Người Việt không xấu xí: Cái vỉa hè và nỗi ngại ‘mang tiếng’

Hình Người Việt không xấu xí: Cái vỉa hè và nỗi ngại ‘mang tiếng’
- Tác giả: admin
Mục lục bài viết:

Loạt bài Người Việt không xấu xí của chuyên mục Văn hóa – Đại Kỷ Nguyên hy vọng sẽ mang tới làn gió mát lành giữa những trăn trở về hình ảnh ngày nay của người Việt Nam. Chúng tôi muốn cung cấp cho độc giả một góc nhìn khác, để chúng ta cùng quay trở lại với những nét đẹp đã từng tồn tại và trở thành bản sắc văn hóa một thời của cha ông. Để từ đó cùng nhau thực hành, lan tỏa những nét văn hóa tốt đẹp.

Người Việt không xấu xí: Cái vỉa hè và nỗi ngại ‘mang tiếng’ image-1731940067416

Người Việt không xấu xí: Cái vỉa hè và nỗi ngại ‘mang tiếng’

Giữa những nỗi tủi hổ của dân tộc và sự chỉ trích lẫn nhau, một gợn nước nhỏ bé hy vọng sẽ trở thành cơn sóng lớn cuốn trôi những gì được đặt tên là xấu xí trong tác phong, lối sống của người Việt hiện đại. Thay vì cứ nói mãi về những điều chưa được, chúng ta hãy cùng thực hành với sự rộng lượng và đốc thúc lẫn nhau. Bởi cái xấu chỉ có thể bị đẩy lùi bởi cái Thiện.

***

Ông Jean Noel Poirier, cựu đại sứ Pháp tại Việt Nam với một tình yêu say đắm dành cho Hà Nội đã tiết lộ rằng, điều cuốn hút ông nhất khi sống ở đây là văn hóa vỉa hè:

“Dường như người Hà Nội trên khu phố cổ chẳng có điều gì phải giấu giếm, chẳng có điều gì cần bí mật. Họ sống trên vỉa hè, nấu cơm trên vỉa hè, nuôi con trên vỉa hè, làm việc trên vỉa hè, ngủ trên vỉa hè. Không sợ ai ‘nhòm ngó’ cả. Khách du lịch nhìn thấy đời sống trên vỉa hè sẽ thấy thói quen sinh hoạt của người Hà Nội. Và tôi nói thật, ẩm thực vỉa hè của các bạn cũng rất tuyệt”.

Người Việt không xấu xí: Cái vỉa hè và nỗi ngại ‘mang tiếng’ image-1731940068062

Cách đây hơn 40 năm, cũng có một nhà báo người Pháp đã có bài viết với nhan đề: “Vỉa hè Hà Nội”. Với một giọng văn hóm hỉnh, nhà báo đã mô tả vô cùng phong phú chức năng của vỉa hè Hà Nội. Từ chuyện đào hầm cá nhân tránh bom Mỹ, khoan giếng lấy nước, buôn thúng bán mẹt, đến chuyện xi trẻ con và hóng mát những đêm trăng thanh mất điện…

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Châm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã từng chia sẻ rằng vỉa hè là không gian sinh hoạt và không gian kinh tế đa dạng, linh hoạt… “Nơi đây không chỉ có các hoạt động kinh tế tư nhân mà có cả hoạt động kinh doanh có tổ chức, không chỉ của tầng lớp bình dân mà cả của tầng lớp trung lưu và giàu có”.

Người Việt không xấu xí: Cái vỉa hè và nỗi ngại ‘mang tiếng’ image-1731940069041

Vỉa hè còn là không gian ký ức, gắn với những kỷ niệm, món ăn quen thuộc, những câu chào hỏi, những phút giây bình yên ngắm phố phường, gắn với những con người, hàng cây… như các chứng nhân của lịch sử. Tất cả đi vào ký ức, theo mỗi người trong suốt cuộc đời để luôn nhớ về khi đi xa.

Người Việt không xấu xí: Cái vỉa hè và nỗi ngại ‘mang tiếng’ image-1731940070037

(Ảnh: Transviet)

Trên vỉa hè xứ ta, cái gì cũng có, việc gì cũng thấy, có những ký ức, có những niềm vui nỗi buồn, có rất nhiều điều bình dị đẹp đẽ, chỉ thiếu mỗi… chỗ đi. Người đi bộ nhiều khi là phải đi xuống lòng đường, có đi được trên vỉa hè thì cũng phải… “đánh võng” thì mới qua được một đoạn ngắn.

Không chỉ ở trên cái vỉa hè ở những khu phố tấp nập, sự “đua nở” cũng lan tới cả những khu chung cư. Ông Poirier chia sẻ: “Trước đây, không có cửa hàng cửa hiệu gì xung quanh cả, kể cả ở các khu lớn như Giảng Võ, Thành Công. Nhưng bây giờ thì khác rồi, người dân lao ra trái, lao ra phải, lao ra không trung. Chỗ nào lao ra được là họ lao ra. Khu tập thể chính là nơi có nhiều quán ăn nhất. Chắc các kiến trúc sư người Nga khi quay lại cũng khó có thể nhận ra được tác phẩm của mình”.

Cứ như thế, theo tháng năm, không biết tự lúc nào, cái vỉa hè ở quê ta ngày càng đa dạng về chức năng sử dụng, nhưng có một chức năng cơ bản nhất là để dành cho người đi bộ thì lại ngày càng thu hẹp.

Người Việt không xấu xí: Cái vỉa hè và nỗi ngại ‘mang tiếng’ image-1731940071806Người Việt không xấu xí: Cái vỉa hè và nỗi ngại ‘mang tiếng’ image-1731940072507Người Việt không xấu xí: Cái vỉa hè và nỗi ngại ‘mang tiếng’ image-1731940073111

Thật ra vỉa hè chưa bao giờ chỉ là của riêng người đi bộ. Theo Phó Giáo sư Phương Châm: “Sau khi chiếm Hà Nội năm 1883, người Pháp đã cải tạo, quy hoạch các con phố quanh hồ Gươm; và vỉa hè Tràng Tiền được xem là vỉa hè đầu tiên theo kiểu phương Tây ở Hà Nội. Sau đó, khu 36 phố phường đều có vỉa hè. Người Pháp cũng cho thuê vỉa hè để mở cửa hàng buôn bán. Đầu thế kỷ 20, một số khách sạn hạng sang xuất hiện quanh hồ Gươm. Họ đã thuê vỉa hè mở các quán cà phê dọc theo mái hiên và chúng rất được ưa thích”.

Người Việt không xấu xí: Cái vỉa hè và nỗi ngại ‘mang tiếng’ image-1731940073750

(Ảnh: Francetvinfo.fr)

Ở châu Âu, vỉa hè cũng được sử dụng cho nhiều mục đích. Nó không chỉ là không gian đi lại mà còn là nơi chốn văn hóa, gắn với nhiều yếu tố văn hóa đặc trưng của các quốc gia.

Thế nhưng, làm thế nào để tất cả các chức năng của của cái vỉa hè đều được thực hiện trong hài hòa mà không dẫn tới sự thiệt thòi cho người đi bộ. Nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy từng viết như thế này về nhà phố thủ đô xưa:

Bề mặt các nhà sắp theo mặt phố, lúc đầu chắc cũng có so le, rồi điều chỉnh dần qua năm tháng. Bà con cùng ở một phố, một phường, đều ‘biết điều’, bảo nhau. Dân quen trọng lễ, nghĩa, quen sống trật tự, lấn ra đường một chút, là sợ ‘mang tiếng’. Vì thế mà ở phố cũ, các chỗ khuỳnh ra sát đường cái rất ít…

Người Việt không xấu xí: Cái vỉa hè và nỗi ngại ‘mang tiếng’ image-1731940074305

Vỉa hè phố Hàng Thiếc rất rộng rãi và thoáng đãng, 1931. (Ảnh: Aavh.org)

Chính cái gọi là “biết điều” đó đã khiến dân ta xưa giữ cho vỉa hè và mặt phố đẹp đẽ, quy củ. Người xưa ý tứ, sợ mang tiếng nên mới không dám làm phiền một ai, huống là làm phiền tới cả phố, cả làng.

Người Việt không xấu xí: Cái vỉa hè và nỗi ngại ‘mang tiếng’ image-1731940074949

Dân quen trọng lễ, nghĩa, quen sống trật tự, lấn ra đường một chút, là sợ ‘mang tiếng’. Vì thế mà ở phố cũ, các chỗ khuỳnh ra sát đường cái rất ít…” (Ảnh: Aavh.org)

Thật ra cái vỉa hè là của chung, ai cũng có thể trưng dụng, thậm chí có thêm nhiều chức năng thì lại càng tiện lợi cho mọi người và đa dạng về văn hóa hơn.

Thế nhưng chúng ta đã quên mất một điều cơ bản, rằng trước khi nghĩ tới việc hiện thực được lợi ích của mình thì phải nghĩ tới lợi ích của người khác. Việc mình làm có thể ảnh hưởng tới lợi ích của ai khác không? Chỉ cần làm giảm lợi ích của một người thì ta cũng không được làm chứ đừng nói là cả tập thể, cả khu phố, thậm chí là cả bộ mặt của dân tộc.

Người xưa cũng buôn bán, kinh doanh trên vỉa hè nhưng họ không vì để bày được nhiều hàng hơn mà tràn ra cả phần đường cho người đi bộ. Gánh hàng rong cũng chọn chỗ không ảnh hưởng tới nhà chủ bên đường và người đi bộ để ngồi bán. Nhà mặt phố cũng tự biết nhìn nhau mà so sao cho không bị lồi ra lõm vào mất mỹ quan vỉa hè, đường phố.

Người Việt không xấu xí: Cái vỉa hè và nỗi ngại ‘mang tiếng’ image-1731940075639

Các cửa hàng bán đồ chơi Trung thu trên phố Hàng Gai năm 1915 không tràn ra ngoài vỉa hè. (Ảnh: Albert Kahn)

Việc mà cụ Hoàng Đạo Thúy gọi là “sợ mang tiếng” đấy, nó không phải là sĩ diện, coi trọng hình thức, mà là sống trong sự giới hạn của quy phạm đạo đức. Khi con người có đạo đức ước thúc thì mọi hành động của họ đều sẽ trong sự giới hạn của việc không làm hại tới người khác, chứ không phải chỉ là vì để giữ chút thể diện cho bản thân mà thôi. “Biết điều” trong từ điển tiếng Việt có nghĩa là biết lẽ phải trái. Thế nên khi phân biệt được đúng sai, thì sẽ chẳng cần phải có ai ở đó đánh giá, dò xét, nhắc nhở từng hành động của chúng ta.

Người Việt không xấu xí: Cái vỉa hè và nỗi ngại ‘mang tiếng’ image-1731940076280

Những người bán rong trên vỉa hè Hà Nội khoảng năm 1922(Ảnh: Francetvinfo.fr)

Nếu như ngày nay, người Việt tìm lại được cái sự “biết điều”, “sợ mang tiếng” xưa kia thì chắc hẳn mọi thứ trong xã hội, chứ không chỉ riêng cái vỉa hè đều sẽ trở nên tốt đẹp trở lại.

Bạn đừng lấy cớ rằng mình tôi “biết điều” thì được việc gì, họ đều như thế này, như thế kia cả. Xã hội lúc nào cũng có những cái tốt và chưa tốt, nhưng cái nào đồng hóa được cái nào thì là ở chính từng cá nhân lựa chọn ra sao. Bạn hãy cứ lựa chọn cái tốt với niềm tin tưởng và tự hào. Bởi cái tốt như làn nước lan tỏa, nó có khả năng truyền cảm hứng vô biên. Và bởi vì để cho “Người Việt không xấu xí”, mỗi chúng ta hãy cùng bắt đầu. Không cần phải “giành lại vỉa hè”, “đòi lại vỉa hè” cho người đi bộ, chỉ cần chúng ta “giành lại” sự tử tế trong chính con người mình.

Theo: Thu Hiền /  Đại kỷ nguyên

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Mục lục bài viết: Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả

Tây Ninh: Hơn 100 Tu sĩ đi khất thực “Khóa tu Khất sĩ lần thứ 36”

Mục lục bài viết: PHĐS: Khất thực, một truyền thống lâu đời trong Phật giáo, mang ý nghĩa sâu xa hơn việc nhận thực phẩm. Đó là hành động thể hiện sự khiêm nhường, nhắc nhở về mối liên kết giữa tu sĩ và cư sĩ. Người tu hành đi khất thực không chỉ nhận

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Mục lục bài viết: Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này

Gập ghềnh con đường đến trường

Mục lục bài viết: Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức

Sống tích cực là con đường tới thành công

Mục lục bài viết: Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Mục lục bài viết: Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Mục lục bài viết: Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Mục lục bài viết: Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều