Người Thầy giáo với đôi chân huyền thoại

Hình Người Thầy giáo với đôi chân huyền thoại
- Tác giả: admin

Trong ký ức của tôi luôn in đậm dấu ấn của một vị Thầy vô cùng đặc biệt, người có đôi chân kỳ diệu, dạy môn Văn lớp chúng tôi suốt 3 năm học cấp 2. Đó là Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Ngọc Ký, huyền thoại sống về ý chí, nghị lực của nhiều thế hệ học sinh…

Cuộc hội ngộ sau gần 30 năm

Năm lớp 4, tôi cũng như mọi trẻ em khác được học bài “Anh Ký đi học”. Bài kể về tấm gương của một cậu bé bị liệt hai tay, đã tự biến đôi chân thành “đôi tay” để viết chữ và làm được rất nhiều công việc như người bình thường. Tôi không biết được rằng tấm gương Nguyễn Ngọc Ký hiện hữu ở rất gần, cùng huyện.

Năm lớp 5, tôi chia tay các bạn cùng lớp ở xã, để chuyển lên học Trường Năng khiếu huyện Hải Hậu. Khai giảng ở trường mới cũng bỡ ngỡ như ngày đầu tiên đi học. Thầy hiệu trưởng giới thiệu về một thầy giáo đặc biệt, bị liệt cả 2 tay nhưng nổi tiếng khắp nước. Ấy là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy thầy Nguyễn Ngọc Ký bằng xương bằng thịt.

Người Thầy giáo với đôi chân huyền thoại image-1731725358700

Thầy Nguyễn Ngọc Ký

Thầy Nguyễn Ngọc Ký sinh năm 1947 tại Hải Hậu, Nam Định, bị liệt cả hai tay từ năm lên 4 tuổi. Bảy tuổi, nhập học vô cùng khó khăn do tay không cử động được, ông tập viết bằng chân, miệt mài tập viết ngày đêm. Cuối cùng cũng viết được chữ rất đẹp, còn biết dùng ngón chân kẹp thước, compa vẽ hình tròn, hình vuông. Từ rửa mặt, bưng bát cơm, đan rổ rá… việc gì trong nhà ông cũng đều làm được bằng đôi chân kỳ diệu của mình. 

Năm 1963, người học sinh đặc biệt ấy đi dự kỳ thi học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất sắc đứng thứ 5. Rồi sau đó, vào học ngành Ngữ văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội, bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp và cho ra đời tập truyện ký đầu tiên viết bằng chân ở Việt Nam, nhan đề “Những năm tháng không quên”. Tốt nghiệp đại học, Nguyễn Ngọc Ký về quê giảng dạy tại trường năng khiếu của huyện.

Tôi được xem là học sinh có năng khiếu về môn toán, dốt môn Văn. Như nhiều học sinh khác, tôi chán ghét môn Văn, có lẽ bởi không tiếp thu được bài giảng của đa số giáo viên thời ấy, học sinh thường phải ngồi nghe rồi ghi chép lại những gì giáo viên giảng, nên dễ bị triệt tiêu tư duy độc lập. Thầy cứ giảng, trò cứ nghe và chép, đến khi kiểm tra thì đem cái đó ra bê nguyên xi vào bài hay chép văn mẫu. Khi làm bài thi, thì những bài văn giống nhau như đúc vì cùng một khuôn. Bài thi nào viết sai lệch ra khỏi khuôn mẫu, sẽ bị phê là không học thuộc bài, và dĩ nhiên là bị điểm kém.

Nhưng rồi, cảm giác chán nản biến mất, khi được học giờ Văn của thầy Ký. Thầy có cách giảng dạy thật khác biệt, không dạy những bài văn mẫu và bắt học thuộc lòng như các giáo viên khác, mà thường nêu ra vấn đề rồi để cho các học sinh tranh luận với nhau. Thầy thường cho học sinh nhập vai vào các nhân vật trong từng tác phẩm, đọc diễn cảm, trao đổi, tranh luận. Những bạn đưa ra ý nghĩ trái chiều với những nhận định được viết trong sách giáo khoa, Thầy cũng rất hoan nghênh và động viên, thậm chí còn chấm điểm cao hơn.

Đặc biệt, Thầy thường ra đề bài kiểm tra, bài thi là em hãy sáng tác câu chuyện theo đề tài Thầy đưa ra. Bạn nào có bài văn hay, có sáng tác hay, thường được ông đem ra đọc trước lớp. Lớp hình thành phong trào sáng tác văn học. Tôi cũng thích thú với việc sáng tác từ đó, không thể nào quên được bài văn hiếm hoi trong đời được thầy Nguyễn Ngọc Ký cho điểm 10. Thầy đã thay đổi cách nghĩ của nhiều lứa học trò, trong đó có tôi.

Năm 1994, Thầy Nguyễn Ngọc Ký chuyển công tác từ Nam Định vào làm việc tại Phòng Giáo dục quận Gò Vấp, TP.HCM. Từ đó, chúng tôi không được gặp Thầy. Cho mãi đến ngày 12-7-2015 vừa qua, nhân dịp Thầy ra Bắc dự Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam, thầy trò chúng tôi mới được trùng phùng sau gần 30 năm, cuộc hội ngộ nhiều cảm xúc khó tả trong tình thầy trò với đầy niềm vui và nước mắt.

Những đứa trẻ chúng tôi ngày ấy, giờ đã 43 tuổi, và Thầy thì đã sắp “thất thập cổ lai hy”. Ký ức thuở học đêm bằng đèn dầu, đèn chai ùa về vẹn nguyên giữa thời đại tràn ngập ánh sáng của đèn điện, của máy tính nối mạng Facebook. Trong cuộc hội ngộ, còn có mặt cả những người bạn đồng niên với thầy Nguyễn Ngọc Ký, một số nhà văn của quê hương Hải Hậu.

Có quả phước được thọ ơn đời

Trong cuộc hội ngộ, thầy Nguyễn Ngọc Ký kể rằng, Thầy là người khuyết tật được thọ ơn đời nhiều nhất, được quá nhiều người “dìu đỡ” để trưởng thành rồi chiến thắng số phận. Người đầu tiên dang tay đỡ cậu bé Nguyễn Ngọc Ký là cô giáo lớp 1, vì thương cậu trò siêng cả buổi vụng về kẹp bút chì giữa 10 ngón chân tập viết, ngày nào cũng đưa cho cậu vài viên phấn để ngồi luyện chữ trên sân nhà. Một người nữa gắn bó là bạn Nghiệp, cùng lớp thuở cấp 1 luôn bền bỉ ngày nào đi cùng nhau đến trường.

Lên cấp 2, được thầy dạy toán Trần Ngọc Châu kể cho nghe những câu chuyện cuộc đời nhà toán học mù người Nga Lev Pontryagin, cùng với những mảnh giấy chép sẵn vài đề toán khó, đã thắp sáng ước mơ giỏi toán trong cậu trò nhỏ. Lớn lên, thầy được người Thầy – GS.Hoàng Như Mai dìu dắt suốt 5 năm đại học, cùng những cánh tay Thầy, bè bạn thật ấm, thật chắc dắt thầy bước đúng lối trước mỗi ngã rẽ của số phận. Khi thầy Ký tốt nghiệp đại học, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đón đến nhà chơi, và khuyên bảo nên về quê dạy học. “Để có bố mẹ giúp đỡ trong cuộc sống hàng ngày. Và để khai thác vốn sống tuổi thơ, trở thành nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Những trang sách của người khác viết cho trẻ em đã quý, nhưng của con viết thì càng quý hơn”, cố Thủ tướng đã giải thích với thầy Ký như vậy…

Thầy kể, khi còn nhỏ với đôi tay bị liệt, bố, mẹ nghẹn ngào khóc bảo rằng, có lẽ vì kiếp trước có tội nên kiếp này con mới bị tật nguyền. Mai sau bố mẹ chết đi, con biết làm gì mà sống. Nhưng trải nghiệm cuộc sống, thầy nhận ra rằng, tật nguyền không phải là sự bế tắc. “Tôi là một người may mắn, có quả phước được thọ ơn nhiều người. Tâm niệm biết ơn cho tôi năng lượng sống, để không ngừng cố gắng. Rèn luyện mình thành người có ích là cách để trả ơn xã hội và nhiều người đã dìu đỡ tôi”, Thầy nói.

Từ tật nguyền đã hóa thành sen

Ông đã trả ơn bằng gần nửa đời gắn bó với bục giảng, bằng nghiệp lực sáng tác với 34 đầu sách được xuất bản. Năm 2005 ông được vinh danh “Người thầy đầu tiên dùng chân để viết”.

Kể từ năm 2011, Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký phải chạy thận 3 lần/tuần, nhưng thầy vẫn  tiếp tục công việc viết sách và truyền lửa tới các thế hệ thanh thiếu niên qua những sáng tác, các buổi diễn thuyết và hoạt động tư vấn tâm lý qua tổng đài 1080. Thầy được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho nhiều thế hệ trẻ trong cả nước. Với 1.500 buổi nói chuyện tại các trường học phổ thông, cao đẳng, đại học trong cả nước là một con số mà những người lành lặn cũng khó làm nổi. 

Nguyễn Ngọc Ký mãi mãi là người Thầy của chúng tôi, không chỉ trên bục giảng thời học trò, mà trên con đường tác nghiệp nghề viết tôi cũng chịu ảnh hưởng từ thầy. Cá nhân tôi ngưỡng vọng thầy ở nghị lực sáng ngời trong bài thơ “Thanh sắt” mà thầy đã viết 20 năm trước: “Giật mình tóe lửa/ Rồi thành cuốc thành dao/ Thanh sắt cười trong mỗi đớn đau”. Ở đời, khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, người ta thường đổ cho số phận, đưa ra những lý do để biện minh cho sự lười nhác. Nhưng với Thầy thì:

“Chẳng khó khăn nào không lối thoát

Chẳng ghềnh đá nào

Ngăn được bước dòng sông!”.

                     (Bước dòng sông)

Thầy dạy chúng tôi biết cách ngước nhìn lên những đỉnh cao, những cái đích lớn, không chỉ để lường trước được sự khó khăn cách trở, mà thầy còn nhắn nhủ mọi cái đích đều có thể đạt được, nếu ta biết kiên trì và có đủ trí tuệ để vượt qua những trở ngại. Mỗi người phải biết chiến thắng mình trong từng sát-na cuộc sống. Không đỉnh cao nào/ Không vời vợi cách xa/ Không đỉnh cao nào/ Không kề cận bên ta/ Khi ta biết thắng mình mỗi phút giây qua” (thơ Nguyễn Ngọc Ký).

Theo Chu Minh Khôi

(Giác ngộ)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả những bài học về

Chùa Phước Huệ: Chư hành giả Tăng – Ni Giáo đoàn VI cùng nhau “Sống chung tu học”

9g sáng, ngày 6/1/2025 nhằm mùng 7/12/Giáp Thìn. Hòa thượng Giác Minh, Giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ đã thân lâm về chùa Phước Huệ, khu phố Long An, phường Long Phú, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang theo lời mời của Thượng tọa Giác Nhuận trưởng Ban tổ chức khóa tu lần 7

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này ngày càng thu hút

Gập ghềnh con đường đến trường

Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức khỏe bà ngày càng

Sống tích cực là con đường tới thành công

Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi về khó

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam bảo. Anh còn tham

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa Trên đường đi, hai

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều tò mò cho người