Nhiều vấn đề còn cần tiếp tục được nghiên cứu – ĐĐ.Thích Đồng Thành

Hình Nhiều vấn đề còn cần tiếp tục được nghiên cứu – ĐĐ.Thích Đồng Thành
- Tác giả: admin

Qua các tham luận được chọn lọc in trong hai tập kỷ yếu, có thể thấy HTKH Phật giáo và Văn học Bình Định đã nhận được nhiều bài viết có giá trị và chất lượng khoa học, có đóng góp mới. Tuy vậy, hiện vẫn còn bỏ ngỏ một số vấn đề:

Nhiều vấn đề còn cần tiếp tục được nghiên cứu - ĐĐ.Thích Đồng Thành image-1732287569000

Đại đức Thích Đồng Thành-Trưởng Ban Hoằng Pháp kiêm Hiệu Trưởng trường Trung Cấp Phật Học Bình Định, Thầy là trụ trì Chùa Thiên An (phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định).

Ở tiểu ban Phật giáo và danh Tăng Bình Định, Hội thảo đã có nhiều bài viết có đóng góp như nhìn Phật giáo Bình Định trong mối giao lưu tiếp biến văn hóa giữa ba cộng đồng cư dân Việt – Chăm – Hoa, hay dấu ấn Phật giáo trong kiến trúc Champa. Ở nội dung này, chưa có bài nghiên cứu chuyên sâu để chỉ ra ảnh hưởng của Phật giáo Champa trước đó đối với Phật giáo Đại Việt từ các thế kỷ XVI, XVII trở về sau; hay nói cách khác, Phật giáo Đại Việt thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã kế thừa và ảnh hưởng của Phật giáo nơi vùng đất này dưới vương triều Champa như thế nào. Và chúng ta cũng chưa có bài giới thiệu khái quát về quá trình phát triển của Phật giáo Bình Định từ trước đến nay. Vấn đề về mối quan hệ này, Ban tổ chức có đặt bài cho hai chuyên gia ở Hà Nội, từng sống và làm việc tại Ấn Độ hàng chục năm, dù được đồng ý nhưng cuối cùng vẫn không nhận được bài. 

Về các Thiền phái, một số bài viết về sự truyền thừa Thiền phái Lâm Tế ở Bình Định với vai trò của Tổ Nguyên Thiều, thì Phật giáo nơi đây còn có sự truyền thừa của Thiền phái Liễu Quán và Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh. Dù những bài này được khảo cứu hết sức công phu về lịch sử nhưng có lẽ cũng cần làm rõ vai trò và những đóng góp của hai chi phái Thiền này đối với Phật giáo Bình Định.

Đặc biệt, nếu trước đây Phật giáo Bình Định từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII hầu như là chịu ảnh hưởng Phật giáo Hoa Nam Trung Quốc thông qua ngài Nguyên Thiều và vài vị khác thì đến nửa đầu thế kỷ XVIII với vai trò của Tổ Liễu Quán với chi phái Thiền do ngài sáng lập đã Việt hóa Phật giáo xứ Đàng Trong nói chung, Phật giáo Bình Định nói riêng, bởi đây là Thiền phái mang đậm phong cách văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Đồng thời cũng cần tìm hiểu để làm rõ thêm những nét đặc sắc trong văn hóa Phật giáo Bình Định qua các lĩnh vực như kiến trúc chùa tháp, cách bài trí nơi chánh điện không gian thiêng liêng, nghi thức hành lễ với tang nhịp trống kèn trong cách tán tụng diễn xướng có khác với nghi thức hành lễ trong văn hóa Phật giáo đất kinh kỳ cố đô Huế, hay trên đất Bắc như thế nào…

Về chư Tổ và các vị danh Tăng, Hội thảo đã có nhiều bài khảo cứu công phu về lai lịch, hành trạng đạo nghiệp của Tổ Nguyên Thiều, Tổ Phước Huệ, và các vị: Mật Hoằng, Liên Tôn, Huệ Đăng, Tâm Đạt, Phổ Tuệ, Trí Độ, Huệ Pháp, Thọ Sơn. Tuy vậy vẫn còn nhiều vị cao Tăng chưa được tìm hiểu như: Trí Hải Bích Liên, Kế Châu, Tịnh Giác Thiện Trì, Giác Tánh, Minh Tịnh,…

Về phong trào Chấn hưng Phật giáo, về giáo dục Phật giáo, về Ni đoàn cũng là mối quan tâm tại HTKH này với ba bài khảo cứu có giá trị.

Cũng xin nói thêm, Giáo hội Phật giáo Bình Định không chỉ có hệ phái Bắc tông mà còn có hệ phái Nam tông Kinh và hệ phái Khất sĩ. Tuy hai hệ phái này chỉ mới được truyền thừa nơi đây không lâu và cũng chưa phát triển là bao, nhưng ít nhiều cũng có dấu ấn riêng, có đóng góp phần nào cho Giáo hội tỉnh nhà, vậy mà không có bài nghiên cứu nào về hai hệ phái này, nhất là hệ phái Phật giáo Khất sĩ. Đây là một thiếu sót đáng tiếc. 

Tiểu ban Danh lam cổ tự và Di sản Hán Nôm Bình Định, như trong báo cáo đề dẫn được Ban tổ chức điểm qua tại phiên khai mạc, HTKH đã có nhiều bài viết về nội dung này, chẳng hạn, các ngôi tổ đình Nhạn Sơn, Long Khánh, Thập Tháp, Phổ Quang, Tịnh Lâm, Thiên Bình, Gia Khánh, thì hiện vẫn còn nhiều ngôi danh lam cổ tự, tổ đình chưa được giới thiệu tại Hội thảo mà những nơi này trước đây đã được triều đình ban sắc tứ và nhà nước hiện nay công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh hoặc cấp quốc gia như các ngôi Minh Tịnh, Tăng Quang, Sơn Long, Thiên Đức, Thiên Long, Thiên Hưng, và chùa Tỉnh Hội Phật giáo là nơi diễn ra phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bình Định hồi nửa đầu thế kỷ XX, là thành viên trực thuộc An Nam Phật học hội của Trung kỳ.

Còn về di sản Hán Nôm có thể thấy có nhiều bài giới thiệu tư liệu Hán Nôm ở Bình Định hoặc viết về Bình Định như: Quy chế Thiền đường; Mộc bản chùa Thập Tháp; Dòng Thiền Lâm Tế ở Bình Định qua tư liệu Hán Nôm; Bài Chí trên chuông của Quốc sư Phước Huệ; Bi ký tháp mộ về ngài Minh Trí Thiện An; Sự tích Hòn Vọng Phu; Thơ Phan Thanh Giản viết ở Bình Định; Thơ Nguyễn Thuật viết về Bình Định và Đào Tấn; Nghiên cứu về thơ Đào Tấn; Phật giáo Bình Định qua chính sử triều Nguyễn và qua tư liệu Hán Nôm; Chuông Phật giáo dưới triều Tây Sơn… Nhìn chung, có thể thấy số lượng bài nghiên cứu tương đối phong phú và công phu, nhưng xét đến cùng vẫn chưa khai thác và giới thiệu được đầy đủ những di sản Hán Nôm hiện còn của vùng đất võ trời văn này.

Tiểu ban Văn học Phật giáo Bình Định đã tìm hiểu cảm quan Thiền Phật trong sáng tác của các tác giả Đào Duy Từ, Đào Tấn, Thiền sư Chân Đạo Chính Thống, Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Chế Lan Viên, Yến Lan, Bích Khê, nhóm Bàn thành tứ hữu, nhóm Trường thơ Loạn, Phạm Hổ, Mang Viên Long,… Bấy nhiêu đó cũng có thể khắc họa diện mạo văn học Phật giáo một vùng đất.

Nhưng thực tế là Hội thảo hôm nay vẫn chưa giới thiệu giá trị tư tưởng và giá trị văn chương của những văn bản bi ký, minh văn, hoành phi câu đối hiện còn tại các danh lam cổ tự, các mộ tháp; di sản văn học của chư Tổ. Đặc biệt là thi kệ, ngữ lục của ngài Nguyên Thiều, Liễu Quán, Phước Huệ, Kế Châu và của các vị cao Tăng khác, mà theo Ban tổ chức đây là một thiếu sót không nên có. Nội dung vừa nêu, ngay từ đầu, Ban tổ chức HTKH có hướng đến, có chọn mặt gởi vàng khi đặt bài, nhưng đáng tiếc là vì nhiều lý do khác nhau, các nhà nghiên cứu không gởi bài, vì thế đây là món nợ của Hội thảo đối với Giáo hội và Trường Trung cấp Phật học Bình Định.

Tiểu ban Văn học Bình Định thì số lượng bài nghiên cứu phong phú hơn, đa dạng hơn, nhiều tác giả tác phẩm của văn học Bình Định được giới thiệu tại Hội thảo này với rất nhiều bài viết công phu và có giá trị, nhưng xét đến cùng vẫn chưa có một nghiên cứu khái quát về văn học Bình Định từ lúc mở cõi cho đến nay với các giai đoạn sinh thành và phát triển của chúng, hoặc giới thiệu khái quát về thành tựu của văn học Bình Định đương đại tức từ sau năm 1975 đến nay. Việc này, Ban Tổ chức có gợi ý và đặt bài với các nhà nghiên cứu ở Khoa Ngữ văn Đại học Quy Nhơn và với vài vị từng là lãnh đạo của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh nhà nhưng có lẽ vì các vị bận bịu đa đoan nên không thấy bài gởi đến.

Về những gì chưa làm được tại HTKH này, hy vọng trong thời gian tới, các nhà nghiên cứu sẽ quan tâm tìm hiểu kỹ và sâu hơn, để chúng ta có một diện mạo đầy đủ về Phật giáo Bình Định, Di sản Hán Nôm Bình Định, Văn học Phật giáo và Văn học Bình Định

ĐĐ.Thích Đồng Thành

Hiệu trưởng Trường TCPH Bình Định

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả những bài học về

Đại lão Hòa thượng Giác Giới tán thán tinh thần tu học chư tôn đức Giáo đoàn VI

4g sáng nay, ngày 5/1/2025 nhằm 6/12/Giáp Thìn, chư tôn đức Tăng – Ni các miền tịnh xá trực thuộc Giáo đoàn VI, Hệ phái Khất sĩ vân tập về chánh điện chùa Phước Huệ, khu phố Long An, phường Long Phú, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang thiền tọa và sau đó thiền

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này ngày càng thu hút

Gập ghềnh con đường đến trường

Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức khỏe bà ngày càng

Sống tích cực là con đường tới thành công

Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi về khó

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam bảo. Anh còn tham

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa Trên đường đi, hai

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều tò mò cho người