Thấy vô ngã là thấy Pháp thấy Phật

Hình Thấy vô ngã là thấy Pháp thấy Phật
- Tác giả: admin

Người tu hành khi thấy được SỰ THẬT VÔ NGÃ thì cũng như người ở trong hầm sâu thấy được ÁNH SÁNG vậy. Cứ nhắm VÔ NGÃ mà tiến tới là đi đúng Pháp và sẽ thấy được Phật…

Thấy vô ngã là thấy Pháp thấy Phật image-1732291024621

Một lần ngài Vakkali bị trọng bệnh lâu ngày nên không gặp được Thế tôn, khi được đức Thế Tôn đến thăm, ngài Vakkali than thở:

— Ðã từ lâu, bạch Thế Tôn, con muốn đến để được thấy Thế Tôn. Nhưng thân con không đủ sức mạnh để được đến thấy Thế Tôn.

Đức Phật trả lời:

13) — Thôi vừa rồi, này Vakkali, có gì đáng thấy đối với cái thân hôi hám này. Này Vakkali, ai thấy Pháp, người ấy thấy Ta. Ai thấy Ta, người ấy thấy Pháp. Này Vakkali, đang thấy Pháp, là thấy Ta. Ðang thấy Ta, là thấy Pháp.

Sau đó Đức Phật giáo giới cho ngài Vakkhali thế nào là thấy Pháp và thấy Phật, như sau:

14) — Này Vakkali, Ông nghĩ thế nào, sắc là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, là khổ hay là lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

Rồi cũng như thế Đức Phật lặp lại sự nhắc nhở với tất cả 5 uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức) để cho ngài Vakkhali thấy rõ tất cả đều VÔ NGÃ.  Sau đó Phật kết luận:

— Do thấy vậy vị ấy biết “sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, và không còn trở lui trạng thái này nữa”.

Giáo giới xong Đức Thế Tôn từ giả ra đi.  Đi không bao lâu, ngài Vakkhali sai thị giả khiêng giường mình ra sườn đồi để Phật và các đệ tử có thể quan sát từ xa, sẽ thấy ngài chết trong sự giải thoát khi chứng kiến sự thất vọng của ác ma bay loanh quanh mà không tìm ra thần thức của ngài đi đâu sau khi chết.   Bởi vì ngài đã hoàn toàn giải thoát ra ngoài tam giới, ra ngoài tầm mắt của ác ma. (xem trọn câu chuyện ở đây: http://budsas.net/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-22e.htm )

Qua câu chuyện trên, ta có thể hiểu được rằng đức Phật chỉ cách thấy Pháp thấy Phật bằng sự giác ngộ SỰ THẬT VÔ NGÃ, tức thấy tất cả 5 uẩn đều không phải là TA, không phải là CỦA TA, để không còn tham ái bám víu, để chấm dứt sự ngụp lặn theo sinh diệt của chúng.  Đó chính là “Sanh đã tận”. Đó là “phạm hạnh đã thành”, vì không còn có chút gì để bị ô nhiểm. Đó là “những gì nên làm đã làm”, bởi khổ đau đã được diệt tận, đã đạt được mục đích của sự tu hành.  Đó là trạng thái hoàn toàn giác ngộ VÔ NGÃ, “không còn trở lui trạng thái này (VÔ MINH CHẤP NGÃ) nữa”.   Đạt được trình độ đó là kể như đã nhận ra được “dáng dấp” của PHẬT”.

Thấy vô ngã là thấy Pháp thấy Phật image-1732291025501

Tuy nhiên không phải các vị A la hán chỉ nghe Phật nói VÔ NGÃ  rồi cứ tin VÔ NGÃ là chứng đạo. Vì đạo Phật là đạo “đến để thấy” chứ không phải là đạo để tin.  Khi nghe xong, người nghe phải tự mình THỰC CHỨNG VÔ NGÃ bằng cách khảo sát ngay BÃN NGÃ của mình.  Thiếu sót điều đó sẽ không có THỰC CHỨNG và sẽ không dứt sạch sự CHẤP  NGÃ. Cũng ví như với một người mà, xưa nay khi nào cũng chỉ thấy nước biển xanh ngắt,  người đó phải chính mình nhìn thẳng vào trong nước biển, để thấy nước biển thực sự “trong veo”, mới có thể hoàn toàn phá tan sự lầm tưởng nước biển “xanh ngắt” như đã thường thấy.


Không thể có sự chứng ngộ VÔ NGÃ nếu không “chiếu kiến” BÃN NGÃ của mình.  Bởi lẻ đó Kinh Bát Nhã mới khẳng định rằng “Chư Phật 3 đời đắc vô thượng giác đều nhờ hành thâm bát nhã”.  Nói như vậy có nghĩa là  tất cả các vị Phật, trong mọi thời, trong mọi thế giới, đều thành Phật bằng cách dùng minh sát tuệ để “Chiếu Kiến Ngủ uẩn”, khảo sát chính mình, thực hành TỨ NIỆM XỨ”. Nói như vậy có nghĩa là không hề có một vị Phật nào thành Phật mà  không đi qua sự Hành Thâm Bát Nhã, tức thực hành TỨ NIỆM XỨ. Như vậy thì cả Bắc Tông lẫn Nam Tông đều xác nhận Tứ Niệm Xứ là CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT để đi đến Niết Bàn.


Tứ Niệm Xứ ngoài ý nghĩa bình thường là cách thấy TRỰC TIẾP (direct), vi mình nhìn thẳng vào mình, không qua trung gian, còn có một ý nghĩa quan trọng hơn là cách thấy ĐỘC NHẤT để chứng ngộ VÔ NGÃ, để chấm dứt khổ đau, để đạt đến niết bàn.  Ý nghĩa ĐỘC NHẤT là ý nghĩa quan trọng nhất mà Phật muốn nhấn mạnh.  Bởi ngài không muốn chúng sanh mất thì giờ tu hành loanh quanh vô ích theo các pháp môn khác.  Để rồi phí bỏ cơ may đã được làm người, trong thời còn Chánh Pháp, mà lại không tu đúng pháp để thấy được manh mối giải thoát trước khi chết.

Nếu không tu Tứ Niệm Xứ để thấy VÔ NGÃ cho nhanh chóng, lỡ đến khi chết, gặp một cơn đau khốc liệt, làm cho SÂN HẬN (thụy miên) từ vô số đời quá khứ nổi lên, rồi đi vào ĐỌA XỨ, ví dụ bị tái sanh vào loài súc sanh, thì biết đến chừng nào mới  được tiến hóa lên làm người trở lại để tu học. Sự lâu dài đó theo Phật nói, còn dài hơn thời gian để cho một con rùa mù ở dưới đáy biển, 100 năm nổi lên một lần, mà trúng được vào lỗ của một tấm ván, trôi mênh mang trên mặt đại dương. Hẳn sự kiện này đã xảy ra cho chúng ta vô số lần cho nên đến bây giờ ta vẫn chưa thấy được sự giải thoát?

Ngay như ông CẤP CÔ ĐỘC, mặc dầu là người đã tạo Phước vô cùng lớn lao, không ai ở trên đời này tạo phước gần bằng ông;  Nhưng đến khi lâm chung, với cơn đau khốc liệt mà ông ta đã đương đầu trong vô vọng; Nếu lúc đó không có ngài Xá lợi Phất đến hướng dẫn ông ta thực hành thiền quán Tứ Niệm Xứ, thì ông ta đã bị rơi vào đọa xứ bởi sự bực bội không chịu nổi rồi.  (xem kinh Giáo Giới Cấp Cô Độc, Trung Bộ Kinh số 143: http://budsas.net/uni/u-kinh-trungbo/trung143.htm)

Tôi đã gặp một vị cao tăng, thuộc hàng giáo phẩm cao nhât, trong tông phái Tịnh Độ, niệm Phật A Di Đà, ngài đã gặp một cơn trọng bệnh được xe cấp cứu đưa vào nhà thương.  Tôi đã hỏi ngài, sau sau khi xuất viện, ngài đã áp dụng pháp Niệm Phật như thế nào trong cơn đau đó. Ngài thú thật là Niệm Phật không nổi. Bởi trong khi đau quá, phải lo chống chọi với nó ngay trước mắt, không thể hướng tâm đến Phật A Di Đà.

Trái lại với pháp Tứ Niệm Xứ, nhất là pháp QUÁN THỌ, thì càng đau, CẢM THỌ càng nổi rõ trước mắt, không thể không thấy, và rõ ràng là nó VÔ NGÃ, không theo ý ta.  Ta không muốn đau mà nó vẫn đau, ta muốn nó giảm, nó vẫn cứ tăng. Trong trường hợp này, với một người có Trí Tuệ mạnh mẽ, chắc chắn phải giác ngộ VÔ NGÃ, chắc chắn sẽ thấy thấm thía sự khổ đau do u mê ôm thủ ngủ uẩn.  Khi giác ngộ SỰ THẬT VÔ NGÃ thì chỉ thấy sự ĐAU nhưng không thấy AI ĐAU.   Đó là cách chấm dứt khổ đau bằng sự ĐỘC LẬP với cảm thọ, không đòi hỏi khổ đau tan biến.


Khi TRÍ TUỆ VÔ NGÃ được khai mở thì dầu SẮC, THỌ,… vẫn còn hiện hữu, vẫn có khả năng thấy KHÔNG SẮC, KHÔNG THỌ,… Tức có khả năng thấy cả CÓ và KHÔNG cùng một lúc.  Đó chính là ý nghĩa “SẮC tức thị KHÔNG, KHÔNG tức thị SẮC” của Bát Nhã. Và cái KHÔNG của VÔ NGÃ mới thật đúng là “CHƠN KHÔNG”, tức là cái KHÔNG “chơn thật”, bền vững, không phải là thứ tạm bợ, bởi không có điều kiện nào có thể chấm dứt được cái “CHƠN KHÔNG” đó.   Khi áp dụng cái “CHƠN KHÔNG” đó vào sự chấm dứt khổ đau, thì khổ đau mới thật sự TẬN DIỆT. Như vậy mới xứng đáng gọi là NIẾT BÀN với ý nghĩa hạnh phúc bất diệt.


Với những ai không hề bàn đến VÔ NGÃ, không thiết tha thực hành TỨ NIỆM XỨ mà chỉ cứ đề cao TÂM KHÔNG, TÁNH KHÔNG, bằng những luận lý của tư tưởng “Triết lý Tánh Không”, thì cái KHÔNG của họ, chỉ là một sản phẩm của Tâm Thức (bình thường), không phải là một SỰ THẬT có tính chất chân thật và trường cửu.  Cái KHÔNG do tư tưởng vẽ ra đó, không phải là “CHƠN KHÔNG”. Và bởi vì là một thứ KHÔNG “mơ hồ”, cho nên họ không thể trình bày một con đường rõ ràng để đi đến đó. Trái lại, với cái KHÔNG của VÔ NGÃ, vì là một SỰ THẬT ở ngoài tâm thức (ở ngoài ngủ uẩn), nên có đường đến đó rõ ràng mà ai cũng có thể chứng nghiệm được.  Đó chính là pháp tu TỨ NIỆM XỨ, nhìn thẳng vào BÃN NGÃ để khám phá VÔ NGÃ.


Nói tóm lại thấy được VÔ NGÃ là thấy được PHÁP thấy được PHẬT.  Cũng ví như một người đang lạc trong hầm sâu tăm tối, lần mò mãi vẫn không biết hướng nào để thoát ra.  Nhưng khi thấy được một tia ÁNH SÁNG chiếu vào thì biết ngay ở chố sáng đó là chỗ giải thoát (Phật) và con đường đi thẳng tới đó là con đường để giải thoát (Pháp).  Người tu hành khi thấy được SỰ THẬT VÔ NGÃ thì cũng như người ở trong hầm sâu thấy được ÁNH SÁNG vậy. Cứ nhắm VÔ NGÃ mà tiến tới là đi đúng Pháp và sẽ thấy được Phật.   Kinh sách có chỗ cũng nói thêm rằng thấy DUYÊN KHỞI là thấy Pháp thấy Phật. Bởi vì ai thấy được “CÁC PHÁP DO DUYÊN SINH” thì người đó cũng sẽ thấy VÔ NGÃ.


KẾT LUẬN

Để chấm dứt bài pháp luận này tôi xin gởi tặng Phật tử 2 đoạn kinh sau đây, một từ Nam tông, một từ Bắc tông để quí Phật tử thấy rõ Đức Thế Tôn đã xác định 2 mục tiêu nào quan trọng nhất mà người tu hành phải chứng cho được.  Đối với tôi, thấy được VÔ NGÃ là thấy được PHÁP, thấy được dáng dấp của Phật (Thinh văn và Độc Giác Phật), và chứng được TƯ THÁNH ĐẾ là hoàn toàn thấy được PHẬT (Chánh Đẳng Chánh Giác).


Thế nào gọi rằng quán Tứ niệm xứ? Nếu có Thầy Tỳ Kheo quan sát trong thân mình chẳng thấy ngã, chẳng thấy ngã sở, quan sát ngoài thân và quan sát cả trong thân ngoài thân, đều chẳng thấy có ngã và ngã sở. Quan sát thọ, tâm và pháp cũng như vậy. Đây gọi là quan sát niệm xứ.
Thế nào gọi là tu tập trí huệ? Nếu có Thầy Tỳ Kheo chơn thật thấy tứ đế lý : Khổ tập diệt đạo, đây gọi là Thầy Tỳ Kheo tu tập trí huệ.
Thế nào gọi là tâm chẳng phóng dật? Nếu có Thầy Tỳ Kheo niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Xả, niệm Thiên. Đây gọi là Thầy Tỳ Kheo tâm chẳng phóng dật.

Kinh Nam Tông: TĂNG CHI BỘ, chương 3 pháp, phẩm Chiến Sĩ:

này các Tỷ-kheo, đầy đủ ba đức tánh, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là ba?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là kẻ bắn xa, bắn chớp nhoáng và đâm thủng được vật to lớn.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo bắn xa?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phàm có sắc gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần, tất cả sắc, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

Phàm có cảm thọ gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần, tất cả cảm thọ, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

Phàm có tưởng gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần, tất cả tưởng, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

Phàm có các hành gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần, tất cả các hành, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

Phàm có thức gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần, tất cả các thức, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.


Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo bắn chớp nhoáng?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật tuệ tri: “Ðây là khổ”, như thật tuệ tri: “Ðây là khổ tập”; như thật tuệ tri: “Ðây là khổ diệt”; như thật tuệ tri: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”; Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo bắn như chớp nhoáng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đâm thủng vật to lớn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đâm thủng vô minh uẩn to lớn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đâm thủng vật to lớn. (Theo Tương Ưng bộ Kinh thì thấu triệt đầy đủ Tứ Thánh Đế kể như đâm thủng Vô Minh)

Kinh Bắc Tông: ĐẠI NIẾT BÀN, phẩm 23: Sư Tử Hống Bồ Tát:

đức Phật bảo các Tỳ Kheo : “ Các ông phải quán Tứ Niệm Xứ, khéo tu trí huệ, phải tinh tấn , chớ phóng dật.

Như Không

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả những bài học về

Chùa Phước Huệ: Chư hành giả Tăng – Ni Giáo đoàn VI cùng nhau “Sống chung tu học”

9g sáng, ngày 6/1/2025 nhằm mùng 7/12/Giáp Thìn. Hòa thượng Giác Minh, Giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ đã thân lâm về chùa Phước Huệ, khu phố Long An, phường Long Phú, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang theo lời mời của Thượng tọa Giác Nhuận trưởng Ban tổ chức khóa tu lần 7

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này ngày càng thu hút

Gập ghềnh con đường đến trường

Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức khỏe bà ngày càng

Sống tích cực là con đường tới thành công

Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi về khó

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam bảo. Anh còn tham

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa Trên đường đi, hai

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều tò mò cho người