Tâm- đối tượng cốt yếu khi bạn quan tâm đến Phật pháp, thậm chí có người đã nói: nghĩ đến Phật, trước hết phải nói đến tâm. Khái niệm “tâm” mà Phật nói đến rất rộng.
Trong thực tế đời sống, người ta thấy có “tâm” của đời thường như Nguyễn Du đề cập “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài” hay bây giờ người ta thường nói: sống phải có tâm, anh là người có tâm v.v…. “tâm” mà kinh điển Phật giáo hướng đến sâu sắc hơn thế rất nhiều, có thể hiểu đấy là phạm trù bao chúa hết tư tưởng con người, tinh thần và ý thức chứ không thuần theo nghĩa đen đời sống: tâm là lòng tốt, nhân….
Tu theo Đạo phật là tu tâm, đào luyện tâm, gột rửa đánh thức tâm như làm lộ ra hạt ngọc trong chéo áo, lộ ra hằng giá trị sẵn có của chính mỗi cá nhân. Nói đến con người, theo Phật giáo, đương nhiên nói đến tâm. Công phu, trì niệm, hành tập, tạo công đức..hết thảy đều nhằm làm tâm người con Phật sáng trong như tâm của đức Phật hay, trên con đường hướng đến có tâm như đức Phật theo luận điểm: ai cũng có khả năng thành Phật.
Dưới ánh sáng của tiến hóa, khoa học, tâm có thể được diễn giải bởi các cách thức và ngôn từ khác hơn song bản chất vẫn thế: tâm là toàn bộ tồn tại và hoạt động tư tưởng của con người trên nền não bộ. Theo cách nói của triết học duy vật, “tâm” của Phật giáo có thể hiểu như toàn bộ hoạt động ý thức bào gồm tư duy, tình cảm, cảm xúc, ý chí, trí nhớ…. Những cách tiếp cận khác nhau không thể thay đổi bản chất hằng có của tâm vốn đã được Đức Phật nhận ra nghìn năm trước.
Phật đã ngộ ra mọi khổ đau, hạnh phúc đều ở tâm và do tâm của chính mình và điều đó phân biệt cách hiểu nguyên nhân khổ đau hạnh phúc từ vật chất của triết học vô thần.
Tâm có sức mạnh vô biên hơn nhiều cách hiểu của phàm nhân. Khi đã có một tâm tịch lặng, trong suốt, kiên cố và đầy ánh sáng Phật pháp, một tâm an lạc hàm chứa đủ định – huệ, bạn đương nhiên có một sức mạnh bất khả tư nghị: không ai có thể làm bạn sợ hay dao động, không gì có thể lung lạc…. Bạn từng thấy oai nghi của bậc xuất gia đủ hạnh tren từng bước chân an lạc: vâng, đấy là oai nghi của tâm thanh tịnh, không sợ hãi, sáng suốt và đứng đường đạo. Đấy chính là sức mạnh to lớn.
Người tu đạt đạo kiểm soát được tâm vốn “viên ý mã” vận động trong từng sát na, định được, tức là chủ động được một sức mạnh lớn lao.
Trong một duyên may được diện kiến một thiền sư trên núi, bậc cao minh đã khai ngộ về “tâm” đúng mấy câu ngắn: tu là gì? là sữa. Sửa gì? Đáp: sửa tâm. Tâm đâu mà sửa? À, tâm không…
Một tâm thấu suốt như hằng có, thực sự an lạc và thanh tịnh, đạt ngộ- đấy là tâm không, hạt ngọc. Tâm không, không còn gì để sửa, thế là tâm chứng rồi đấy..
Hiểu nông cạn, nói nôm na, chắc chắc bị cười chê.
Sức mạnh của tâm là vậy, tâm không là đã hòa quyện với vũ trụ trong chiều kích không gian – thời gian vô tận, còn gì mạnh mẽ hơn thế?
Bạn thấy sao?
Nguyễn Thành Công