Post: : Admin

Toàn cảnh video chùa Đại Phước (chùa Việt Nam) ở Yangon Miến Điện đang chuẩn bị cho lễ kiết giới Sima và lễ động Thổ trong 3 ngày 28,29,30/4/2016.




>>Myanmar: Lễ thỉnh tôn tượng Phật về Chùa Đại Phước

Một tục lệ quan trọng của riêng Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam và cũng là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của người dân Việt Nam nói chung.

Chùa xây dựng xong, chư tăng phải tổ chức lễ kết Sìma, Sìma là xác định ranh giới chùa, người vô hình không được xâm phạm vào, được xem là nơi thiêng liêng, nơi Phật hiện hữu. Nghi thức tổ chức kết giới Sìma long trọng và công phu, vì thiếu nó được xem như là hỏng các nghi thức Tăng sự: dâng y Katina, lễ Bố tát, lễ xuất gia v.v... Thường chùa lớn đào 8 hố, nhỏ 6 hoặc 4 hố xung quanh ngôi chánh điện để chư tăng tụng kinh xác định ranh giới, những hố thường là đặt khối đá khắc hình sư tử, hình tượng Reihu, chằn và niên đại kết giới Sìma. Trong ngày lễ kết giới Sìma phật tử tham dự rất đông được xem như là lễ hội quan trọng, những hố đặt trụ đá trên, phật tử cầu nguyện điều gì ném xuống hố vật đó để thành tựu điều ước nguyện của mình, ví dụ: cầu giàu sang, ném tiền bạc, cầu đẹp đẻ, ném quần áo.

Chánh điện luôn phải kiết giới Sìma. Trong chánh điện chỉ tôn thờ duy nhất một tượng Phật Thích Ca và nhiều pho tượng Thích Ca ở mỗi tư thế khác nhau. Một pháp toạ để Pháp sư giảng pháp vào những ngày lễ. Xung quanh chánh điện thường treo những bức tranh về cuộc đời Phật Thích Ca.

Thật chu đáo cho lễ Kết giới Sima chuẩn bị diễn ra

Các vị sư trẻ cật lực lo công tác chuẩn bị cho đạt lễ kết giới sắp tới

Mọi việc đã được đúc kết chặt chẽ


Phật giáo Nam tông không đặt nặng nghi lễ, vì chuộng đời sống chân thật , mọc mạc và đơn giản, nhưng rất quan tâm đến giới luật , vì vậy có một số đặc điểm như sau:
- Lễ kính nhau theo tôn ti hạ lạp , nhưng không đón rước quá trịnh trọng như phong kiến .
- Trai tăng là không thọ thực quá ngọ và dùng tam tịnh nhục chứ không ăn chay.
- Tụng kinh không dùng chuông mỏ và không xướng tán ngân nga.
- Chỉ thờ Đức Phật Thích Ca, và chỉ cúng hương hoa để tỏ lòng thành kính chứ không cúng vật thực .
- Không cúng sao hạn , chuẩn tế , không bói toán coi ngày tốt xấu .
- Đi khuất thực chỉ nhận vật do thí chủ tự nguyện dâng cúng không mở lời xin hay nói khéo để người phải cho .
- Mỗi ngày có hai thời tụng kinh lễ bái Tam Bảo vào buổi sáng và buổi chiều, ngoài ra chư tăng thường tụng kinh quán tưởng và chúc phúc cho thí chủ trước khi thọ thực.


Sư Thiện Ngọc