Tây Tạng: Phật giáo và bóng đá

Hình Tây Tạng: Phật giáo và bóng đá
- Tác giả: admin

Khi đất nước hoàn toàn rơi vào quyền kiểm soát của nhà nước Trung Quốc, những người Tây Tạng lưu vong phân tán trên khắp toàn cầu suy nghĩ thế nào về sợi dây liên kết giữa họ với nhau? Và họ làm thế nào để lưu giữ hồn nước cho thế hệ kế tiếp, khi trẻ em Tây Tạng sẽ giỏi những ngôn ngữ khác hơn là tiếng Tây Tạng?

Trung Quốc đánh đập tu sĩ Phật giáo Tây Tạng

Tây Tạng: Phật giáo và bóng đá image-1732289486504

Trước tiên là tôn giáo: Đạo Phật theo truyền thống Tây Tạng là hồn nước, trong đó Đức Đạt Lai Lạt Ma là biểu tượng cao nhất và là dây nối kết.

Thứ nữa là ngôn ngữ Tây Tạng, ngôn ngữ đặc biệt và riêng biệt của họ, một ngôn ngữ đã được phát triển từ nhiều thế kỷ để ghi chép Kinh Phật.

Và thứ ba, có lẽ là môn thể thao bóng đá – khi quả banh lăn ra sân, già trẻ lớn bé đểu sôi nổi…

Do vậy, người ta không ngạc nhiên, khi mừng sinh nhật thứ 81 của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong những ngày đầu tháng 7, đã có một giải bóng đá đặc biệt tranh tài giữa các đội banh Tây Tạng lưu vong.

Đức Đạt Lai Lạt Ma sinh ngày 6 tháng 7, năm 1935. Hiện đang sống lưu vong ở Dharamsala, Bắc Ấn Độ. Ngài thuyết giảng tại nhiều quốc gia toàn cầu về từ bi, về hòa bình thế giới. Những câu nói được trích dẫn thường xuyên, xem như tiêu biểu của Ngài là:

– Hãy tử tế bất cứ khi nào có thể được. Và luôn luôn, lúc nào cũng là lúc có thể [để tử tế].

– Đây là tôn giáo đơn giản của tôi: không cần chùa, không cần triết lý phức tạp. Chính tâm và trí của chúng ta là chùa, triết lý là lòng tử tế.

– Tình yêu và từ bi là những phẩm tính cần thiết, không phải xa hoa. Không có chúng, nhân loại không sống nổi.

Đó là những giáo lý tuyệt vời. Tuy nhiên, khi dân Tây Tạng lưu vong ngồi với nhau, sau hình ảnh Đức Đạt Lai Lạt Ma và quê nhà của họ, là những trận bóng đá. Khi quả banh tung lên, đôi mắt họ nhìn dõi theo, và niềm vui của họ chan hòa, nói với nhau, cười với nhau, la hét cổ vũ banh bằng tiếng Tây Tạng…  Họ biết rằng những niềm vui đó hy hữu, vì không biết chắc rằng thế hệ kế tiếp sẽ còn lưu giữ hồn Tây Tạng ra sao.

Trong bài viết “Soccer in the Shadows of Everest” (Bóng Đá trong Bóng Mát của Đỉnh Núi Everest),  Karma T. Ngodup – người giữ chức điều hợp viên Hội Thể Thao Quốc Gia Tây Tạng tại Bắc Mỹ — kể rằng khi mẫu thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma từ trần năm 1981, dân Tây Tạng lưu vong ở Dharamsala đã khánh thành giải Gyalyum Chenmo Memorial Gold Cup (GCMGC) Soccer Tournament để tưởng nhớ bà với một cúp biểu tượng làm bằng vàng và bạc, trong đó có những viên đá nửa phần quý (semi-precious stones).

Đó là cách người Tây Tạng bày tỏ lòng yêu thương và tôn quý của họ đối với một bà mẹ vĩ đại, người được tưởng nhớ với lòng tử tế vô bờ.

Tây Tạng: Phật giáo và bóng đá image-1732289487276

Giải bóng đá đầu tiên đó – viết tắt: GCMGC – thi đá ở Làng Trẻ Em Tây Tạng vào tháng 10-1981. Chiếc cúp đầu tiên thiết kế ở viện nghiên cứu Norbulingka Institute, với những viên đá từ văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Thế rồi, bất ngờ năm 1998, qua lời mời của một ban nhạc Ý Đại Lợi có tên là Dinamorock, một đội tuyển  quốc gia Tây Tạng thành lập để thi đấu ở thành phố Bologna, Italy.

Thế rồi một nghệ sĩ bụi đời Đan Mạch tên là Michael Nybrant nghĩ ra một cuộc lưu diễn thi tài cho Đội Tuyển Quốc Gia Tây Tạng, tham dự nhiều trận đấu trên các sân bóng ở Đan Mạch, Đức quốc và Thụy Sĩ năm 2001.

Trước chuyến thi đấu lưu diễn Châu Âu, đội banh quốc gia Tây Tạng hội kiến Đức Đạt Lai Lạ Ma, và Ngài nói rằng không rõ tương lai các đội tuyển quốc gia Ấn Độ, Nepal và Bhutan (những nơi đông người Tây Tạng lưu vong) có những cơ duyên tương tự tranh tài hải ngoại không.

Thế rồi đội tuyển quốc gia Tây Tạng thi đá một vòng nước Pháp năm 2003, rồi liên lạc với các viên chức FIFA.

May mắn, trong năm 2004, FIFA ban cấp cho đội tuyển Tây Tạng [lưu vong]  vị trí FIFA thứ 175. Đó là lần đầu tiên dân tộc Tây Tạng lưu vong có vị trí đội tuyển ở danh sách FIFA. Vinh dự này chỉ kéo dài 2 ngày. Sau khi nhà nước Trung Quốc phản đối, FIFA gỡ tên đội tuyển Tây Tạng, nói là chưa đủ điều kiện hội đủ để được công nhận.

Đương nhiên, chuyện này đã đưa đội tuyển bóng đá Tây Tạng lên trang nhất các báo quốc tế.

Thế rồi trong Giải World Cup 2006, vì Trung Quốc cản trở, đội tuyển Tây Tạng tới Đức quốc để tham dự giải bên lề, song song, có tên là FIFI Wild Cup.

Gọi là Giải FIFI, vì tổ chức bởi Federation of International Football Independents (FIFI), tức là Liên Đoàn Bóng Đá Độc Lập Quốc Tế. Chuyên thi đấu cho các đội tuyển không được công nhận bởi FIFA, và cho các đội FIFA từ Asian Football Confederation (Liên Đoàn Bóng Đá Châu Á – AFC).

The Tibet National Football TeamNăm 2008, đội tuyển Tây Tạng đi một vòng Châu Âu lần nữa, dự 8 trận banh quốc tế.

Và trong năm 2016, Giải GCMGC tổ chức lần đầu ở Toronto, Canada. Tham dự là các đội Tây Tạng vùng Bắc Mỹ. Giải này cũng là lần đầu tổ chức ngoài Ấn Độ.

Đội Cholsum Football Club (CFC từ Toronto) thắng đội New York Tibet United (từ New York) với tỷ số 4-3.

Trận chung kết này diễn ra sau buổi lễ có văn nghệ trình diễn theo nghi thức cổ truyển Tây Tạng. Đội CFC thắng giải vô địch, trị giá 3,000 USD và cúp. Đội về nhì là từ Calgary, được 1,000 USD.

Cuộc thi tài bóng đá diễn ra ở Toronto với 12 đội banh từ Hoa Kỳ, Canada và Châu Âu tới, kéo dài 4  ngày thi đấu từ 7 tháng 7 tới ngày 10 tháng 7-2016. Trùng hợp với sinh nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Đó cũng là những trận banh lưu giữ hồn dân tộc Tây Tạng… Bên cạnh những đỉnh cao của Phật giáo Tây Tạng.

Cũng là điều để suy nghĩ về những gì luu giữ được hồn nước Việt… khi phải sống bên cạnh người láng giềng khổng lồ phương Bắc. Mối dây liên kết bền chắc những hồn dân tộc tất nhiên phải là một nền văn hóa độc đáo, nơi đó các vua nhà Trần đã động viên được toàn dân, và cả ngựa đá – vì lòng từ bi mà ra trận, và khi binh giáp xếp lại, là vào chùa tĩnh tu.

Nguyên Giác

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả những bài học về

Chùa Phước Huệ: Chư hành giả Tăng – Ni Giáo đoàn VI cùng nhau “Sống chung tu học”

9g sáng, ngày 6/1/2025 nhằm mùng 7/12/Giáp Thìn. Hòa thượng Giác Minh, Giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ đã thân lâm về chùa Phước Huệ, khu phố Long An, phường Long Phú, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang theo lời mời của Thượng tọa Giác Nhuận trưởng Ban tổ chức khóa tu lần 7

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này ngày càng thu hút

Gập ghềnh con đường đến trường

Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức khỏe bà ngày càng

Sống tích cực là con đường tới thành công

Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi về khó

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam bảo. Anh còn tham

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa Trên đường đi, hai

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều tò mò cho người