Những tướng tốt của Đức Phật

Hình Những tướng tốt của Đức Phật
- Tác giả: admin
Mục lục bài viết:

Đức Phật, một con người toàn diện, không chỉ về mặt trí tuệ và đức hạnh mà còn về mặt hình thể. Các kinh điển Nam truyền cũng như Bắc truyền đều có nói đến 32 tướng tốt của đức Phật một cách đầy đủ, những tướng này được phát hiện lúc mới đản sanh, do các vị tướng sư xác định. Sau này đức Phật cũng xác nhận có đủ 32 tướng qua các kinh lưu truyền. Theo quan điểm tướng pháp Ấn Độ cổ, ai có đủ 32 tướng tốt thì sẽ làm vua thống lãnh thiên hạ, nếu xuất gia thì sẽ thành Phật.

Những tướng tốt của Đức Phật image-1731747925702

Sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa có đủ 32 tướng đã báo hiệu Ngài không phải là một người thường. Điều đó trở thành hiện thực khi Ngài xuất gia tìm đạo và đã thành tựu được quả vị Phật Đà.

I. Quan niệm về tướng tốt:
1) Tướng tốt theo quan điểm tướng pháp Á Đông không phải là quan niệm về cái đẹp thẩm mỹ, mà chính là cái đẹp của đức hạnh biểu hiện qua hình thể. Đời sống sung túc, tốt đẹp của một người được biểu hiện qua hình tướng đắc cách hay không, những tướng tốt này lại có nguồn gốc sâu xa liên quan đến phúc đức của ông bà cha mẹ hay của chính mình trong quá khứ. Điều này được đúc kết dựa theo kinh nghiệm và quan sát thực tế mà rút ra được những quy luật về tướng pháp.
2) Đối với Phật giáo, thân tướng đắc cách tốt đẹp, biểu hiện đời sống tốt đẹp, qua lý thuyết chánh báo đi đôi với y báo. Tất cả những điều kiện tốt đẹp đó đều do công đức tích lũy trong quá khứ, theo quy luật nhân quả: gieo nhân nào gặt quả nấy. Đức Phật có đủ 32 tướng tốt có nghĩa là Ngài đã tích lũy vô lượng công đức trong nhiều kiếp, này thừa hưởng kết quả của những công đức đó mà thôi.

3) Quan niệm về tướng tốt và xấu như thế nào, theo tiêu chuẩn nào, thì thuộc vào kinh nghiệm thực tế và truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc, của mỗi đất nước; có những tướng theo quan điểm Ấn Độ là tốt nhưng đối với chúng ta thì xấu hoặc kì dị. Do đó cần phải rộng lượng khi nhận định về tướng pháp.

II. Những tướng tốt của đức Phật:
Ba mươi hai tướng tốt của đức Phật được đề cập, khá nhiều trong kinh, trong Nam tạng cũng như Bắc tạng như: kinh Sơ Đại Bổn Duyên (Trường A Hàm), kinh Tâm Thập Nhị Tướng (Trung A Hàm), kinh Đại Bổn (Trường Bộ), kinh Tướng (Trường Bộ), kinh Tập, kinh Tiểu Bộ… và một số rải rác trong kinh tạng Đại Thừa… Tham khảo 32 tướng tốt của đức Phật qua các kinh trên, có khá nhiều sự sai khác, có những tướng kinh này có, kinh kia không và ngược lại. Có một số tướng quan điểm khác nhau. Như kinh Sơ Đại Bổn Duyên có tướng chữ “vạn” ở ngực nhưng các kinh khác không có. Kinh Tướng (Trường Bộ) không có tướng nhục kế như hầu hết các kinh khác. Mặt khác, cùng là kinh Nam truyền vẫn có những quan điểm khác nhau, Bắc truyền cũng vậy. Có những tướng sai biệt lệch lạc khá xa như tướng 18 trong Sơ Đại Bổn Duyên là tướng 7 lỗ trong người đều đầày đặn bằng phẳng. Trong kinh Tướng thì nói 7 chỗ trong người; tướng thứ ba trong Sơ Đại Bổn Duyên nói có màng lưới mỏng giữa kẻ chân tay như chân ngỗng chúa, nhưng kinh Tam Thập Nhị Tướng thì cho là như chim nhạn. Tạng Pàli, kinh Lakkhana thì nói lòng bàn tay bàn chân có chỉ giăng như lưới… Từ những sai biệt đó chúng ta khó mà xác định kinh nào là nói đúng và đủ 32 tướng, nếu ngây thơ tin vào 32 tướng của riêng một kinh nào thì ta khó mà hình dung nổi hình dáng của đức Phật như thế nào.
Mặc dù gặp những khó khăn như trên, nhưng qua những tướng mà nhiều kinh đều nói giống nhau, qua thực tế hình tướng đức Phật đang lưu truyền, chúng ta có thể rút ra được những tướng tốt của đức Phật như sau :
1. Lòng bàn chân bằng phẳng.
2. Dưới lòng bàn chân có hình bánh xe ngàn căm.
3. Gót chân đầy đặn.
4. Ngón tay, ngón chân thon dài.
5. Tay chân mềm mại.
6. Đứng thẳng tay dài đến gối.
7. Lông màu xanh biếc và xoáy tròn về bên phải.
8. Da mịn màng trơn láng bụi không bám.
9. Da màu vàng như màu vàng y.
10. Tướng mã âm tàng.
11. Bụng thon.
12. Ngực nở nang.
13. Thân hình cao lớn.
14. Có đủ 40 cái răng.
15. Răng bằng và đều khít.
16. Răng trắng và bóng.
17. Tiếng nói trong trẻo vang xa.
18. Ngực có chữ “vạn”.
19. Vai ngang và đều đặn.
20. Lưỡi dài và rộng.
21. Mắt xanh và đẹp.
22. Có một sợi lông trắng giữa 2 mày xoáy tròn xoay về bên phải.
23. Đỉnh đầu có nhục kế.

Một số tướng tốt ở trên phù hợp với quan điểm tướng tốt của Trung Hoa và Việt Nam. (Một số tướng tốt còn lại có phần sai biệt giữa các kinh, chúng tôi không dẫn ra đây nên không đủ 32 tướng).

III. Ý nghĩa biểu tượng của một số tướng tốt:
Khảo sát về 32 tướng tốt của một bậc đại nhân theo quan điểm Ấn Độ, có khá nhiều loại tướng pháp mang ý nghĩa biểu tượng, có ý nghĩa tướng pháp đích thực. Chính đức Phật cũng sử dụng ý niệm và niềm tin vào tướng tốt của mọi người để truyền đạt lý tưởng “Diệt trừ điều ác, tăng trưởng điều thiện”. Các kinh Lakkhana Sutra, kinh Tam Thập Nhị Tướng, đềàu có lý giải nguyên nhân, do có công đức gì mà được tướng tốt đó, giảng giải khá chi tiết, ví dụ:
1) Tướng nhục kế (Usnissa): Tướng này là một cục thịt nổi trên đỉnh đầu, do công đức hiếu kính cha mẹ, kính thuận sư trưởng và các bậc trưởng thượng mà được thành tựu. Quan điểm của Đại thừa thì cho rằng tướng này biểu thị cho trí tuệ của Phật, từ tướng nhục kế này còn triển khai thêm tướng phụ là Vô kiến đảnh tướng, là tướng nằm trên đỉnh đầu nhưng không thể thấy được bằng mắt thường, chỉ có tuệ nhãn mới thấy. Theo diễn giải của các nhà Phật học Đại thừa thì dưới cái nhìn của tuệ nhãn, tướng này có hình tướng bánh xa ngàn căm, có nơi nói như hoa sen ngàn cánh, biểu thị cho trí tuệ, qua tướng này có thể phân biệt được công đức tu hành nhiều hay ít.

2) Tướng chữ “vạn” (Svastika): Trong các kinh tạng Pàli không thấy nói tướng chữ “vạn”, các bộ A Hàm chỉ có kinh Sơ Đại Bổn Duyên nói đến, có thể tướng này được thêm vào về sau, cho nên không nói do tạo công đức gì mà có. Có 2 quan điểm giải thích về tướng chữ “vạn” như sau: Một là, chữ “vạn” có nghĩa là kiết tường, là một loại chữ linh thiêng của Ấn Độ, chữ linh này có khả năng đem đến mọi điềàu tốt lành may mắn . Hai là, chữ “vạn” biểu thị công đức vô lượng, từ bi vô lượng và trí tuệ vô lượng của Phật. Đó là biểu tượng phù hiệu chứ không phải chữ viết. (TĐ PHVN, TMC). Có lẽ lúc đầu nó là một linh tự, về sau nghĩa gốc của nó biến đổi thành ý nghĩa biểu tượng cho sự viên mãn tâm, trí và đức. Hai tướng này đã trở thành biểu tượng gắn liền với các tượng Phật đang thờ hiện nay trở thành phổ biến.

Ngoài hai tướng trên, một số kinh còn cho rằng đức Phật còn có tướng hào quang tỏa ra chung quanh thân thể khoảng một tầm. Tướng này không thấy nói tới trong các kinh mà chúng tôi đã trích dẫn, mà đề cập trong Luận tạng Pàli Katha-Vatthu.
3) Tướng lưỡi rộng dài (Pahutaiivaho hoti) được diễn giải là lưỡi của đức Phật có thể liếm đụng tai được… Tướng này do công đức luôn nói lời chân thật dịu dàng, không thóa mạ người… mà có tướng lưỡi rộng dài. Trong kinh Di Đà có nói “Chư Phật mười phương le lưỡi rộng dài che cả tam thiên Đại Thiên thế giới mà nói lời thành thật rằng…” Do đó tướng lưỡi rộng dài biểu tượng cho tính ngay thật nói năng đúng mức, không xảo trá.

Trên trình bày một số tướng mang tính biểu tượng tiêu biểu, trong phạm vi bài này không thể đề cập nhiều hơn. Tuy nhiên cũng đủ cho ta thấy ngoài các nghĩa thông thường, các tướng tốt còn có ý nghĩa sâu xa hơn và cao đẹp hơn.

IV. Ảnh hưởng và vẻ đẹp hình thể của đức Phật:

Nếu chúng ta bỏ qua một bên tướng tốt có tính cách bất định do các bộ phái ghi nhớ không chính xác, hoặc thêm bớt tùy tiện, bỏ qua một bên các tướng tốt có tính chất biểu tượng tôn giáo và sự tôn sùng của các đệ tử, ta có thể hình dung đức Phật là một đấng nam nhi cao ráo đẹp đẽ, cân đối, oai nghiêm… đến nổi có một số người rất ghét Ngài nhưng khi gặp thì thay đổi thái độ, đón tiếp Ngài nồng hậu, khi Ngài lên tiếng thì mọi người đều bị chinh phục hoàn toàn. Phải nói rằng hình tướng đẹp đẽ của Ngài đã đóng góp rất nhiều trên con đường hoằng hóa. Thanh niêm Vakkali con của một vị trưởng giả, đến nghe Phật thuyết pháp, nhìn thấy thân tướng đẹp đẽ của Ngài, Vakkali không nghe gì cả và chỉ chiêm ngưỡng thân tướng của Phật mà thôi, sau đó xin xuất gia để được gầàn Phật. Có lầàn đức Phật buộc Vakkali phải ở cách xa tịnh thất của Ngài, Vakkali buồàn rầu, thất vọng và muốn tự tử. Nhân đó đức Phật giảng giải về sự vô thường của xác thân tứ đại, nhờ đó Vakkali giác ngộ. Quần chúng cũng vậy, họ ái mộ và đi theo Ngài không hẳn nhờ vào tài thuyết pháp của Ngài, mà còn nhờ vào thân tướng và phong cách đẹp đẽ siêu tuyệt của Ngài nữa.

V. Kết luận:
Ba mươi hai tướng tốt của đức Phật được các kinh tạng Nam truyền và Bắc truyền nói đến rất phong phú. Điều đó khẳng định nét đặc thù trong đức tánh và đức tướng của đức Phật và cũng đem lại niềm hứng khởi cho các nghệ nhân cũng như các đệ tử về sau. Càng ngày hình ảnh của đức Phật được sáng tạo, được tô điểm thêm do lòng kính trọng vô biên của đệ tử, hình ảnh của Ngài dần dần được siêu nhiên hóa. Thời kỳ Phật giáo Đại thừa phát triển, thân tướng của Ngài trở thành đối tượng triết học, hay trở thành biểu tượng của lý tưởng qua thuyết Tam thân Phật: Pháp thân – Báo thân – Ứng thân.
Dù cho thân tướng của Ngài được quan niệm như một người thường hay bậc thánh siêu nhiên, thì sự kính ngưỡng, lòng thành tín của con người đối với Ngài không thay đổi. Bởi lẽ ai cũng thấy được rằng giá trị của đức Phật không phải ở thân tướng mà ở sự giải thoát mà giáo lý của Ngài đem lại.
Con đường dẫn đến chân lý đã được mở ra, niềm hạnh phúc, sự giải thoát sẽ đến với những ai nỗ lực vươn tới, qua thực nghiệm chứ không phải qua sắc tướng như kinh Kim Cang đã nói:
“Nhược dĩ sắc kiến ngã,
dĩ âm thanh cầu ngã,
thị nhơn hành tà đạo,
bất năng kiến Như Lai.”

Thích Viên Giác

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Mục lục bài viết: Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả

Chư hành giả cùng ôn lại tư tưởng giải thoát của Hòa thượng Giác Huệ

Mục lục bài viết: PHĐS: Như mọi ngày, 8g sáng ngày 5/12/2024 (nhằm 5/11/Giáp Thìn) chư hành giả vân tập về giảng đường Giác Huệ cùng nhau lắng nghe sự chia sẻ từ Hoà thượng Giác Pháp, UVHĐTS, Phó thường trực Ban thường trực Giáo phẩm Hệ phái, phó Ban tổ chức khoá tu về

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Mục lục bài viết: Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này

Gập ghềnh con đường đến trường

Mục lục bài viết: Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức

Sống tích cực là con đường tới thành công

Mục lục bài viết: Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Mục lục bài viết: Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Mục lục bài viết: Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Mục lục bài viết: Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều