Nên thức & nên ngủ

Hình Nên thức & nên ngủ
- Tác giả: admin

Điều đáng để cho chúng ta học hỏi là sự phát nguyện dũng mãnh, ý chí thật phi thường của Tôn giả A-na-luật. Nếu hàng hậu học chúng ta được chúng Tăng soi sáng mà lập thệ nguyện dứt bỏ phiền não tham sân một cách triệt để như thế thì quý hóa biết bao.

Nên thức & nên ngủ image-1732290323183

Đức Phật thành tựu giác ngộ cũng nhờ nương theo tinh thần trung đạo, tránh xa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnh. Về sau, trung đạo là một trong những đặc điểm căn bản của giáo pháp Thế Tôn. Trong pháp thoại dưới đây, lúc Tôn giả A-na-luật ngủ gục thì Ngài quở trách nặng nề. Ấy vậy mà khi Tôn giả A-na-luật nguyện không ngủ nữa thì Phật lại khuyên “thầy nên ngủ”.

“Một thời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn đang thuyết pháp cho vô số trăm ngàn vạn chúng. Lúc đó Tôn giả A-na-luật đang ngồi trong chúng ngủ gục. Đức Phật thấy A-na-luật ngủ gục, liền nói kệ rằng:

Thọ pháp thích ngủ nghỉ/ Ý không có lầm lẫn/ Chỗ Hiền Thánh thuyết pháp/ Điều người trí ưa thích/ Ví như nước vực sâu/ Lóng trong không tì vết/ Người nghe pháp như thế/ Thanh tịnh tâm lạc thọ/ Cũng như đá vuông lớn/ Gió thổi không thể động/ Như thể bị chê khen/ Tâm không có lay động.

Khi ấy Thế Tôn bảo Tôn giả A-na-luật:

– Thầy sợ phép vua và sợ giặc cướp mà hành đạo chăng?

A-na-luật đáp:

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

Phật bảo A-na-luật:

– Vì sao thầy xuất gia học đạo?

A-na-luật bạch Phật:

– Con chán ngán sanh, lão, bịnh, tử, sầu lo khổ não nên muốn bỏ nó; vì thế xuất gia học đạo.

Thế Tôn bảo:

– Nay thầy là con nhà quý tộc, có lòng tin kiên cố, xuất gia học đạo. Hôm nay Thế Tôn đích thân thuyết pháp, tại sao thầy ngồi trong đây mà ngủ gục.

Tôn giả A-na-luật liền từ chỗ ngồi đứng dậy, bày vai áo phải, quỳ xuống chắp tay bạch Thế Tôn:

– Từ nay về sau dù thân hình tan nát, con trọn không ở trước Như Lai mà ngủ gục.

Bấy giờ Tôn giả A-na-luật suốt đêm đến sáng chẳng ngủ, nhưng không thể trừ khử được thùy miên, mắt bèn hư. Khi ấy, Thế Tôn bảo A-na-luật:

– Người chuyên cần tinh tấn thì cùng trạo cử tương ưng. Còn nếu giải đãi lại cùng kiết sử tương ưng. Nay thầy nên hành vừa chừng ở giữa.

A-na-luật bạch Phật:

– Khi trước, con đã ở trước Như Lai phát thệ, nay không thể làm trái bổn nguyện mình.

Lúc đó Thế Tôn bảo Kỳ-vực:

– Ông hãy trị liệu mắt cho A-na-luật!

Kỳ-vực thưa:

– Nếu A-na-luật chịu ngủ một chút, con sẽ trị mắt được.

Thế Tôn bảo A-na-luật:

– Thầy nên ngủ. Vì sao thế? Tất cả các pháp do ăn mà được tồn tại, không ăn thì không còn. Con mắt lấy ngủ làm thức ăn, tai lấy âm thinh làm thức ăn, mũi lấy hương làm thức ăn, lưỡi lấy mùi vị làm thức ăn, thân lấy xúc chạm làm thức ăn, ý lấy pháp làm thức ăn. Nay ta cũng nói Niết-bàn cũng có thức ăn.

A-na-luật bạch Phật:

– Niết-bàn lấy những gì làm thức ăn?

Phật bảo A-na-luật:

– Niết-bàn lấy không phóng dật làm thức ăn, nương không phóng dật được đến vô vi.

A-na-luật bạch Phật:

– Bạch Thế Tôn! Tuy nói ngủ là thức ăn của mắt, nhưng con chẳng kham ngủ nghỉ”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm 38.Lực [1-trích], VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.490)

Điều đáng để cho chúng ta học hỏi là sự phát nguyện dũng mãnh, ý chí thật phi thường của Tôn giả A-na-luật. Nếu hàng hậu học chúng ta được chúng Tăng soi sáng mà lập thệ nguyện dứt bỏ phiền não tham sân một cách triệt để như thế thì quý hóa biết bao.

Ở một phương diện khác, Tôn giả A-na-luật đã cố gắng thái quá nên khiến cho đôi mắt bị mù. Cũng may là Tôn giả đã chứng đắc Niết-bàn, thành tựu giải thoát và có thiên nhãn.

Pháp thoại này cho thấy, sự tu tập điều thân, theo Thế Tôn thật giản dị và điều hòa, như khi đói thì ôm bát đi khất thực, cần ăn để sống, đủ sức khỏe để thiền định. Không ăn dĩ nhiên sẽ bệnh, mà bệnh và chết trong khi chưa đắc đạo thì cũng chẳng khác nào chưa qua sông mà đã bỏ bè. Nên khi cần thức thì hãy thức và khi cần ngủ thì hãy ngủ.

Quảng Tánh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả những bài học về

Đại lão Hòa thượng Giác Giới tán thán tinh thần tu học chư tôn đức Giáo đoàn VI

4g sáng nay, ngày 5/1/2025 nhằm 6/12/Giáp Thìn, chư tôn đức Tăng – Ni các miền tịnh xá trực thuộc Giáo đoàn VI, Hệ phái Khất sĩ vân tập về chánh điện chùa Phước Huệ, khu phố Long An, phường Long Phú, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang thiền tọa và sau đó thiền

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này ngày càng thu hút

Gập ghềnh con đường đến trường

Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức khỏe bà ngày càng

Sống tích cực là con đường tới thành công

Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi về khó

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam bảo. Anh còn tham

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa Trên đường đi, hai

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều tò mò cho người