Phía sau ‘nước mắm arsen’

Hình Phía sau ‘nước mắm arsen’
- Tác giả: admin

Khi những giới hạn về đạo đức trong kinh doanh không được vạch ra và tuân thủ, người ta sẽ không lường được hậu quả của nó. Câu chuyện “nước mắm nhiễm arsen” là ví dụ mới nhất.

Phía sau ‘nước mắm arsen’ image-1732288882111

Những thực phẩm bẩn, chứa chất độc hại đang rình rập con người hằng ngày.


Tôi khởi nghiệp kinh doanh sớm và có chút thuận lợi khi gặp được nhiều khách hàng là những công ty, tập đoàn nước ngoài có lịch sử lâu đời. Chính họ là những người thầy dạy cho tôi về những bài học sống đầu đời.

Năm 24 tuổi, tôi lần đầu tiên mang hàng hóa từ xưởng của mình đi triển lãm ở Frankfurt, Đức. Trong thời gian triển lãm, ngày nào cũng có một ông già có đôi mắt tinh anh đi qua đi lại nhìn ngắm và hỏi vài câu bâng quơ. Ngày cuối ông ấy dẫn một nhóm đến và chúng tôi có giao kèo lớn đầu tiên với một tập đoàn Top 3 châu Âu về trang trí nội thất.

Sau triển lãm, tôi về nước hí hửng chờ đơn hàng. Nhưng email đầu tiên tôi nhận được là một bộ hồ sơ cỡ 8 trang A4 với yêu cầu đọc kỹ và ký tên gửi lại cho họ. Bộ hồ sơ có tên Supplier Code of Ethics (Bộ quy tắc đạo đức cho nhà cung cấp). Tôi tá hỏa vì trong đó có nhiều quy định và mức phạt về các vi phạm môi trường, nguyên liệu an toàn, trách nhiệm xã hội với công nhân, đạo đức kinh doanh và tôn trọng tôn giáo, văn hóa. Một người từng học luật như tôi mất cả tuần nghiên cứu mới trả lời được… Sau đó là thời gian dành cho việc thử nghiệm: các chất độc hại có trong sản phẩm hay không, nhà máy có đảm bảo về an toàn lao động, điều kiện sống của công nhân ra sao…

Sau này khi gặp lại ông già kỳ dị đó, tôi mời ông đi ăn tối và hỏi tại sao công ty ông lắm thủ tục giấy tờ “màu mè” như vậy. Ông ấy kể, ông cố nội ông đẻ ra công ty này và tới giờ cháu ông đang quản lý. Họ tồn tại mấy trăm năm nay là nhờ những thứ được cho là “màu mè” này.

Từ đó, khi làm việc với tất cả khách hàng lớn từ Mỹ, Australia hay châu Âu, tôi đều phải ký và tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử, mà không cảm thấy phải băn khoăn điều gì nữa.

Ngoài nội thất, tôi còn làm việc tay trái là về truyền thông. Tôi lại gặp những điều tương tự. Các công ty nghiêm túc đều yêu cầu chúng tôi phải ký cam kết tuân thủ các quy tắc đạo đức trong công việc truyền thông và tiếp thị cho họ. Có một tập đoàn lừng danh còn yêu cầu toàn bộ thành viên liên quan dành một ngày ngồi học về những quy tắc này.

Nhưng khi làm việc với các đối tác Việt Nam, kể cả những công ty nghìn tỷ, thì không một công ty nào có Code of Ethics để yêu cầu đối tác, nhân viên hay nhà cung cấp phải ký và tuân thủ. Đó là sự khác biệt.

Khi những giới hạn về đạo đức trong kinh doanh không được vạch ra và tuân thủ, người ta sẽ không lường được hậu quả của nó. Câu chuyện “nước mắm nhiễm arsen” là ví dụ mới nhất. Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn sáng nay đã phải lên tiếng thể hiện nghi ngờ rằng đây là “một sự cố truyền thông”. Ông đề nghị cơ quan chức năng điều tra làm rõ động cơ, truy ra sự câu kết, xác định mức độ sai phạm và hậu quả để xử lý nghiêm minh nhằm “cứu được ngành sản xuất nước mắm truyền thống thoát khỏi cơn điêu đứng”.

Nếu có ai đó đứng sau toàn bộ kế hoạch này, tôi cho rằng, họ đã thành công trong việc tạo ra nỗi sợ như làn sóng lan rộng tới từng bếp ăn mỗi gia đình. Nhưng chiến thuật tưởng chừng bài bản đó phản tác dụng vì họ vi phạm một trong những nguyên tắc tối kỵ trong các Code of Conduct thường có: đạo đức kinh doanh và tôn trọng văn hóa bản địa

Khi bạn muốn “lùa” người tiêu dùng về phía mình bằng những chiêu thức lừa dối và “đe dọa”, đó là cách thức phi đạo đức nhất. Khi bạn muốn “lùa” khách hàng về mình nhưng bằng cách bôi nhọ tập quán ẩm thực của ông bà cha mẹ họ, làm tổn thương đến giá trị ẩm thực đặc trưng nhất của dân tộc là nước mắm, tức bạn đã dẫm đạp lên niềm tin với họ hàng, ông bà, cô bác, bạn bè của họ. Với bờ biển trải dài như Việt Nam, không ai trong chúng ta không có một “dây mơ rễ má” nào đó với những người làm nước mắm: ông bà, họ hàng, dâu rể, nhà vợ, nhà thằng bạn học… “Đánh” vào truyền thống là cách làm tệ nhất của những người không có đạo đức kinh doanh nghĩ mà không tới.

Để trường tồn trong kinh doanh, bên cạnh tài năng, chiến lược còn có một điều không thể thiếu: là tờ giấy A4 thôi, chứa những chuẩn mực đạo đức cơ bản trong thương trường, để tuân theo và truyền từ đời này đến đời khác.

Nguyễn Thanh Hải

http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/phia-sau-nuoc-mam-arsen-3487303.html?utm_source=home&utm_medium=box_gocnhin_home&utm_campaign=boxtracking

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả những bài học về

Chùa Phước Huệ: Chư hành giả Tăng – Ni Giáo đoàn VI cùng nhau “Sống chung tu học”

9g sáng, ngày 6/1/2025 nhằm mùng 7/12/Giáp Thìn. Hòa thượng Giác Minh, Giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ đã thân lâm về chùa Phước Huệ, khu phố Long An, phường Long Phú, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang theo lời mời của Thượng tọa Giác Nhuận trưởng Ban tổ chức khóa tu lần 7

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này ngày càng thu hút

Gập ghềnh con đường đến trường

Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức khỏe bà ngày càng

Sống tích cực là con đường tới thành công

Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi về khó

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam bảo. Anh còn tham

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa Trên đường đi, hai

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều tò mò cho người