Thiền tập và bạo lực

Hình Thiền tập và bạo lực
- Tác giả: admin
Mục lục bài viết:

Trong thời của bạo lực, Thiền tập là một cách chữa tận căn rễ, vì sẽ bứng tận gốc mọi suy nghĩ bạo lực.

Thiền tập và bạo lực image-1732288725070

Nhìn đâu, chúng ta cũng dễ dàng thấy bạo lực. Như dường, nghiệp của thời này là thế. Từ Biển Đông, tới Trung Đông… Thậm chí, bạo lực hiển hiện hàng ngày trên các đường phố, từ Sài Gòn tới Los Angeles. Bạo lực không còn ẩn kín như chuyện một thời rất cổ tích. Bạo lực hiện ra ngay trên truyền hình hàng ngày, trên các trang báo, trên mạng xã hội. Nhiều khi chúng ta cũng có thể nhận ra bạo lực trong ngôn ngữ góp ý dưới các bản tin trên báo mạng hàng ngày,  kể cả đôi khi dưới các bài viết về tôn giáo. Đạo Phật là đạo bất bạo động, chưa từng dẫn tới thánh chiến, đã nhìn về hay ứng phó về bạo lực thời nay ra sao?

Hãy hình dung, và có thể thấy dễ dàng, người đồng tính dễ bị kỳ thị nhất, và đôi khi hành vi kỳ thị rất bạo lực. Phụ nữ cũng dễ bị bạo lực; chỉ cần đọc các bản tin hàng ngày là thấy, không cần ở các nước Hồi giáo, mà ngay ở VN cũng thế, khi những người vợ phải chịu đựng. Và đôi khi, bạo lực kỳ thị này có tính hệ thống, khi xã hội im lặng, khi xã hội chấp nhận rằng chuyện hẳn là như thế.

Bạo lực trên đường phố Mỹ gần đây thường xảy ra. Tại Hoa Kỳ, hình ảnh người dân da đen thường khi cũng bị nhìn dưới mắt bạo lực. Các trường hợp cảnh sát Mỹ nổ súng, và người thanh niên da đen tay không gục ngã… là hình ảnh làm chúng ta suy nghĩ. Không nhiều. Nhưng cũng để thấy rằng, thành kiến bạo lực đã có sẵn trong đầu rất nhiều người chúng ta, trong phản xạ, có khi hàng ngày. Đúng vậy, rất nhiều khu phố da đen mang tiếng là nhiều bạo lực. Và đã đi vào văn chương, vào phim ảnh, như Harlem, như Chicago, như New Orleans… Chỉ nhắc tới tên thành phố thôi, không cần đọc các thống kê bạo lực, nhiều người đã ngại không muốn bước tới.

Zenju Earthlyn Manuel
Ni sư Zenju Earthlyn Manuel
Ni sư Zenju Earthlyn Manuel đã trải qua rất nhiều, đã chứng kiến và đã kinh nghiệm về bạo lực. Bà một thời là người phụ nữ da đen, đồng tính… Chúng ta nói “một thời,” vì có lẽ, trong cửa Thiền, những phân biệt nếu không biến mất, hẳn cũng là nhạt dần. 

Ni sư cũng là nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, giáo viên, và là một tay trống. Với kinh nghiệm sống phong phú (kể cả bầm dập), và là người đa tài như thế, Ni sư đã trở thành một người hoằng pháp nổi tiếng tại Hoa Kỳ. Ni sư có bằng Thạc sĩ từ UCLA và bằng Tiến sĩ về Học trình Chuyển hóa ở California Institute of Integral Studies. 

Phóng viên Sean Piverger trên Báo The Bay Area Reporter hôm 11 tháng 8/2016 có bản tin tựa đề “Zen Buddhist priest explores systemic oppression” (Một thiền sư khảo sát về sự đàn áp có hệ thống).

Ni sư nguyên là người đồng tính nữ, hiện là cư dân Oakland (Bắc California), mới tuần trước đã tới trụ sở Anasa Yoga ở khu phố Laurel của Oakland, nói chuyện về cuốn sách Ni sư xuất bản năm 2015, nhan đề “The Way of Tenderness: Awakening Through Race, Sexuality, and Gender” (Đạo Của Bi Mẫn: Tỉnh Thức Xuyên Qua Sắc Tộc, Tính Dục và Tính Phái). 

Chữ Tenderness có nhiều nghĩa, thường hiểu là bao gồm nhiều nghĩa: dịu dàng, tử tế, độ lượng, từ bi… 

Pháp danh Zenju của Ni sư có nghĩa là “complete tenderness” (tạm dịch nghĩa: Bi Mẫn Toàn Triệt). Pháp danh Zenju có thể cho chúng ta đoán rằng Ju là Nhu, và Zen có thể là Thiền, là Thiện… 

Ni sư trả lời phỏng vấn của báo Bay Area Reporter qua email:

“Tôi đã khám phá Thiền tập từ 15 năm nay, và tự hỏi rằng Thiền tập này có thể hay không sẽ làm nhẹ gánh bớt ảnh hưởng của sự đàn áp hệ thống đối với một phụ nữ đồng tính da đen. Sách này là kết quả của khám phá đó. Sách này viết về việc sử dụng các ứng  phó của hiện thể của chúng ta trong màu da, tính dục và tính phái, như các lối đi tới giác ngộ. Sách này là về kinh nghiệm tương đối của đời sống  mang ý nghĩa đối với cái vô tận đương hữu của đời sống. Nó là về cái nhất thể đương hữu với các tính đa dạng của sự dị biệt của chúng ta.”

Ngắn gọn cho dễ hiểu: Ni sư tự nhận thấy mình là người bị đàn áp có tính hệ thống, vì là đồng tính, là da đen, là phụ nữ… và sách này là về kinh nghiệm Thiền tập trực nhận về cái vô tận và sự ứng phó với đời sống cụ thể.

Đó không phải là cuốn sách đầu tiên của Ni sư. Ni sư đã có nhiều tác phẩm trước đó, trong đó có ít nhất là 4 cuốn đang bán trên Amazon: “Still Breathing,” “Black Angel Cards,” “Tell Me Something About Buddhism,” và “Be Love: An Exploration of Our Deepest Desire.” Cũng như có bài trong nhiều tuyển tập các nhà  sư Hoa Kỳ.

Đặc biệt trong tác phẩm “Tell Me Something About Buddhism” (Hãy Nói Với Tôi Đôi Điều Về Phật Giáo), người viết lời giới thiệu là Thầy Thích Nhất Hạnh. Cần ghi rõ rằng, Ni sư tu theo dòng Soto (Tào Động Nhật Bản).

Bài báo kể rằng sau khi dọn nhà từ Louisiana, ba và mẹ của Ni sư Manuel định cư ở Los Angeles, nơi đây Ni sư ra đời năm 1952. Ni sư kể, cuộc đời nơi đây rất gian nan.

Nên ghi chú rằng, hiện nay Ni sư cư ngụ ở Oakland. Theo xếp hạng của Conde Nast Traveler, trong 10 thành phố “thiếu thân thiện nhất” (10 unfriendliest cities) Hoa Kỳ của năm 2015, thứ nhì là Oakland, thứ 9 là Los Angeles — hai thành phố Ni sư đang sống và đã sinh trưởng, nghĩa là hai cõi đầy bạo lực.

Bây giờ là 63 tuổi, Ni sư kể rằng, “Bạo lực xảy ra tại nhà tôi, và khi tôi bước ra thế giới. Hầu hết nó là bản chất của hành vi căm ghét. Tại nhà, nó tới từ sự căm ghét bên trong xuyên qua mẹ tôi, và trong thế giới nói là sự căm ghét đơn giản chống lại màu da của tôi.”

Bất kể rằng Ni sư và mẹ có một “quá khứ bạo lực,” Ni sư Manuel kể với thính chúng ở hội trường Anasa rằng mẹ đã trao cho Ni sư lời khuyên, “Chớ nhìn vào kẻ khác và vào lối đi của họ để quyết định xem rằng con có sẽ đi theo họ hay không, vì không ai hoàn toàn cả.”

Ni sư kể, lời khuyên đó đi theo Ni sư trong “gần như bất kỳ môi trường tâm linh nào” bất kể mọi “yếu đuối của con người” đã từng xảy ra cho Ni sư.

Ni sư cũng kể rằng thân xác con người là “con đường thực sự bạn phải tỉnh thức để có cái nhìn tuệ giác vào đời bạn và để hiểu biết tâm linh.”

Trên chặng đường tâm linh, Ni sư Manuel đã thấy 2 vị sư Thiền tông đang nói chuyện, và Ni sư ngưỡng mộ việc họ thực tập “sống trong khoảnh khắc” bởi vì họ không “đang nói, chỉ để nghe chính họ.”  Có thể hiểu rằng: nói và nghe bằng toàn thân. Chính lúc đó, Ni sư mới thấy cần “thực tập trên thân” cho chính Ni sư và nhận lấy Phật giáo.

Chỗ này cần giải thích: câu “she needed a ‘body practice’ for herself” nên hiểu trong phương pháp của Thiền Soto. Chữ “body practice” dịch là “luyện thân” hay “thực tập trên thân”… Chữ này rất là phức tạp, và là cốt tủy của Thiền Tào Động; nhưng lại dễ hiểu rõ ràng, khi dẫn Kinh Tạng Pali (1).

Theo chính trang nhà của Ni sư trong một bài phân tích về hội họa, có viết về luyện thân:

“Buddhism is a body practice of breathing in and out those things we see, hear, feel, touch, and contemplate, which results in a meditative stillness in motion…” 

(https://buddhistartnews.wordpress.com/2010/11/19/what-unknowing-things-know-zen-liberation-in-the-art-of-romare-bearden/) 

“Phật giáo là pháp thở toàn thân, thở vào và thở ra mọi thứ chúng ta thấy, nghe, cảm thọ, xúc chạm và  ý thức – thở như thế dẫn tới sự tĩnh lặng thiền định trong chuyển động…”

Đó là diễn ý của Ni sư. Thực ra, đó cũng từ gốc là  lời dạy “buông xả thân tâm” của Đạo Nguyên (1200-1253). Và ngay khi chúng ta buông hết, chúng ta sẽ thấy chúng ta thở bằng toàn thân, và thở bằng toàn tâm, tức là thở bằng toàn bộ sắc thọ tưởng hành thức… Kinh Tạng Pali cũng gọi cách khác, là quăng bỏ sắc thọ tưởng hành thức, kinh khác gọi là quăng bỏ thấy nghe hay biết.

Đó cũng là lời Đức Phật dạy trong Kinh Bahiya, rằng “Khi thấy, chỉ có cái được thấy; khi nghe, chỉ có cái được nghe…” Nghĩa là, lúc đó chúng ta đang cùng thở với cái toàn thể thế giới, là khi thấy nghe, khi thở vào và thở ra với cái toàn thể đang hiển lộ chung quanh. Và đó cũng là bất nhị: không hề có dị biệt giữa cái nghe và cái đang nghe, cái nhìn và cái đang nhìn… rằng âm thanh chính là tâm hiển lộ, rằng hình ảnh chính là tâm hiển lộ…

Sau 15 năm Thiền tập, Ni sư Manuel trở thành Thiền sư dòng Soto Nhật Bản. Tiếng Việt gọi là Tào Động. Nếu để ý, trong khi Nam Tông dùng Thiền Minh Sát, tập trung niệm 4 đề mục: niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp… Thiền Tào Động là pháp niệm không đề mục, vì là buông bỏ toàn bộ thân tâm, tất cả chỉ còn là sự tỉnh thức không đề mục.

Sự tỉnh thức không đề mục, cũng là cốt tủy của Kinh Bahiya, chỉ là để thế giới tự hiển lộ trong khi mình nhận biết và không khởi tâm chọn lựa biện biệt, và không cần niệm bất cứ gì hết…

Trong thời của bạo lực, Thiền tập là một cách chữa tận căn rễ, vì sẽ bứng tận gốc mọi suy nghĩ bạo lực.

Bạn cũng có thể sống với thế giới này như thế. Xin mời ngồi xuống, thở dịu dàng, buông bỏ thân tâm, và hãy tỉnh thức không đề mục. Đó là Thiền Tào Động Nhật Bản, là luyện thân: hãy thở toàn thân, thở vào và thở ra mọi thứ chúng ta thấy, nghe, cảm thọ, xúc chạm và  ý thức – thở như thế dẫn tới sự tĩnh lặng thiền định trong chuyển động…

Nguyên Giác


GHI CHÚ:

(1) Đối chiếu Tạng Pali ở đây: http://thuvienhoasen.org/a24741/duc-phat-day-phap-thay-tanh

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Mục lục bài viết: Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả

Chư hành giả cùng ôn lại tư tưởng giải thoát của Hòa thượng Giác Huệ

Mục lục bài viết: PHĐS: Như mọi ngày, 8g sáng ngày 5/12/2024 (nhằm 5/11/Giáp Thìn) chư hành giả vân tập về giảng đường Giác Huệ cùng nhau lắng nghe sự chia sẻ từ Hoà thượng Giác Pháp, UVHĐTS, Phó thường trực Ban thường trực Giáo phẩm Hệ phái, phó Ban tổ chức khoá tu về

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Mục lục bài viết: Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này

Gập ghềnh con đường đến trường

Mục lục bài viết: Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức

Sống tích cực là con đường tới thành công

Mục lục bài viết: Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Mục lục bài viết: Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Mục lục bài viết: Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Mục lục bài viết: Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều