Trí tuệ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống thế gian cũng như trong việc tu tập.
Có nhiều người thông minh từ thuở bé học đâu hiểu đấy, đầu óc sáng suốt, tinh nhanh. Đây cũng là nhờ phước báu của tiền kiếp họ biết tìm đến các bậc thiện trí thức để học tập Giáo Pháp. Điều này được nói rõ trong kinh điển như sau:
“Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi đến Sa-môn hay Bà-la-môn, có hỏi: “Thưa Tôn giả, thế nào là thiện? Thế nào là bất thiện… lợi ích, an lạc lâu dài? Do nghiệp ấy… thiện thú… đầy đủ trí tuệ. Con đường đưa đến đầy đủ trí tuệ… lợi ích, an lạc lâu dài?”.
(Trung Bộ Kinh Majjhima Nikaya 135. Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
(Cùlakammavibhanga sutta)
Lời bàn:
Tầm cầu, nghiên cứu, hành trì Phật Pháp là nhân gieo trí tuệ ngay trong hiện tại và trong đời vị lai. Bởi đây là tài sản quý báu của con người mà đôi khi tiền bạc không thể nào mua được. Nhờ trí tuệ ta có thể bước lên đỉnh cao của danh vọng, sở hữu được các thứ tài sản thế gian hay đạt được những gì mình ao ước nên đây cũng là một loại phước báu thù thắng đem lại nhiều sự lạc an cho những ai hữu duyên được nhiều phước trí. Trí tuệ phát sinh từ việc tu tập khiến chúng ta có những hành động trọn lành về thân, khẩu, ý đem lại sự an vui cho mình và cho người khác, hạn chế tối đa những bất thiện nghiệp đem lại phiền não cho chúng sanh và từ đó đạt được sự an lạc. NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
Phước Trung
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)