Phương pháp giảng dạy các lớp Phật pháp căn bản & nâng cao

Hình Phương pháp giảng dạy các lớp Phật pháp căn bản & nâng cao
- Tác giả: admin

Để đem Phật pháp vào đời sống cộng đồng, đặc biệt là giới thanh thiếu niên. Chúng tôi xin nêu ra những phương pháp sau đây để chư huynh đệ cùng tham khảo và thực nghiệm cho chương trình giảng dạy CÓ LỢI ÍCH THIẾT THỰC HƠN:

Phương pháp giảng dạy các lớp Phật pháp căn bản & nâng cao image-1732289250323

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC LỚP PHẬT PHÁP CĂN BẢN VÀ NÂNG CAO

PHƯƠNG PHÁP CẬP NHẬT THÔNG TIN: tức cập nhật thông tin mới nhất trên báo, tạp chí hay Internet, v.v…về Phật giáo và các tôn giáo khác để làm sinh động bài học và làm thắt chặt thêm tình đoàn kết dân tộc. Bên cạnh đó là những thông tin về xã hội hiện đại chúng ta đang sống tránh việc dốt thông tin. Chúng tôi xin chia ra làm hai nhóm:
+ Phật giáo và dân tộc.
+ Cộng đồng xã hội và thế giới.
– PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC: đây là phương pháp chuẩn kiến thức và mang tính thách thức, khơi tính tò mò nơi các em. Các giảng viên đều nên tạo ra nhiều câu hỏi trắc nghiệm mang phong thái khác nhau, giúp Pháp Phật không bị cứng nhắc, mà luôn uyển chuyển và sống động, rất gần với cuộc đời. Chúng tôi xin chia ra làm hai nhóm:
+ Nội điển (Phật học).
+ Ngoại điển (khoa học & đời sống, phong tục & tập quán).
– PHƯƠNG PHÁP DIỄN ĐẠT Ý TƯỞNG: tạo tính tự chủ và sáng tạo nơi các em, có thể diễn đạt bằng nhiều cách biểu cảm khác nhau qua hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống, giúp các em yêu cuộc đời và xác định lý tưởng của mình. Chúng tôi xin chia ra làm hai nhóm:
+ Diễn đạt bằng văn nói.
+ Diễn đạt bằng văn viết.
– PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN ĐỀ TÀI: Giảng viên nên chọn đề tài thật sinh động về các thói quen, cá tính, tình cảm, v.v… cho các em chia sẻ khi kết thúc bài giảng.
– PHƯƠNG PHÁP PHÂN BIỆT VÀ LOẠI SUY: trong cuộc đời luôn có 2 mặt tích cực và tiêu cực, chúng ta nên tạo ra những minh chứng hữu ích, những ví dụ cụ thể, những phương thức sống tha hóa, v.v… cho các em tự loại suy và đánh giá, giúp các em nhận diện ra cái đúng, cái sai và cải thiện cuộc sống tốt hơn. Đây cũng là cách để tạo trực quan sinh động và lý luận lôgic. Chúng tôi xin chia ra làm ba nhóm:
+ Mặt tốt và chưa tốt.
+ Mặt mạnh và chưa mạnh.
+ Mặt có ích và vô ích.
– PHƯƠNG PHÁP TẠO CẢM XÚC: mỗi giảng viên nên tạo cảm xúc hưng phấn và điềm tĩnh cho mình trước khi đứng lớp bằng nụ cười tự tin, cách nói dí dỏm dễ thương, một bài hát, một đoạn thơ hay một câu danh ngôn, v.v…, đặc biệt là nên hướng ánh mắt về hội chúng để trãi rộng tâm từ và thiết lập truyền thông.
Ví dụ: Dạy bằng hình vẽ: chọn những hình vẽ sinh động hay những hình mang nội dung của bài giảng mà ta có sẵn cho các em thêm lời.
– PHƯƠNG PHÁP ĐỌC SÁCH: khi đọc sách tức là lúc chúng ta cùng nhau sáng tác, giúp các em ý thức “sách chính là thầy”. “Học trò một ngày không đọc sách trên mặt đóng rét khó coi, nói năng thì nhạt nhẽo khó nghe” (Cố TT. Thích Chơn Thanh).
– PHƯƠNG PHÁP CHƠI MÀ HỌC – HỌC MÀ CHƠI: sử dụng các trò chơi thành bài học và ngược lại.
Sử dụng các trò chơi thành bài học và ngược lại.
+ Danh ngôn tự chế:
Vd: danh ngôn về bạn bè:
vd: sự giàu sang tạo nên bạn bè và sự hoạn nạn thử thách họ.
+ NẾU ….THÌ….
+ Trò Chơi Thử Đoán Cảm Xúc Qua Hình Dáng Bên Ngoài
Cách chơi: quản trò tìm ra một người bạn làm mẫu, sau đó cả nhóm sẽ tập làm thầy tướng phát hiện ra tâm tư tình cảm và sở thích của người bạn ấy. Nếu chỉ số đúng càng nhiều thì chính là người thắng cuộc.
+ Trò Chơi Tìm Người Bạn Lý Tưởng
Bạn hãy chọn ra người bạn chân chính mà bạn cần tìm kiếm?
a. Nhiệt tình, hết lòng vì bạn.
b. Vô tâm, nhí nhảnh hồn nhiên.
c. Thâm trầm, kỷ tính.
d. Luôn hòa nhã với mọi người.
e. Chỉ nghĩ đến một mình bạn thôi.
– PHƯƠNG PHÁP HỌC QUA BÀI NHẠC: tìm những bài nhạc có tính giáo dục thích hợp cho bài học.
– PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BẰNG SỐ ĐẾM: sử dụng các số đếm 1,2,3,4,5…để minh họa cho bài giảng. Ví dụ: dạy CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT, ta viết từ 1 – 100 lên bảng, sau đó khoanh tròn các con số như ,,,,19,30,49,80 để nhấn mạnh những khoảng thời gian quan trọng trong cuộc đời đức Phật.
– PHƯƠNG PHÁP ĐẶT CÂU HỎI: gợi ý cho các em tập đặt những câu hỏi có liên quan đến bài học.
– PHƯƠNG PHÁP PHẢN BIỆN: thầy trò cùng học, cùng bắt bí lẫn nhau, và cùng tìm câu trả lời thích hợp.
– PHƯƠNG PHÁP THẦY HỌC, TRÒ HỌC, THẦY TRÒ CÙNG HỌC: khi học bài mới, thầy chỉ viết ra tiêu đề, phát mỗi trò một tờ giấy và viết về tiêu đề đó theo sự hiểu biết của mình. Sau đó bài của trò này đem cho trò khác đọc cho cả lớp nghe. Và cuối cùng là kết luận của thầy/ cô giáo.
– PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM: đây chính là mặt chìm vì nó thiêng về đời sống tâm linh, giúp các em thư giản và thực tập những phong thái an nhiên điềm tĩnh của Phật môn. Mục đích đưa các em trở về với chính mình để hóa giải nội kết và tập khắc chế bản thân. Chúng tôi xin chia ra làm bảy phương thức:
+ Thực tập tĩnh thức (đi, đứng, nằm, ngồi trong chánh niệm).
+ Thực tập xá chào trong chánh niệm.
+ Thực tập lễ Phật trong chánh niệm.
+ Thực tập sổ tức (theo dõi hơi thở ra vào trong chánh niệm).
+ Thực tập niệm phật trong chánh niệm.
+ Thực tập trì chú trong chánh niệm.
+ Thực tập tụng Kinh trong chánh niệm.
Bên cạnh đó chúng tôi thỉnh nguyện sự dấn thân của chư huynh đệ. Hãy góp một phần trí lực của mình để hoàn thiện phương cách giảng dạy Phật pháp tốt và hiệu qủa hơn.

Ban Biên Tập BHP biên soạn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả những bài học về

Đại lão Hòa thượng Giác Giới tán thán tinh thần tu học chư tôn đức Giáo đoàn VI

4g sáng nay, ngày 5/1/2025 nhằm 6/12/Giáp Thìn, chư tôn đức Tăng – Ni các miền tịnh xá trực thuộc Giáo đoàn VI, Hệ phái Khất sĩ vân tập về chánh điện chùa Phước Huệ, khu phố Long An, phường Long Phú, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang thiền tọa và sau đó thiền

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này ngày càng thu hút

Gập ghềnh con đường đến trường

Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức khỏe bà ngày càng

Sống tích cực là con đường tới thành công

Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi về khó

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam bảo. Anh còn tham

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa Trên đường đi, hai

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều tò mò cho người