Post: : Admin

Đức Như Lai vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện ở cuộc đời. Đó là khai bày hiển thị tri kiến Phật cho tất cả chúng sanh để chúng sanh ngộ nhập vào tri kiến Phật ấy. Nhưng khai bày hiển thị tri kiến Phật để chúng sanh ngộ nhập tức phải có phương tiện.



- Lý Liên Kiệt đã an bài hỏa táng tại chùa sau khi chết
- Điều gì xảy ra sau khi bạn chết?
- Google gây sốc khi biết thông tin về người đã chết

Những điều cần biết trước khi chết

Phương tiện đó chính là ba tạng kinh điển mười hai phần giáo tám vạn bốn ngàn pháp môn tu. Cứu cánh tất cả các phương tiện đều đi về một mục đích đó là khai bày hiển thị tri kiến Phật khiến cho chúng sanh ngộ nhập vào tri kiến Phật. Kinh Pháp Hoa nói: “Ta dùng sức trí tuệ biết lòng thích chúng sanh, phương tiện nói các pháp đều khiến được hoan hỷ”. Lại nói: “Nay Ta vui không sợ ở trong các Bồ tát, chánh thức bỏ phương tiện chỉ nói đạo vô thượng”.


Phương tiện nói các pháp đó là phương tiện chính thức xả bỏ phương tiện đó là chỉ bày pháp chân thật. Khai mở cửa phương tiện hiển bày tướng chân thật vì vậy kinh Pháp Hoa được tôn xưng là vua trong các bộ kinh. Pháp môn Tịnh độ được gọi là pháp môn phương tiện đứng đầu trong các phương tiện liễu nghĩa nhất trong các kinh liễu nghĩa viên đốn nhất trong các kinh viên đốn. Đại sư Ngẫu ích nói: “Chư Phật thương xót chúng sanh tùy theo căn cơ giáo hóa tuy rằng cội gốc không hai nhưng phương tiện có nhiều cửa. Xét trong tất cả các môn phương tiện về mặt rất thẳng tắt rất nhanh chóng cho đến chỗ tròn đầy thì không có pháp môn nào vượt qua pháp môn niêm Phật cầu sanh Tịnh độ”. Thế mới biết pháp môn Tịnh độ thật là cùng một vị với kinh Pháp Hoa tức phương
tiện cũng chính là chân thật. Đại sư Ấn quang thường dạy: “Chúng sanh trong chín cõi nếu xa lìa pháp môn này thì trên không lấy gì để thành Phật đạo mười phương chư Phật nếu bỏ pháp môn này thì dưới không lấy gì để hóa độ chúng sanh”. Công dụng của pháp môn Tịnh độ như thế cho nên mười phương chư Phật đều khen ngợi chín cõi chúng sanh đều quy về ngàn kinh đều nói rõ vạn luận đều tuyên bày.

Còn về phần tu học pháp môn Tịnh độ điều cốt yếu nhất là ở chỗ tín sâu, nguyện thiết, chuyên trì danh hiệu Phật nhưng khi đến khi lâm chung việc đó vô cùng khẩn yếu. Xưa kia Đại sư Ấn Quang từng viết một cuốn sách tựa đề: “Lâm chung bờ bến” lưu thông xa gần lợi ích rất lớn. Nay các Pháp sư Tây Chấn, Thế Liễu...vì muốn phổ biến cho tất cả mọi giới nam phụ lão ấu nên đã tuyển chọn lại trong cuốn “Lâm chung bờ bến” viết thành cuốn “Lâm chung những điều cần biết”. Văn tuy đơn giản nhưng ý tứ đầy đủ nếu có thể nghiên cứu kỹ lưỡng cuốn sách này rồi nương theo phương pháp trong đó chỉ dạy mà thực hành thì người chết nhất định sẽ được vãng sanh Tây phương Cực lạc lợi ích của nó thật là lớn lao.

Về ý nghĩa pháp môn Tịnh độ mặc dù thiên kinh vạn luận đã trình bày rõ ràng không còn chỗ nào thiếu nhưng vẫn còn có người hiểu lầm nên không thể không thêm đôi lời giải thích. Hoặc có người cho rằng niệm Phật là niệm thật tướng của Phật không phải niệm sáu chữ Hồng danh đây quả thật là đại sai lầm. Bởi vì ý nghĩa của chữ thật tướng là lìa tất cả tướng tức tất cả pháp lặng yên soi tỏ không hai thân và cõi không hai tánh giác và sự tu không hai chân thân và ứng thân không hai không có pháp nào là không thật tướng há có thể lìa sáu chữ Hồng danh mà tìm cầu thât tướng bên ngoài hay sao? Vì vậy Hồng danh vừa cử lên pháp giới đều rỗng suốt sáu chữ cứ trì mãi thì diệu thể toàn sáng. Với quan niệm về thật tướng sai lầm như thế vì Hồng danh đã là hai thì theo cái thấy này không thể biết được thật tướng.

Hoặc có người cho rằng phải niệm Tỳ Lô Giá Na không nên niệm A Di Đà Phật. Tỳ Lô Giá Na là Pháp thân Phật, A Di Đà Phật là ứng thân Phật đây cũng là một nhận thức sai lầm! Vì pháp thân, báo thân và ứng thân tuy ba mà một tuy một mà ba, tức Tỳ lô là Di đà, Di đà là Tỳ lô sai lầm lại chia làm hai như vậy thì theo cái thấy đó cũng không biết được Tỳ lô. Hoặc có người cho rằng nên cầu sanh về cõi Thường tịch quang không nên cầu sanh thế giới Tây phương Cực lạc đây cũng là nhận thức sai lầm! Bởi vì bốn cõi tịch quang, thật báo, phương tiện, đồng cư tên tuy có bốn phương nhưng thể của nó chỉ là một. Chúng sanh nào chưa đoạn kiến tư hoặc thì sanh ở cõi phương tiện, đoạnđược từng phần vô minh hoặc thì sanh về cõi thật báo, đoạn hết vô minh hoặc thì sanh về cõi tịch quang. Vả lại cõi Thường tịch quang không phải sanh cũng không phải không sanh há có thể cầu sanh được sao. Đã hoàn toàn không có công hạnh sát, đoạn, chứng theo cấp bực mà tiến tu, vọng chấp tịch quang phá bỏ Cực lạc lại không biết cõi Cực lạc đồng cư là ở ngay cõi tịch quang nên vọng lấy tịch quang thêm nơi Cực lạc cũng theo cái thấy đó không thể biết được tịch quang. Hoặc có người cho rằng tâm là quốc độ tâm tịnh thì quốc độ tịnh chỉ nên cầu sanh cõi Cực lạc nơi tự tâm hà tất phải cầu sanh Cực lạc nơi cõi khác đây cũng là một nhận thức sai lầm! Bởi vì tâm tức là pháp giới cõi Cực lạc tuy ở ngoài mười vạn ức quốc độ vốn cũng chưa ra ngoài pháp giới này tức chưa từng xa lìa nơi tự tâm. Nay đem duyên sáu trần làm tự tâm mà muốn nạp thế giới Cực lạc ở trong vọng tâm duyên bởi sáu trần để cầu sanh Tịnh độ há không phải sai lầm sao! Phàm những thứ mê hoặc sai lầm này nguyên do là đều mới nghe danh từ không truy cứu nghĩa lý chạy theo những sai lầm không biết làm chương ngại há chẳng phải những người thiếu nhận thức hiểu biết lắm sao. Người có trí tuệ chắc chắn không có những nhận thức sai lầm mê hoặc như thế. Các sự nhận thức sai lầm trên đều là bệnh mà con người thời nay dễ mắc phải ưa thích những điều kinh dị cao xa rốt cùng là đều vọng cầu không thực cho nên chúng ta không thể ngồi yên mà để tiếp tục có những người sai phạm. Rất mong những bậc thức giả nên suy xét điều này. Đến như ý nghĩ trợ niệm lúc lâm chung cùng với phương pháp trợ niệm trong sách này trình bày rất rõ ràng cho nên không cần luận bàn thêm.

Tháng 10 năm Giáp Ngọ tại Hoằng Hóa xã, tỉnh Thượng Hải
Pháp sư Diêu Chân đề tựa