Ta là người đáng trách nhất chứ không phải người khác

Hình Ta là người đáng trách nhất chứ không phải người khác
- Tác giả: admin

Thường thì người ta hay trách người khác trước khi trách mình, chúng ta tu Phật phải ngược lại, tự trách mình trước.

Ta là người đáng trách nhất chứ không phải người khác image-1731726941744

Dễ thay thấy lỗi người, 

Lỗi mình thấy mới khó.
Lỗi người ta phanh tìm,
Như lựa thóc trong gạo
Còn lỗi mình che giấu,
Như kẻ gian giấu bài.

Tức là thấy lỗi người ta thì dễ, thấy lỗi mình mới khó. Lỗi người khác thì cố moi tìm như lựa thóc trong gạo; còn lỗi mình thì che giấu cho qua như kẻ gian giấu bài. Đó là thói quen.
Vì thường thấy lỗi người mà không thấy lỗi mình nên thành ra tự cao tự đại, rồi dễ bực mình, thấy anh đó cứ lầm lỗi hoài, cứ dở hoài mà không biết bản thân mình cũng có cái dở. Cho nên, nếu là người thường soi lại mình, lỡ thấy huynh đệ có sai sót thì cũng thông cảm, vì lâu lâu mình cũng có những cái dở, nhờ vậy ít bực bội. Nếu người mà lúc nào cũng tự cho là mình đúng, là tốt khi thấy người ta sai chút là dễ bực bội, rồi cứ lo trách người mà ít chịu trách mình.

Đó là những kinh nghiệm, là lẽ thật để chúng ta thường tự soi, tự kiểm lại mình, thấy được những cái sai sót của mình, dám nhận lỗi, dám nói lời xin lỗi, tạo không khí vui hòa, cũng là cách tiến tu. Có thấy được sai sót của mình, chúng ta mới sửa để tiến bộ, còn tưởng mình tốt thì không còn muốn nghe ai khuyên dạy nữa, cố chấp như vậy thì lỗi càng nhiều.
Một yếu chỉ để sống tốt nữa là phải thường tự trách mình trước khi trách người. Nghĩa là phải khéo tự trách mình trước rồi mới trách người sau, chứ đừng có trách người trước khi trách mình. Thường thì người ta hay trách người khác trước khi trách mình, chúng ta tu Phật phải ngược lại, tự trách mình trước. Đó cũng là cách giải tỏa nhiều phiền não cho mình. Bởi vì cứ lo trách người mà không dám trách mình, cứ đổ lỗi cho người còn mình lúc nào cũng tốt nên dễ sinh phiền não, bực bội bất mãn.

Cuối cùng, thấy ai cũng đáng trách hết, còn mình thì sao? Đây là một kinh nghiệm mỗi khi bị huynh đệ làm điều gì bất như ý cho mình thì phải tự xét tìm xem bản thân đã có khuyết điểm gì, nên người mới đối xử như vậy. Thí dụ họ cư xử tệ, có vẻ khinh thường mình, thì trước khi trách họ chúng ta phải trách mình trước, nghĩ lại chắc mình tu cũng có chỗ khiếm khuyết gì đó, hay đức hạnh của mình còn kém nên mới như vậy. Nếu như đức của mình cao thì họ đâu đối xử xấu. Quán xét kỹ thì sẽ thấy nhẹ nhàng, bớt phiền trách người khác. Tự kiểm mình để tu thêm chút nữa, vun bồi đức hạnh mình thêm chút nữa, được vậy thì tâm nhẹ nhàng và tu tiến thêm. Ngược lại, chưa gì đã trách người khác, thì càng sanh bực bội, càng thêm phiền não, không khí càng nặng nề hơn nữa.
Có câu chuyện về hai nhà họ Trương họ Lý. Một hôm, người bên nhà họ Lý qua nhà họ Trương hỏi : “Sao mọi người nhà anh sống với nhau vui vẻ, hài hòa rất là hay; còn nhà tôi năm ba bữa là cãi nhau, nhà anh có thuật sống gì hay vậy?”. Anh họ Trương nói: “Đâu có gì lạ! Mọi người trong nhà tôi luôn thấy mình là người xấu, còn nhà anh ai cũng thấy mình tốt nên mới như vậy”. Anh họ Lý ngạc nhiên: “Là người tốt tại sao lại cãi vã”. Họ Trương mới nói: “Ví như có một chén trà để trên bàn, một người đi qua vô ý đụng cái bàn, bàn chao làm rơi vỡ chén trà. Người nhà của anh không nhận lỗi, mà còn lớn tiếng trách: “ Ai để chén trà không ý tứ, phải để vào trong thì đâu có bể ?”. Người để chén trà cũng không chịu thua, cãi lại: “ Tôi để đó đâu có sao, tại anh vô ý làm bể, còn trách”.

Vì ai cũng thấy mình tốt, mình phải nên mới xảy ra cãi nhau. Còn nếu là người nhà của tôi khi gặp sự việc như vậy sẽ nhỏ nhẹ xin lỗi: “Tôi lỡ vụng làm đổ chén trà, thành thật xin lỗi”. Người để chén trà nghe vậy, cũng sẽ nói: “Cũng không thể trách anh, do tôi sơ ý để chén trà ở gần mép bàn nên mới bị đụng đổ. Đây là lỗi của tôi”. Hai người cùng nhận lỗi hết nên không cãi vã, trong nhà luôn an vui và tốt đẹp. Còn nhà anh ai cũng tốt thì lỗi về phần ai .Nếu khi có lỗi mà không nhận lỗi thì đó là nguy hiểm, khiến người kia tức giận thành ra cãi vã, tranh chấp nhau cũng từ chỗ đó.
Nếu hai người đều đúng mà hai cái đúng chạm nhau thì tóe lửa, rõ ràng là như vậy. Nên phải nhận lỗi, tập nói lời xin lỗi, đó là yếu chỉ để sống hòa hợp, vui vẻ. Đây là những bài học thực tế, chúng ta phải hiểu được ý nghĩa đó để tập sống hòa hợp. Muốn được vậy thì phải thường tự kiểm tra mình đừng lo kiểm tra người

Nếu có ai lỡ làm phiền huynh đệ, phiền người chung quanh mà còn tự ái cố chấp, làm mặt lạnh thì cuộc sống làm sao có sự thông cảm? Có nhiều trường hợp, hai xe đụng nhau, không ai chịu nhận lỗi, người này đổ qua người kia, người kia đổ qua người nọ thành ra cãi nhau; nếu lỡ chạm nhau chỉ cần bước xuống xe nói lời: “Xin lỗi tôi lỡ chạm anh” thì chắc là sự việc nhẹ nhàng. Cũng vậy, trong cuộc sống nếu cứ lo đổ lỗi cho nhau, trở thành bất mãn với nhau, rồi tự sanh phiền não, cuộc sống càng đưa đến tình trạng đen tối hơn, nguyên do cũng chỉ vì cố chấp mà ra.Cho nên, người học đạo phải khéo tự kiểm tra và phải biết nói được lời “xin lỗi”. Có miệng là nói được. Chỉ cần khéo buông bớt cái “tôi” này một chút thôi thì sống gần với nhau, thương nhau hơn. Sẵn sàng xin lỗi tất cả. Đó là bài học mà tất cả người tu chúng ta cần phải thực tập.

HT. Thích Thanh Từ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả những bài học về

Chùa Phước Huệ: Chư hành giả Tăng – Ni Giáo đoàn VI cùng nhau “Sống chung tu học”

9g sáng, ngày 6/1/2025 nhằm mùng 7/12/Giáp Thìn. Hòa thượng Giác Minh, Giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ đã thân lâm về chùa Phước Huệ, khu phố Long An, phường Long Phú, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang theo lời mời của Thượng tọa Giác Nhuận trưởng Ban tổ chức khóa tu lần 7

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này ngày càng thu hút

Gập ghềnh con đường đến trường

Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức khỏe bà ngày càng

Sống tích cực là con đường tới thành công

Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi về khó

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam bảo. Anh còn tham

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa Trên đường đi, hai

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều tò mò cho người