Trong đậu đen có chứa một lượng khoáng chất vi lượng molypden – một thành phần của enzyme sulfile oxidate nên có tác dụng rất tốt trong việc khử độc sulfates (sunfit) cho cơ thể.
1. Mô tả
Đậu đen có tên khoa học là Vigna cylindrica Skeels thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Đây là loại cỏ mọc hàng năm, toàn thân không có lông, lá kép gồm 3 lá chét mọc so le, có lá kèm nhỏ, lá chét giữa to và dài hơn lá chét 2 bên.
Hoa màu tím nhạt, quả giáp dài, tròn, trong chứa từ 7 – 10 hạt màu đen. Ngay trong đậu đen cũng có loại đậu đen trắng lòng và đậu đen xanh lòng.
2. Dược tính
Theo y học cổ truyền, đậu đen có tính hơi ôn, vị ngọt, quy kinh thận, tác dụng trừ thấp, giải độc, bổ thận, bổ huyết, bồi bổ cơ thể.
Nhiều sách cổ viết rằng, ăn đậu đen chữa được chứng thủy thũng, tê thấp, bổ thận, giải độc cơ thể, phụ nữ dùng lâu ngày thì làm đẹp dung nhan.
Trong đậu đen có 1 nhóm chất rất quan trọng tạo màu sắc đỏ tím cho lớp vỏ ngoài của đậu đen được gọi là anthocyanidin.
Anthocyanidin đây là nhóm chất có tác dụng kháng oxy hóa tế bào rất cao, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống ung thư, kéo dài tuổi thọ, chống lão hóa tế bào.
3. Tác dụng thanh lọc, thải độc cơ thể
Theo GS Đỗ Tất Lợi, ngoài công dụng làm thực phẩm, đậu đen được dùng trong Đông y để chế thuốc như nấu với hà thủ ô, làm cho vị thuốc có màu đen. Theo Đông y, những vị thuốc chế với đậu đen có tác dụng bổ thận thủy.
Theo y học hiện đại, trong đậu đen có chứa một lượng khoáng chất vi lượng molypden – một thành phần của enzyme sulfile oxidate nên có tác dụng rất tốt trong việc khử độc sulfates (sunfit) cho cơ thể.
Sulfates (sunfit) là hóa chất có nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn không có lợi cho con người, làm tăng nhịp tim, gây đau đầu hoặc rối loạn chú ý. Một bát đậu đen có chứa tới 172% nhu cầu khoáng chất molypden cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Để thanh lọc cơ thể, có thể dùng đậu đen chế biến thành món ăn hoặc đơn giản là nấu kỹ lấy nước uống hàng ngày. Theo GS Đỗ Tất Lợi, liều dùng hàng ngày của đậu đen là từ 20 – 40g, có thể hơn.
Lưu ý: Đậu đen tuy bổ nhưng chỉ thích hợp với người ở tạng nhiệt (người nóng). Đối với người thể hàn khi chế biến nên cho vài lát gừng để cân bằng.
Khi nấu cần đun kỹ để hoạt chất trong vỏ thoát ra ngoài và dễ tiêu hóa hơn.
Theo Tri Thức Trẻ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)