Nếu vị lãnh đạo nào có khả năng làm lợi ích cho đất nước nhiều thì được bầu thêm một nhiệm kỳ mới, nhưng tối đa chỉ hai nhiệm kỳ rồi nhường chỗ cho người khác, do đó tình trạng tham nhũng, lạm phát của công rất ít khi xảy ra.
Một con người sống có đạo đức, nhân cách, được mọi người tôn quý, kính trọng, chưa hẳn người đó xuất thân từ một gia đình có uy quyền, thế lực và giai cấp quý tộc. Cũng không hẳn là người có nhiều học vị, bằng cấp hoặc người có nhiều tiền của. Sự thật, trong đời sống con người, không có giai cấp khi máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn. Cao quý hay hạ tiện là tùy theo cách sống của ta trong hiện tại mà thôi. Nếu người đó đạt được những tiêu chuẩn trên mà lại không có giới hạnh đạo đức, sống thiếu tình thương, tình người trong cuộc sống, thì giá trị của nó cũng không thiết thực và lợi ích gì cho ai.
Ngày xưa, con người cảm thấy bé nhỏ với bầu vũ trụ bao la này, sự hiểu biết về lý nhân duyên còn hạn chế nên số đông đều đặt niềm tin vào một đấng tối cao có quyền ban phước, giáng họa. Từ đó, các ông vua thời phong kiến lợi dụng quyền năng trên chế tác ra luật pháp độc tôn, bắt buộc mọi người phải noi theo dưới danh nghĩa là Thiên tử-con trời do đấng tối cao, sắp đặt số phận của muôn loài vật.
Đất nước và con người đều thuộc quyền sở hữu của vua. Tất cả mọi người đều phải trung thành tuyệt đối theo sự sắp xếp của nhà vua. Vua muốn phong quan tiến chức cho ai thì phong, muốn giết ai thì giết; kẻ dưới không có quyền khiếu nại, nếu vua bảo chết mà không chịu nghe gọi là bất trung; với một quyền lực như vậy, ông vua được hưởng tất cả mọi nhu cầu cần thiết theo sự kính trọng tột cùng của mọi người. Làm vua quả thật không đơn giản tí nào, vì người đó nhiều đời đã từng phục vụ và đóng góp quá nhiều cho nhân loại, nên ngày nay mới được hưởng phước làm vua.
Ở thời đại cổ xưa, một số người rất tin tưởng vào đấng thần linh, thượng đế như là một tín đồ mà không dám chống trái vì sợ thần linh giận dữ, trừng phạt. Ngày nay, con người văn minh tiến bộ vượt bậc nên thấy chế độ phong kiến quân chủ độc tôn không còn phù hợp với thời kỳ khoa học hiện đại, do đó đã thay đổi cơ chế quyền lực thành dân chủ nhiều đảng để cùng cạnh tranh làm việc, phục vụ, đóng góp lợi ích cho xã hội, được dân bầu từng nhiệm kỳ một.
Nếu vị lãnh đạo nào có khả năng làm lợi ích cho đất nước nhiều thì được bầu thêm một nhiệm kỳ mới, nhưng tối đa chỉ hai nhiệm kỳ rồi nhường chỗ cho người khác, do đó tình trạng tham nhũng, lạm phát của công rất ít khi xảy ra. Cơ chế dân chủ hay ở chỗ nếu mình nắm ghế quyền lực mà không đủ khả năng để giúp ích mọi người thì tự xin từ chức, hoặc nếu lạm dụng quyền hạn tham nhũng thì có pháp luật truy tố đem lại công bằng, lợi ích cho xã hội.
Ngày xưa, có một con sư tử và chín con chó sói cùng đi săn chung với nhau. Chúng bắt được mười con nai. Khi đến lượt chia mồi, sư tử hỏi ý kiến đồng bọn, nên chia như thế nào cho công bằng, hợp lý?
Một con sói lanh lợi liền nói, “chúng ta có mười tên, săn được mười con, thì mỗi phần một con chia đều như vậy là công bằng và hợp lý nhất”. Sói vừa dứt lời, đã bị sư tử tát cho một cái lòi cả mắt ra, làm cả bầy sói sợ điếng cả hồn. Với sức mạnh hiện tại, sư tử đã phủ đầu kẻ dưới quyền của mình. Rồi sư tử quay sang hỏi cả bầy sói, vậy chúng ta nên chia như thế nào cho công bằng đây? Sói nâu thấy bạn mình mới bị lòi mắt, nên hoảng quá run lên bần bật, vừa nói vừa khóc, “dạ kính bẩm thưa ngài: để hết mười con nai ngài xơi từ từ ạ!”. Sư tử gầm lên thật lớn, xong liền đạp cho chú sói nâu một đạp lăn cù mèo, rồi nói, “đồ cái thứ gian dối dua nịnh, ngươi tưởng ta là kẻ bóc lột người quá mức hay sao?”. Mọi việc rồi cũng đâu vào đấy. Sư tử làm ra vẻ trang nghiêm, đạo đức rồi nói, “này các bạn sói thân yêu của ta, các bạn hãy nên chia như thế nào cho công bằng mà không một ai trong chúng ta chịu thiệt thòi”.
Tác giả Thích Đạt Ma Phổ Giác
Cả bầy sói lúc bấy giờ sợ xanh cả mặt, chẳng con nào dám nhúc nhích, hó hé gì cả! Sư tử bực quá, chỉ ngay con sói đen trong bầy, “chú mày ý kiến thế nào?”. Sói đen run rẩy thưa, “dạ, dạ, kính bẩm ngài… cả đoàn chúng ta cả thảy có mười, săn được mười chú nai. Phần ngài chín nai thì bằng mười, chúng con một nai chín sói cũng bằng mười. Dạ, đó là cách chia đều nhất và công bằng số một, kính bẩm thưa Ngài ạ”. Sư tử nhà ta ra chiều đắc ý lắm, “được, chú sói đen thông minh lắm đấy, hãy đợi ta ban thưởng hậu hỷ sau. Ta từ xưa đến nay không muốn làm người mạnh hiếp kẻ thế cô, ta căm thù sự bất công áp bức và không bao giờ ưa kẻ gian dối dua nịnh”. Sói đen cung kính thưa, “dạ, kính bẩm ngài, con từ xưa nay dốt đặc, nhờ chứng nghiệm thực tế của hai bạn sói con vừa rồi, nên mới có chút sáng kiến trình ngài đấy thôi”. Sư tử nhà ta cảm thấy hãnh diện lắm nên lớn tiếng nói, “này, lũ sói nhà ngươi hãy ngoái lỗ tai lớn ra mà nghe và bắt chước sự khôn ngoan như chú sói đen kia đấy nhé”. Cả bầy sói đồng thanh, “dạ, dạ, xin nghe”.
Câu chuyện ngụ ngôn trên cho chúng ta thấy một bài học thiết thực trong cuộc đời, sự tinh khôn, ma mãnh, xảo quyệt của sư tử là đại diện cho lớp người không có nhân cách đạo đức. Bầy sói là tượng trưng cho các loài vật hay kẻ dưới quyền. Người và vật cũng đồng nghĩa là một chúng sinh, nhưng con vật mặc dầu có thú tính ăn nuốt lẫn nhau, nhưng chúng chỉ sát hại con mồi khi đói khát, lúc no đủ, chúng không quan tâm đến miếng mồi ngon nữa.
Loài người là một chúng sinh cao cấp hơn các loài vật khác, nhờ biết suy nghĩ, nhận thức, tìm tòi, biết phân biệt đúng sai, phải quấy, tốt xấu, nếu biết vận dụng đi theo chiều hướng tốt đẹp thì xả bỏ sự tham lam, ích kỷ cá nhân, mà dấn thân phục vụ, đóng góp lợi ích thiết thực cho mọi người. Ngược lại, nếu tinh ranh, ma mãnh thì sẽ mưu mô, xảo quyệt, cướp của, lường gạt công khai, lại còn ngông nghênh ăn trên, ngồi trước, mà nói rằng “ta rất bình đẳng công bằng, liêm chính, chí công vô tư”.
Đó là bài học đau thương buồn tủi cho kiếp con người chúng ta, khi ai đó nhân danh một đấng thượng đế tối cao có quyền ban phước giáng họa. Đôi khi, chính ta cũng muốn như vậy. Khi bản ngã đã trương phình to ra, con người vì tham muốn quá đáng do si mê, chấp ngã, nên nhân danh đấng tối cao, tìm cách dùng đủ mọi hình thức để mưu cầu lợi ích cho riêng mình. Khi có quyền cao chức trọng, ta chẳng từ bỏ một mưu sâu, kế độc nào, miễn làm sao có lợi cho mình là được, mà chẳng cần quan tâm, đếm xỉa đến ai.
Trong khi đó, loài vật không gian hùng như vậy. Chúng vì quán tính tập nghiệp mà bất đắc dĩ phải sát hại lẫn nhau để bảo tồn mạng sống. Khi đã đầy đủ rồi chúng không màng đến miếng mồi ngon nữa. Con người vì thông minh hơn, nên khéo léo hại người không bằng gươm đao, mà tìm đủ mọi cách để hạ độc thủ một cách tinh vi. Do đó, một khi con người đã ác rồi thì cùng hung, cực ác. Nhất là các ông vua thời phong kiến man rợ, dã man đến tận cùng.
Ngày xưa, con người cảm thấy bé nhỏ với bầu vũ trụ bao la này, nên đã chấp nhận phó thác cuộc đời cho một đấng tối cao, mà chịu sự ban phước, giáng họa của đấng ấy. Từ đó, các ông vua thời phong kiến lợi dụng quyền năng trên, chế tác ra luật pháp độc tôn, bắt buộc mọi người phải tin theo, phải noi theo, dưới danh nghĩa là một thiên tử, tức con trời, nên có quyền cai trị đất nước. Tất cả mọi người đều phải trung thành tuyệt đối theo sự sắp xếp của nhà vua. Vua muốn phong quan tiến chức cho ai thì phong, muốn giết ai thì giết, kẻ dưới không có quyền khiếu nại. Nếu vua bảo chết mà không chịu chết thì chịu tội bất trung. Với một quyền lực như vậy, ông vua được hưởng tất cả mọi nhu cầu cần thiết theo sự kính trọng tột cùng của mọi người.
Mục đích của cuộc sống không phải là giàu có, nhiều tiền của mới là hạnh phúc, mà chúng ta phải biết hài lòng với hiện tại, không nên đứng núi này trong núi nọ, hoặc đua đòi bắt chước làm bằng người trong khi ta không có điều kiện và khả năng. Có nhiều người vì sĩ diện bản ngã muốn chứng tỏ đẳng cấp bằng người hoặc hơn người, nên vay nợ xây dựng nhà cửa khang trang dù nhu cầu không cần thiết, do đó lún sâu vào nợ nần, dẫn đến tán gia bại sản bởi họ không biết bằng lòng với hiện tại.
Đa số chúng ta ai cũng nghĩ có thật nhiều tiền bạc và của cải là hạnh phúc, đó là điều lầm lẫn quá lớn của nhân loại, nên khi có quyền lực trong tay thì tìm cách vơ vét, gom góp về cho riêng mình, nhưng tiền bạc làm ra từ sự phi pháp rất khó mà tồn tại. Khi có nhiều tiền thì phải hưởng thụ, vui chơi trác táng, dễ dẫn đến sa đọa làm mình và người khổ đau, làm mất hạnh phúc gia đình và tác hại xấu đến xã hội.
Tiền làm ra không bằng mồ hôi, nước mắt của chính mình thường bị năm nhà cuốn trôi. Nhà lũ lụt, nhà hỏa hoạn, nhà trộm cướp, nhà vua quan tịch thâu, nhà con cái bất hiếu, phá sản và các tai nạn bất ngờ khác. Thường con người hay nói “đồng tiền đi liền khúc ruột”, nếu chúng ta chi ra một số tiền nhỏ vào một việc có ích nhưng vẫn xót xa, đau lòng vì ta chưa biết mở rộng tấm lòng nhân ái. Nếu dè sẻn, không dám chi tiền vào việc có ích, ta sẽ trở thành con ma ích kỷ, tham lam, lâu ngày ta bị đồng tiền sai sử không dám chi tiêu vào việc cần thiết.
Tiền bạc chính là người đầy tớ tốt khi ta biết làm chủ đồng tiền, sử dụng vào việc chi tiêu hằng ngày tùy theo hoàn cảnh của mỗi cá nhân và gia đình, biết san sẻ, mở rộng tấm lòng nhân ái để giúp ích cho mọi người khi cần thiết; nhưng có nhiều người bị sức mạnh của đồng tiền chi phối, nên nhẫn tâm làm các điều tội lỗi để mưu cầu lợi ích cho cá nhân mình.
Sức mạnh của đồng tiền thật ghê gớm, nó có thể làm cho con người say mê, điên đảo, nên tục ngữ có câu “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”, và người ta quan niệm rằng “có tiền mua tiên cũng được”; nhưng có phải vậy không?
Tuy nhiên, người có tiền nếu biết sử dụng đúng cách vẫn đỡ hơn người không có tiền, như khi có bệnh hoặc giải quyết một số vấn đề cấp thiết. Nếu nói theo kiểu “có tiền mua tiên cũng được” thì e rằng không hợp lý chút nào.
Người có tiền có bệnh không, có già không, có chết không? Nếu có thì phải có khổ. Tuy nhiên, người có tiền, có phước vẫn đỡ hơn người nghèo khó, bất hạnh ở chỗ sung túc, đầy đủ về vật chất; nhưng nếu thiếu con người tâm linh thì họ thật sự không có hạnh phúc lâu dài; chính vì thế mà ta vẫn thấy người giàu họ tự tử quá nhiều; vì đâu nên nông nổi như vậy?
Chính vì vậy, giàu hay nghèo đều phải biết tu tâm dưỡng tánh thì bất hạnh, khổ đau được biến thành an vui, hạnh phúc; và biết chia vui, sớt khổ, chan hòa cùng mọi người.
Tiền bạc nói cho cùng cũng chỉ là phương tiện để trao đổi hài hòa các nhu cầu cần thiết trong xã hội. Nếu ta không biết dùng tiền đúng chỗ, đúng nơi, hoang phí một cách vô bổ để phục vụ cho cá nhân và cộng đồng xã hội thì tiền bạc đó trở thành vô nghĩa.
Tiền bạc làm ra mục đích để cải thiện đời sống cho chính mình, đem đến an vui cho cha mẹ và vợ con sung túc, đủ đầy về vật chất, tạo dựng hạnh phúc gia đình cơm no áo ấm và còn chia vui, sớt khổ đến với nhân loại. Chính vì thế, đồng tiền làm ra phải chân chánh, nếu không thì vô cửa trước lòn cửa sau; hoặc có mà không đóng góp vào việc lợi ích cho mọi người nên dù có cũng như không.
Con người cần có tiền nuôi sống bản thân và gia đình, nhưng chúng ta phải sử dụng đồng tiền như thế nào cho phù hợp với giá trị của nó. Có nhiều người vì một chút tiền mà phải bán con, vì tiền mà phải giết người, vì tiền mà phải làm điều phi pháp, vì tiền mà phải tự tử, vì tiền mà phải khổ lụy cả đời.
Tiền biết sử dụng đúng chỗ, đúng nơi và làm ra bằng mồ hôi nước mắt của chính mình với việc làm lương thiện, chân chánh thì hạnh phúc biết bao. Vì sử dụng đồng tiền không đúng nên nó là đầu mối của nhiều tội ác. Tiền theo lời Phật dạy được chia ra làm năm phần. Hai phần duy trì góp vốn vào công việc kinh doanh; một phần chu cấp gia đình, quân bình đời sống; một phần thủ hậu về sau bệnh hoạn, đau yếu, thuốc men; một phần bố thí, cúng dường hoặc giúp đỡ, chia sẻ khi gặp người bất hạnh, khó khăn.
Tiền nếu được sử dụng đúng như vậy thì làm sao bị phá sản. Nhiều người không hiểu nên để kiếm tiền nhanh chóng họ đã tán tận lương tâm làm ăn bất chánh, mua bán vũ khí giết người, mua bán ma túy, mua bán phụ nữ, trẻ em.
Các băng nhóm tội phạm cấu kết làm lủng đoạn nền kinh tế nhiều quốc gia, làm băng hoại đạo đức con người. Người Phật tử chân chính có quyền làm giàu bằng mồ hôi, nước mắt của chính mình với đôi bàn tay và khối óc, góp phần xây dựng dân giàu nước mạnh để đem lại an vui, hạnh phúc cho mọi người.
Giáo dục đời sống hạnh phúc gia đình là điều cần thiết quan trọng, nếu không việc bạo hành trong gia đình ngày càng tăng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến cộng đồng xã hội. Chuyện con giết cha vì hành hạ mẹ, vợ giết chồng để đi theo tiếng gọi tình yêu, mẹ bán con để được lòng người tình trẻ, người trong gia đình tán gia bại sản vì tranh chấp đất đai, nhà cửa. Cuộc sống ngày nay đã đến hồi báo động cấp bách vì con người không tin sâu nhân quả, cứ nghĩ chết là hết, không có luân hồi tái sanh nên vô tình gây nhiều tội lỗi. Một vụ bạo hành đứa con vừa mới 9 tháng tuổi mà người gây ra chính là mẹ ruột, cha ghẻ và ông bà ngoại chỉ vì mê tín dị đoan, nghe theo lời thằng con rể bất nhân bất nghĩa; còn biết bao chuyện nhân tình thế thái ngược đãi với nhau chỉ vì chút lợi ích riêng tư.
Tiền bạc nếu làm ra không chân chính thường hay bị năm nhà cuốn trôi: lũ lụt, hỏa hoạn, trộm cướp, bị vua quan tịch thâu và con cái bất hiếu phá sản.
Nhà lũ lụt: Chiến tranh, thiên tai, sóng thần, động đất, hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra trên thế gian này. Nó đã tàn phá tài sản, vật chất của con người dưới mọi hình thức, bởi do nhân xấu mà ta đã gieo tạo từ vô thủy kiếp đến nay.
Nói đến lũ lụt, đất nước Việt Nam ta năm nào cũng có, nhiều nhất là hai tỉnh miền Trung, Bắc, luôn gây thiệt hại về tài sản và mất mát con người. Trong những tình huống như vậy, ai mà không ngậm ngùi, thương xót với sự mất mát, đau thương đó. Nhiều người không hiểu nên cho rằng số trời đã định, hay ông trời đang trừng phạt. Chúng ta cần phải hiểu cho rõ ràng thấu đáo, ông trời ở đây là chỉ cho luật nhân quả đang vận hành theo nguyên lý duyên khởi.
Ta khai thác tàn phá thiên nhiên một cách bừa bãi, nên tạo ra sự mất cân đối, và ai làm như vậy thì sẽ bị gió nghiệp cuốn vào vòng quỷ đạo đó mà chịu quả báo, cho nên có người bị, có người không. Thậm chí, có nhiều người đến sáu mươi bẩy tuổi mới xây cất được căn nhà khang trang, tậu được miếng vườn nho nhỏ để an hưởng tuổi già. Đùng một cái, một trận lũ xảy ra cuốn trôi hết tất cả, nên cuối cùng tay trắng vẫn hoàn trắng tay.
Sự mất mát đau thương đó ai mà không buồn khổ, kẻ tin theo truyền thống có ông trời tạo ra thì chấp nhận số phận đã an bài mà oán trách đấng tối cao. Người tin sâu nhân quả thì ngay nơi mất mát đó, họ cố gắng nhiều hơn để làm các việc có lợi ích cho nhân loại. Do đó, không có chuyện gì đương nhiên khi không mà xảy ra, mọi thứ đều có nguyên nhân tốt xấu của nó. Hiểu được như vậy rồi thì ta sẽ cố gắng tránh xa những việc làm xấu ác mà hay làm các việc thiện lành, tốt đẹp.
Nhà hỏa hoạn: Tất cả mọi tai nạn hầu như đều do con người gây ra. Trong sự vô ý tình cờ hay trong lúc giận dữ, ta có thể hủy phá hết tất cả. Lũ lụt hay hỏa hoạn là những tai nạn bất ngờ chỉ trong chớp mắt cuốn trôi tất cả, hoặc thiêu rụi sạch sành sanh.
Mọi việc xảy ra không có gì là đương nhiên khi không, hay ngẫu nhiên, tất cả đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Trong quá khứ, ta có thể phá hủy thiên nhiên, khai thác tài nguyên quá mức, hoặc vô tình làm cháy sạch tài sản của người khác. Nói cho rõ hơn, nhân vô tình có quả vô tình, nhân gian tham trộm cướp thì bị mất mát trở lại theo sự diễn biến của nhân quả.
Nhà trộm cướp: Kẻ ăn không ngồi rồi, lười biếng lao động, ham thích hưởng thụ nhiều, nên dễ sinh tâm trộm cướp, lường gạt của người khác. Trộm là lén lấy, cướp là công khai giành giựt lấy. Phạm vào tội trộm thì nhẹ hơn, một cái là lén lấy vì còn sợ người khác thấy. Còn cướp là hiên ngang công khai lấy trước mặt mọi người, dùng thế lực trấn lột, và có sự đe dọa, hoặc lợi dụng quyền thế để bắt buộc người đưa.
Xã hội lúc nào cũng lên án hai hành động này, và có luật pháp hẳn hòi để xử phạt. Nguyên nhân chính để xảy ra tệ nạn xã hội này là do lòng tham của con người. Từ lòng tham đó, con người muốn ăn không ngồi rồi để hưởng thụ, do quan niệm chết là hết, không có nhân quả, nghiệp báo. Một số người vì suy nghĩ lầm lẫn như vậy nên suốt cả cuộc đời rơi vào vòng tệ nạn xã hội, nhẹ thì nghèo cùng khốn khổ, nặng thì tù tội, bệnh tật, chết yểu.
Nhà vua quan tịch thu: Thời phong kiến độc tôn, vua là trên hết, thay trời trị vì thiên hạ, nên có quyền sinh sát trong tay. Khi làm vua thì theo tập cấp cha truyền con nối, được quyền ăn trên ngồi trước hưởng thụ mọi nhu cầu tối cao theo ý muốn riêng tư của mình.
Ngày xưa, có những luật lệ lạ đời, không có con trai kế thừa thì khi chết đi, gia sản phải được sung vào công quỷ của nhà vua. Hoặc một người làm sai bị tịch biên tài sản, và nặng hơn thì chu di cả ba họ theo cách diệt cỏ phải diệt tận gốc. Nếu ta không gian tham, trộm cướp, lường gạt của người khác bằng nhiều hình thức, thì làm gì ta bị vua quan tịch thu hoặc chế tài.
Thế giới con người ngày nay tuy không còn chế độ phong kiến vua quan như xưa kia nữa, nhưng luật pháp vẫn có điều lệ rõ ràng, ai có công thì thưởng, ai có tội thì trừng. Tuy nhiên, vẫn có những người không phạm tội, nhưng mà tình ngay lý gian, hoặc do thiếu trách nhiệm, nên phải bị tù tội và chịu bồi thường tiền bạc. Những trường hợp oan nghiệt như vậy là do quả xấu của quá khứ còn xót lại, nay hội đủ nhân duyên đến hồi phải trả.
Nhà con cái bất hiếu phá sản: Trong các sự mất mát đau thương của nghiệp trộm cướp, bị con cái bất hiếu, phá sản là nặng nề nhất. Bởi vì cha mẹ nào mà lại không thương con cái của mình, chính vì lẽ đó mà có nhiều gia đình phải tán gia bại sản, chịu tù tội và khổ sở vì con cái.
Nhiều khi cha mẹ vì quá thương con nên chiều chuộng, cấp dưỡng quá mức mỗi khi có yêu cầu.
Cha mẹ vì mải mê lo công danh sự nghiệp, buôn bán làm ăn, nên không cần quan tâm, chăm sóc, con cái muốn gì được nấy. Thực tế trong cuộc sống, có rất nhiều gia đình cha mẹ làm lụng nhọc nhằn vất vả cả đời, vì thương con không đúng cách mà phải chịu cảnh tan nhà, nát cửa, khổ đau, nghèo đói.
Tóm lại, tiền bạc của cải làm ra không chân chính sẽ bị năm nhà cuốn trôi và phá sạch, nhưng nặng nề nhất là bị con cái bất hiếu phá sản. Cha mẹ vì thương con một cách mù quáng, chỉ biết làm ra tiền để chu cấp thôi, do đó làm cho con cái ỹ lại và lười biếng. Ai có thói quen như thế thì suốt cả cuộc đời chỉ báo cha, báo mẹ mà thôi, chẳng bao giờ thành công trong cuộc sống.
Một đời sống có ý nghĩa và giá trị là một đời sống không quá lệ thuộc vào phương tiện vật chất, nhưng không thể không có tiền bạc và tài sản, vì nó là phương tiện để nuôi sống chúng ta.
Để đảm bảo một đời sống tốt đẹp, hài hòa, Phật dạy người cư sĩ có quyền làm ra tiền bạc, của cải một cách chính đáng; nghĩa là từ sự tinh cần, siêng năng bằng đôi bàn tay và khối óc của mình để tạo dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân, gia đình, người thân và đóng góp lợi ích thiết thực xã hội.
Tuy nhiên, sự giàu có về vật chất chỉ đáp ứng nhu cầu đầy đủ sự sung túc cho con người, hạnh phúc thật sự trong cuộc sống không phải là người có nhiều tài sản, tiền bạc, quyền uy, thế lực, nhà cao cửa rộng, mà chính là tự do không bị ràng buộc bởi tham lam, sân hận, si mê. Đó là một thứ hạnh phúc chân thật lâu dài, tiền bạc không thể mua bán, đổi chát được.
Do đó, ngoài việc có nhiều tiền bạc, của cải để có cơ hội phục vụ tốt cho gia đình, đóng góp cho đời, chúng ta cần phải thăng hoa đời sống tinh thần, phát huy con người tâm linh, nên thường sống trong chánh niệm tỉnh giác, mở rộng tấm lòng từ bi thương xót muôn loài bằng tình người trong cuộc sống.
Nhờ vậy chúng ta biết vun bồi xây dựng tài sản tâm linh, nên các tâm tư mê muội không có cơ hội xen vào như toan tính, hơn thua, tranh chấp, hận thù, tàn sát, giết hại lẫn nhau, làm tổn thương nhân loại.
Xã hội ngày nay con người đang trên đà tiến bộ văn minh, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường, nên tiền bạc và tài sản là núm ruột của con người, không thể thiếu trong đời sống hiện tại. Tiền bạc, của cải có thể giúp ta giải quyết nhiều thứ trong cuộc đời, nên điều đầu tiên ai muốn bảo tồn sự sống là cần phải có tiền. Nhưng tiền bạc, của cải khi có thì ta phải biết sử dụng như thế nào cho hợp lý?
Tài sản vốn là huyết mạch mạng sống của hầu hết mọi người. Mạch nhảy, máu lưu thông chạy khắp cơ thể nên con người mới sống và tồn tại. Tài là khả năng con người có được nhờ học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi, luyện tập và biết vận dụng, phát huy để làm cuộc sống tốt đẹp hơn.
Ở đời ai cũng có tài dù nhiều hay ít tùy theo khả năng mỗi người. Từ tài năng đó con người làm ra đồng tiền để nuôi sống bản thân, gia đình và góp phần xây dựng an vui, hạnh phúc cho xã hội.
Tài sản nói chung bao gồm tất cả phương tiện vật chất liên quan đến đời sống con người, trong đó có vàng, bạc và tiền. Ngày xưa, khi con người chưa biết xài tiền nên chỉ trao đổi hàng hóa bằng các phương tiện vật chất để đáp ứng nhu cầu sinh sống.
Sau này con người văn minh, tiến bộ nên chế ra tiền để làm phương tiện cân bằng giá trị vật chất, tiền là đầu mối quan trọng làm con người đam mê phát huy tài năng để có nhiều tiền. Chính vì thế, tiền là huyết mạch của sự sống để mọi người phấn đấu gầy dựng bằng tài năng của chính mình.
Có nhiều người nghĩ có tiền là hạnh phúc, thật ra tiền chỉ đem lại sự sung mãn về vật chất, nó không phải là yếu tố chính trong hạnh phúc. Tiền là vật vô tri do con người tạo ra, nhiều người không hiểu nên bị đồng tiền sai sử, chi phối làm những điều xấu ác. Do nhu cầu sự sống cần phải có tiền để nuôi sống bản thân và gia đình, nhưng đồng tiền làm ra phải bằng mồ hôi, nước mắt của chính mình.
Theo luật nhân quả, ai đã từng làm phước nhiều đời, giúp đỡ nhân loại được cơm no, áo ấm, thì ngày sau mới được phước làm vua. Luật pháp thời này mang tính cách độc tôn theo thể chế cha truyền con nối, nên dân gian có câu: “con vua thì được làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa”. Nếu gặp ông vua hôn quân mê muội, thì dân chúng khổ sở, lầm than, cơ cực. Dưới thời phong kiến, ông vua được xem là con trời đại diện cho đấng thượng đế tối cao, nên đất nước và con người đều thuộc quyền sở hữu của nhà vua. Ở thời cổ đại xa xưa, con người rất tin tưởng vào đấng thần linh, thượng đế nên không dám chống lại, sợ thần linh giận dữ, trừng phạt.
Ngày nay, con người văn minh, tiến bộ vượt bực, nên thấy chế độ phong kiến quân chủ, độc tôn không còn phù hợp với thời khoa học hiện đại. Do đó, con người thay đổi cơ chế quyền lực thành dân chủ nhiều đảng, cùng cạnh tranh làm việc, phục vụ, đóng góp lợi ích cho xã hội, được dân tin tưởng bầu qua từng nhiệm kỳ một. Nếu vị lãnh đạo nào có khả năng làm lợi ích cho đất nước, cho xã hội nhiều, thì được bầu thêm một nhiệm kỳ mới. Nhưng tối đa chỉ hai nhiệm kỳ rồi cũng phải nhường chỗ lại cho người khác. Vì tre tàn, măng mọc, nên tình trạng tham nhũng, lạm phát, lãng phí của công rất ít khi xảy ra. Cơ chế dân chủ hay ở chỗ, nếu mình nắm ghế quyền lực mà không đủ khả năng làm lợi cho đất nước thì tự xin rút lui, từ chức, để nhường lại cho người khác. Nếu lạm dụng quyền hạn tham nhũng thì có ban hành pháp truy tố, đem lại sự công bằng cho xã hội.
Lần bước theo thời gian trên đà tiến bộ của nhân loại, thể chế phong kiến quân chủ theo hệ thống cha truyền con nối, dần dần nhường lại cho thể chế phong kiến cấp tiến. Một ông vua ngày xưa được mệnh danh là con trời, nên đã đặt ra những hình luật khắc nghiệt như chu di ba họ, bảy họ, chín họ, theo kiểu diệt cỏ phải diệt tận gốc, nhằm bảo vệ giòng dõi của mình. Gã sư tử kia là đại diện cho con người ích kỷ, độc tôn đó. Lúc nào cũng mồm mép ba hoa để chứng tỏ mình là một người có nhân cách đạo đức, nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Thường thì con người có những cái thấy biết sai lầm do sự chấp ngã gây ra, nên lúc nào cũng muốn chiếm hữu của người khác bằng nhiều hình thức. Miệng thì tuyên truyền hô hào dân chủ, kêu gọi mọi người bình đẳng đóng góp ý kiến để xây dựng phát triển mở mang, nhưng hành động, xử sự thì hoàn toàn độc tài, cai trị.
Chúng sinh vì một niệm bất giác mà bị gió nghiệp cuốn trôi trong luân hồi sinh tử. Từ một bản tâm bình thường thanh tịnh, trong sáng, vô ngã, vị tha, chúng ta kết thành ngã si, ngã ái, ngã chấp, để rồi khoát lên mình quan niệm, lý tưởng sống, mà cố chấp bảo vệ, nhằm mục đích phục vụ cho cái tôi này. Chính vì vậy, con người trở nên tàn nhẫn, độc ác hơn các loài vật. Con người là một chúng sinh cao cấp hơn hẳn các loài khác nhờ biết suy nghĩ tìm tòi, quán chiếu soi sáng lại chính mình, nên có thể dời núi lấp sông, vá trời lấp biển. Con người có thể tạo nên các tiện nghi vật chất đầy đủ để mưu cầu hưởng thụ cho riêng mình, nên bằng mọi cách vơ vét, gôm thâu, bành trướng thiên hạ để nắm quyền cai trị, nhằm hưởng lộc tối cao.
Một người công dân muốn sống an vui, hạnh phúc thì phải biết sử dụng bốn yếu tố căn bản sau đây:
_ Có công ăn việc làm ổn định nuôi sống bản thân và luôn thường xuyên trau dồi công việc được tốt đẹp.
_ Tiền bạc làm ra bằng nghề nghiệp chân chánh và phải biết cách gìn giữ không để thất thoát.
_ Phải biết chi tiêu cân đối, hài hòa, không nên hoang phí quá mức, tiền làm ra ít mà muốn xài nhiều; hoặc tiền bạc làm ra nhiều mà không dám xài vào việc có lợi ích, thành ra bỏn sẻn.
_ Tiền bạc và tài sản là phương tiện để con người sinh sống, phục vụ cho cá nhân có nhu cầu ăn, mặc, ở hằng ngày. Muốn vậy, trước hết ta phải có một việc làm ổn định về lâu về dài, nhưng nghề nghiệp mình chọn không làm tổn hại cho nhân loại. Các nghề nên tránh như mua bán vũ khí, nô lệ, phụ nữ; các chất gây say, gây nghiện như rượu, xì ke, ma túy; chế tạo thuốc độc hoặc trực tiếp sát sanh…
Kinh doanh, mua bán là một trong những nghề nghiệp đem lại kinh tế cao, nhưng chúng ta phải biết tránh những nghề trên, vì nó làm tổn hại cho người và vật, gây khổ đau trong hiện tại và mai sau. Mua bán có thể làm giàu nhanh chóng và cũng dễ dàng nhận lấy hậu quả thất bại, vì sự cạnh tranh quyết liệt của kinh tế thị trường, chỉ cần chậm trễ một chút có thể tán gia bại sản, nếu chúng ta biết nắm bắt kịp thời thì giàu lên trong chốc lát.
Trên đời này không có gì mau giàu bằng mua bán và cũng dễ dàng trắng tay nếu không phù hợp với thị hiếu của con người. Có hai nhà kinh doanh đối diện nhau cùng bán một nghề, nên hai bên muốn cạnh tranh phát triển và mở mang để thu hút khách hàng.
Chính cái gã sư tử đó ra vẻ dân chủ, bình đẳng lắm, nhưng thực chất chỉ là hạng lừa đội lốt sư tử mà thôi. Nào là văn minh, dân chủ, công bằng, tự do, nào là… vì lợi ích của nhân loại, hứa hẹn đủ thứ, để rồi trở thành con ma nhà họ hứa. Ai biết cách tâng bốc, chạy lòn phía sau thì công danh sự nghiệp lên như diều gặp gió. Ai thành tâm nói lên sự thật thì lãnh án khổ sai, lưu đày biệt xứ. Cuộc đời lúc nào cũng bị phủ lên lớp áo màu xanh, hy vọng đổi mới, phát triển, mở mang, nhưng chỉ trên danh nghĩa suông, mang tính cách hình thức, chỉ lợi ích riêng cho một số người.
Chúng ta phải làm thế nào để trở thành một người có đức hạnh và đạo đức? Muốn trở thành người có đức hạnh không phải đơn giản và dễ dàng, nó đòi hỏi người ấy đối với bản thân, phải luôn biết xét nét, nhìn kỹ lại chính mình để thấy được những lỗi nhỏ nhặt nhất, mà tìm cách khắc phục, chuyển hóa chúng. Người có đức hạnh phải biết làm chủ bản thân qua các cảm thọ, xúc chạm, để thấy biết rõ ràng sự thật nơi thân này. Biết cảm thông, bao dung và độ lượng, tha thứ cho những ai đã từng làm cho mình đau khổ tột cùng, luôn sống vì lợi ích chung, lấy niềm vui thiên hạ làm niềm vui chính mình. Ai sống được như vậy là người đức hạnh, đạo đức và đang đi trên con đường giác ngộ. Chúng ta hãy nên học theo hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm, sẵn sàng chia vui, sớt khổ vì lợi ích tha nhân, sẵn sàng chấp nhận khổ đau để mọi người được an vui hạnh phúc.
Thế gian này có năm loài cùng chung ở, trong sáu nẻo luân hồi, nhưng con người là một chúng sinh cao cấp nhờ có suy nghĩ, nhận thức, phân biệt đúng sai. Nếu biết vận dụng đi theo chiều tốt đẹp thì không ai bằng và ngược lại thì vô cùng cực ác. Lịch sử nhân loại đã chứng minh cho chúng ta thấy rõ điều đó. Chỉ có con người tâm linh mới có đủ khả năng, giúp nhân loại vượt qua rào cản của si mê, tội lỗi nhờ có hiểu biết và thương yêu trong tinh thần bình đẳng. Ai làm người cũng phải một lần biết thao thức, trăn trở, nên mở rộng tấm lòng để cùng nhau kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống.
Đời sống con người luôn song hành hai phần thân và tâm, tức thể xác và tinh thần. Nhưng đa số chúng ta chỉ chú trọng về phần vật chất cung phụng cho thân nhiều, mà quên lãng đi yếu tố tình thần. Tuy sống trong giàu có, tiện nghi mà lại nghèo nàn tâm linh, nên thường thất vọng, đau khổ. Lại có hạng người tuy giàu có, dư dả, nhưng lại sống khổ sở hơn người nghèo, vì họ chẳng dám ăn, dám xài, nói chi đem ra giúp đỡ cho người khác. Họ sống trong tham lam, ích kỷ, lao tâm, nhọc sức để tích chứa cho riêng mình.
Người con Phật nhờ tin sâu nhân quả, quyết tâm học và ứng dụng theo lời Phật dạy, gìn giữ 5 điều đạo đức nên ít rơi vào vòng lao lý, tù tội. Xã hội ngày nay nếu biết đưa 5 giới nhà Phật vào chương trình giáo dục học đường chính thức để mọi người cùng nhau học hiểu và áp dụng vào đời sống hằng ngày thì tình trạng cướp của, giết người, làm những điều phi pháp sẽ giảm thiểu tối đa. Nhờ sợ tội và biết làm phước nên mọi người sống thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần vô ngã, vị tha. Cuộc sống này có vô vàn sự cám dỗ như sắc đẹp, tiền tài, danh vọng, ăn ngon, mặc đẹp, ngủ kỹ…; chúng luôn thôi thúc, mời gọi chúng ta nên con người dễ sa ngã trước sóng gió cuộc đời. Hiểu biết chân chánh, nhận thức sáng suốt, cố gắng hành trì, sống đúng lời Phật dạy để vượt qua nỗi khổ niềm đau, sống an vui hạnh phúc là tâm nguyện của những người con Phật đang tiến bước trên con đường giác ngộ và giải thoát.
Muốn cho xã hội được phát triển vững mạnh, lâu dài, con người cần phải làm giàu tri thức và đạo đức. Tri thức giúp ta phát triển xã hội, đạo đức giúp cho con người sống có hiểu biết và yêu thương hơn. Tri thức và đạo đức như đôi cánh chim tung bay khắp cả bầu trời rộng lớn, bồi đắp cho nhân loại sống có tình người, biết yêu thương, nương tựa vào nhau. Thiếu tri thức thì ta không thể giúp ích gì được cho ai, ngược lại, có tri thức mà không có nhân cách đạo đức thì ta dễ dàng bị tha hóa, tiêu cực, bởi sự hấp dẫn của tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, mặc đẹp mà làm thiệt hại cho nhau. Con người là chủ nhân của bao điều họa phúc, bất hạnh hay an vui đều do chính mình tạo lấy. Chúng ta hãy vì tình thương của nhân loại mà cùng nâng đỡ và chia sẻ cho nhau. Con người hơn hẳn loài khác là có hiểu biết, có tri giác, nên ta dễ dàng cùng nhau chia vui, sớt khổ, thiết lập tình yêu thương chân thật, theo nhịp cầu tương thân, tương ái trong cuộc sống.
Thích Đạt Ma Phổ Giác