt nhớ về thầy Tuệ Sỹ:

Một bước đường thôi nhưng núi cao
trời ơi mây trắng đọng phương nào
đò ngang neo bến đầy sương sớm
cạn hết ân tình nước lạnh sao…
Một bước đường xa, xa biển khơi
mấy trùng sương sớm nhuộm tơ trời
thuyền chưa ra bến bình mình đỏ
đã mấy nghìn năm tống biệt rồi…

Tôi viết mấy lời này cho một người vừa bỏ lại hiên chùa sau lưng, mà cũng là chút tâm tình cho những người cư sĩ vẫn chưa đủ rộng vòng tay cho một người bạn lành vừa quay về cạnh mình. Vẫn họ đấy thôi. Họ không phải người bỏ cuộc, chỉ là chọn lựa một kiểu đi khác. Mong lắm vậy thay !

 
Toại Khanh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả những bài học về

Đại lão Hòa thượng Giác Giới tán thán tinh thần tu học chư tôn đức Giáo đoàn VI

4g sáng nay, ngày 5/1/2025 nhằm 6/12/Giáp Thìn, chư tôn đức Tăng – Ni các miền tịnh xá trực thuộc Giáo đoàn VI, Hệ phái Khất sĩ vân tập về chánh điện chùa Phước Huệ, khu phố Long An, phường Long Phú, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang thiền tọa và sau đó thiền

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này ngày càng thu hút

Gập ghềnh con đường đến trường

Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức khỏe bà ngày càng

Sống tích cực là con đường tới thành công

Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi về khó

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam bảo. Anh còn tham

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa Trên đường đi, hai

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều tò mò cho người