Sống hướng thiện để cảm ơn cuộc đời

Hình Sống hướng thiện để cảm ơn cuộc đời
- Tác giả: admin

Xuất thân trong một gia đình đông anh em tại huyện Cái Nước (tỉnh Cà Mau), ông Võ Hoàng Yên từng trải qua tuổi thơ nghèo khó. Nhưng với chí tiến thủ, ông Yên đã nỗ lực học tập để có được tấm bằng cử nhân trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Rồi cái duyên đưa đẩy ông đến với nghề bấm huyệt, phục hồi chức năng cho người khuyết tật, giúp họ có cơ hội hoà nhập cộng đồng.

Cái duyên đến với nghề thuốc đông y

Có lẽ cuộc sống thiếu thốn với những bữa cơm độn khoai, độn sắn và được lớn lên nhờ sự cưu mang của nhà chùa nên ông Võ Hoàng Yên càng có thêm nghị lực để vượt qua mọi khó khăn. Ông Yên kể rằng, tuổi thơ của ông từng phải ăn đói, mặc rách, nhiều hôm nhà hết gạo, mẹ ông phải đi vay từng bát gạo, củ khoai để lo cho các con được ấm bụng. Cũng vì đói khổ nên ông được ba mẹ gửi vào chùa Hưng Nghĩa Tự (huyện Cái Nước) nương nhờ cửa phật khi ông còn rất nhỏ và chỉ thỉnh thoảng ông mới được ba mẹ tới thăm.

Sống hướng thiện để cảm ơn cuộc đời image-1731725471432

GS.VS.TSKH Đặng Vũ Minh bắt tay chúc mừng bệnh nhân là người khuyết tật tại cuộc Hội thảo về cách chữa bệnh, bấm huyệt của ông Yên

Cứ như thế, tuổi thơ của ông lớn lên cùng sự bình yên của tiếng chuông chùa, sự đùm bọc, chở che, dạy dỗ của các sư thầy. Cũng chính nơi đây đã cho ông học được nhiều điều hay lẽ đẹp từ sự chỉ bảo của các sư thầy, những bài kinh phật đã dạy ông sống hướng thiện. Nhờ sự cưu mang của nhà chùa, ông đã được theo học tới nơi tới chốn như bao đứa trẻ đồng trang lứa để có được tấm bằng cử nhân trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, cũng như được chữa khỏi căn bệnh vẹo cột sống bằng phương pháp bấm huyệt.

Mặc dù có tấm bằng cử nhân Luật loại giỏi, nhiều đơn vị sẵn sàng mở rộng cánh cửa chào đón, nhưng ông Võ Hoàng Yên lại khước từ để rẽ sang niềm đam mê với nghề y học cổ truyền năm 2006, với hy vọng có thể cứu chữa, phục hồi chức năng cho thật nhiều người khuyết tật, các bệnh nhân nghèo mắc căn bệnh thoái hoá cột sống, giúp họ trở về với cuộc sống đời thường.

Nhờ nhà chùa chỉ bảo tận tình và sự cần cù, chịu khó học hỏi, trau dồi thêm kiến thức y học cổ truyền, ông Yên đã tìm ra được một phương pháp bấm huyệt mới đem lại hiệu quả cao.

Trở thành Lương y giỏi

Công việc của ông Võ Hoàng Yên thời gian đầu gặp nhiều trắc trở vì ông không có giấy phép hành nghề. Ông Yên quyết định không mở rộng, quảng bá mà chỉ nhận chữa bệnh cho bạn bè, giúp người khuyết tật phục hồi chức năng miễn phí. Nhờ phương pháp bấm huyệt và những bài thuốc đông y của riêng ông, nhiều người khuyết tật mắc chứng bệnh bại liệt đã nhúc nhắc đi lại, những người bị điếc câm cũng có thể nghe, nói những câu từ đơn giản và niềm vui ông nhận lại không phải là khoản tiền chữa bệnh, cũng chẳng phải là những món quà giá trị, thứ ông nhận được là những lời cảm ơn, là giọt nước mắt hạnh phúc của người bệnh.

Tiếng lành đồn xa, ông Yên được một số nhà sư mời về các chùa chữa bệnh từ thiện cho người khuyết tật nghèo ở các tỉnh Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước. Nhờ những bài viết, phóng sự về người thầy thuốc không bằng cấp, năm 2011 Liên Hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật và Hội Đông y tỉnh Bình Phước đã giúp ông Yên tổ chức một cuộc hội thảo về cách chữa bệnh, bấm huyệt của ông trước sự chứng kiến của các nhà chuyên môn đông y, tây y của Trung ương, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam, trong đó có sự tham dự của Giáo sư Hoàng Bảo Châu, Nguyên Viện trưởng Viện Y học Cổ truyền Việt Nam. Tại hội thảo, các trường hợp được ông bấm huyệt, bốc thuốc đã có sự thuyên giảm do các giáo sư kiểm chứng, đặc biệt với những bệnh nhân bị mắc bệnh điếc câm, bại liệt đã có dấu hiệu chuyển bệnh rõ rệt.

Sống hướng thiện để cảm ơn cuộc đời image-1731725471979

Lương y Võ Hoàng Yên tận tình chữa bệnh miễn phí cho người khuyết tật nghèo

Ông Yên cho biết: “Sau thành công tại hội thảo, tôi tiếp tục chữa thực nghiệm và báo cáo lý thuyết theo đề nghị của Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng ánh Sáng (LIGHT) thuộc Liên hiệp Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Tôi thực sự vui mừng bởi sau nhiều năm làm nghề, đến tháng 12/2011 tôi chính thức được công nhận là Lương y và được cấp phép hành nghề. Mặc dù phương pháp chữa bệnh của tôi chỉ phục hồi chức năng từ 15 – 20% cho những người khuyết tật, điếc câm, bại liệt nhưng tôi vẫn sẽ cố gắng từng ngày để có thể giúp họ thuyên giảm bệnh tình”.

Công việc khám bệnh, bấm huyệt, phục hồi chức năng miễn phí cho người khuyết tật dường như đã choán hết thời gian của người lương y nhiều tâm huyết với nghề, nhưng để có kinh phí giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh ấy, ông phải cố gắng lao động, chăm lo cho Công ty Cổ phần Phú Bình Yên chuyên trông và sản xuất cao su – nơi ông làm Giám đốc. Ông cũng đầu tư khu đất rộng trồng thuốc Nam, để có sẵn nhiều loại cây thuốc chữa bệnh miễn phí cho người khuyết tật.

Ước ao lớn nhất trong suốt quãng thời gian làm nghề của lương y Võ Hoàng Yên, đó là có thể dùng phương pháp chữa bệnh bấm huyệt giúp ích cho đời, mang lại hy vọng, sức sống mới cho người khuyết tật, người bệnh nghèo. Bởi lẽ đó, ông đã dồn hết khả năng, vay mượn kinh phí thành lập Trung tâm Phục hồi chức năng và dưỡng sinh Võ Hoàng Yên tại Hà Tĩnh vào tháng 9/2012. Trung tâm tiến hành khám, phục hồi chức năng cho các bệnh nhân mỗi tháng một đợt và được bắt đầu vào ngày 20 hàng tháng và lịch đăng ký khám vào các ngày 2,4,6. Ngoài sự ra đời của Trung tâm, ông Yên đã xây dựng 9 phòng thuốc Nam ở nhiều địa phương các tỉnh phía Nam để khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người khuyết tật nghèo. Nhìn về phía xa, đôi mắt của ông ánh lên sự mãn nguyện, vui mừng khi phòng thuốc Nam thứ 10 sắp ra đời tại xã Gia An (Tánh Linh – Bình Thuận) sẽ có thể chia sẻ khó khăn, đem tới hạnh phúc, tiếng cười cho thật nhiều mảnh đời bất hạnh. Với ông, sự ra đời của các phòng khám và Trung tâm là tất cả tâm nguyện ông muốn dành tặng cho đời để cảm ơn cuộc đời cho ông có cuộc sống ý nghĩa như ngày hôm nay.

Theo: T/c Người Bảo Trợ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả những bài học về

Chùa Phước Huệ: Chư hành giả Tăng – Ni Giáo đoàn VI cùng nhau “Sống chung tu học”

9g sáng, ngày 6/1/2025 nhằm mùng 7/12/Giáp Thìn. Hòa thượng Giác Minh, Giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ đã thân lâm về chùa Phước Huệ, khu phố Long An, phường Long Phú, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang theo lời mời của Thượng tọa Giác Nhuận trưởng Ban tổ chức khóa tu lần 7

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này ngày càng thu hút

Gập ghềnh con đường đến trường

Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức khỏe bà ngày càng

Sống tích cực là con đường tới thành công

Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi về khó

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam bảo. Anh còn tham

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa Trên đường đi, hai

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều tò mò cho người