Mùa gió chướng truyện ngắn Hoàng Khánh Duy

Hình Mùa gió chướng truyện ngắn Hoàng Khánh Duy
- Tác giả: admin
Mục lục bài viết:

Miên như chết lặng nửa phần hồn. Vậy đó, Tri gặp Miên giữa mùa gió chướng, và Tri cũng ra đi trong một ngày gió thốc tơi bời, xé nát trái tim Miên…

Miên thức dậy từ sớm, mà thật ra đêm qua Miên có chợp mắt được chút nào đâu. Sáng nay đàn trai sẽ đến rước dâu. Trời còn chưa sáng mà nhà Miên rộn rã từ trong ra ngoài, người nói người cười rôm rả. Canh hai canh ba mà mẹ Miên quần xoắn tới gối chạy tới chạy lui quét dọn nhà cửa, lo chuyện bếp núc, cánh đàn ông lo việc giết lợn. Mẹ hối Miên “Sáng chưng rồi, dậy sửa soạn lát nữa con Hiền lấy xe chở ra chợ làm tóc, ở đó mà ngủ hoài”. Miên nằm trong mùng trằn trọc mãi.

Ngày mai, người nhà của Trạng sẽ qua nhà Miên, đón Miên về. Miên sẽ vĩnh viễn khóa kín tuổi thanh xuân và những mơ mộng tuổi trẻ để vun vén cho gia đình Trạng, cho Trạng – người mà Miên chưa bao giờ coi là tất cả trong đoạn đầu cuộc đời…

Mùa gió chướng truyện ngắn Hoàng Khánh Duy image-1732293245472

Ngoài trời gió thốc. Gió ngoài cánh đồng thổi vào vật vã mấy tàu lá chuối bên hè kêu xào xạc. Mùa gió chướng giá buốt, mẹ phải đốt đống lửa than để giữa nhà cho ấm. Người già ngồi ngoài gian trước uống trà, ăn bánh. Đàn bà chặt thịt, mần gà, lặt rau,… trên vạc. Đám con gái trong làng tụm năm tụm bảy trong buồng, xếp bánh trái ra đĩa, được dịp “buôn dưa lê” đủ thứ chuyện trên đời. Tiếng dao tiếng thớt, tiếng lợn kêu, tiếng người nói chuyện, cười đùa, tiếng gió thốc… vang động khắp nhà. Đám cưới mà.

Trời đã sáng hơn, mặt trời chưa ló dạng và bóng tối vẫn còn lờ mờ bao phủ nhưng cảnh vật đã dần hiện ra rõ hơn. Bầu trời và mặt đất, cánh đồng heo hút có con đường nhỏ vắt ngang dẫn lối vào làng, đám chuối ngoài bờ phất phơ tàu lá xạc xào đong đưa. Miên đi làm tóc với con Hiền vẫn chưa về. Trong nhà đông hơn, bà con xa, láng giềng lân cận tụ họp đầy đủ không thiếu một ai, mẹ nói “Con Miên nhà mình có phước, đám nó sum tụ quá chừng. Phải chi ông nhà tui còn sống, thấy con Miên bận áo cưới theo người ta để yên bề gia thất, chắc ổng vui lắm”…
Ngày xưa, Miên cũng mong chờ một đám cưới, cũng đủ mặt bà con hai họ, cũng áo dài thướt tha, hoa cài trên tóc. Miên từng nghĩ rằng mình sẽ là vợ của Tri, sẽ yêu thương Tri bằng tất cả tấm lòng người vợ, sẽ sinh cho Tri những đứa con bụ bẫm ngoan hiền, sẽ cùng Tri nắm tay nhau đi đến cuối đất cùng trời. Rồi Tri cũng bỏ Miên mà đi trong ngày gió chướng, không nói một lời…
Miên về. Nhạc đám cưới văng vẳng khắp làng át hẳn tiếng gió đang từng hồi rít mạnh. Trẻ con hí hửng quanh cô dâu, đám thiếu nữ trong làng tấm tắc khen “Con Miên đẹp quá tụi bây ơi, hạnh phúc nghen mậy. Tới lượt đám cưới tao nhớ về uống rượu hồng đó”. Miên cười mà lòng Miên giông bão. Miên sợ hình ảnh Tri sẽ xuất hiện trong đầu cô khi cô nắm tay Trạng đứng trước bàn thờ gia thất, Miên sợ một phút yếu lòng Miên không đủ can đảm để theo Trạng về nhà. Quay mặt giấu đôi mắt rưng rưng, nước mắt lưng tròng. Xa xa, cánh đồng hắt hiu oằn mình trong sương gió, Miên cũng thấy mình hiu hắt vô biên.
– Miên, vô buồng thay đồ đi con, nhà trai sắp qua rồi.
Miên bước vào buồng, mẹ theo sau. Mẹ dúi vào tay Miên đôi bông tai bằng vàng, hột cẩm thạch màu xanh ngọc bích.
– Cầm theo cái này làm vật hộ thân. Cái này hồi đó bà nội cho tao, giờ tao đưa lại cho mầy, giữ cho kĩ. Về bển làm dâu người ta. Làm dâu thì cực khổ trăm bề, ráng mà nghe lời mẹ chồng nghen con. Thấy thằng Trạng nó đối xử tốt với mầy, tao cũng yên tâm phần nào…

Mẹ đi ra. Miên biết lòng mẹ buồn dâng như sóng. Mẹ vốn mạnh mẽ, từ khi ba mất một mình mẹ gánh vác việc trong việc ngoài. Nhà có hai mẹ con nương tựa vào nhau, bây giờ Miên lấy chồng, một mình mẹ sớm hôm lận đận. Nghĩ mà đau.

Nhà trai đã qua tới cửa, ngồi trong buồng nhìn ra, Miên thấy một đoàn người xúng xính áo dài khăn đóng. Trạng đi trước, bà con cô bác với đám con gái tay bưng mâm lễ theo sau. Người ta vui mà sao Miên thấy lòng buồn vô hạn. Nhớ Tri. Lẻ ra người đàn ông đứng đó không phải là Trạng mà là Tri, là Tri. Miên thoáng nghĩ. Nước mắt Miên lã chã rơi xuống đôi gò má đẫm phấn.Miên lấy ống tay áo chùi nước mắt. Ngày trước Miên cũng mặt phấn má hồng, đầu đội mấn, tay cầm hoa chờ Tri đến rước về làm vợ. Nhưng Tri không đến. Người phố gọi điện báo tin xe của Tri gặp tai nạn, chiếc xe máy văng ra bên đường tan tành trong khi Tri bị chiếc xe tải kéo lên một quãng trên đường cao tốc. Đoàn rước dâu hơn chục chiếc xe máy đành ngậm ngùi quay lại, xe cưới thành xe tang. Tri mất, Miên như chết lặng nửa phần hồn. Vậy đó, Tri gặp Miên giữa mùa gió chướng, và Tri cũng ra đi trong một ngày gió thốc tơi bời, xé nát trái tim Miên…
“Tri ơi, Miên phải làm sao, phải làm sao đây hả Tri?”.
Người lớn kêu chú rễ vào trong nắm tay cô dâu ra bàn thờ gia tiên làm lễ. Miên chùi nước mắt, bước theo Trạng mà tan nát cõi lòng. Trước mặt hai họ Miên cố kìm nén nước mắt. Mẹ nhìn Miên, rồi ngoảnh vội ra cửa. Miên biết mẹ quay đi để giấu hai dòng nước mắt đang lăn dài trên đôi gò má teo tóp. Hai mươi mấy năm đời có bao giờ Miên thấy mẹ khóc đâu. Buồn mẹ ra mộ ba ngồi cả buổi. Vui mẹ nói nói cười cười, mẹ vốn là thế. Miên không giống mẹ, Miên không đủ cứng rắn như mẹ. Ngày ấy Miên cứ nghĩ rằng mình sẽ không gượng dậy nổi sau biến động như lưỡi dao ghim vào sâu hoắm tâm hồn. Rồi Miên cũng nguôi ngoai, Miên vực dậy chảy lại mớ tóc rối bù để sống hết quãng đời còn lại, Miên nghĩ “Đời là những chuỗi ngày thương đau”…
Đoàn rước dâu rời nhà Miên, đi qua cánh đồng gió thốc lạnh thịt da. Tóc Miên phơ phất. Miên nắm tay Trạng mà lòng vơ vẩn đâu đâu. Ngoái đầu nhìn mẹ đứng tựa mình bên cổng cưới, tim Miên se sắt. Con đường nằm giữa cánh đồng hôm nay dài thăm thẳm. Con đường ấy mẹ dắt Miên đi học ngày nhỏ. Con đường từng chiều ba cõng Miên ra triền sông tắm táp, thả diều. Con đường Tri nắm tay Miên đi qua bao gió giông cuộc đời, để Miên vui, để Miên hạnh phúc tuổi thanh xuân. Và, con đường mà Trạng đón Miên về nhà làm vợ, người yên vui mà lòng Miên rối bời, tan nát.

Đêm ấy, Trạng nằm bên Miên. Trạng vòng tay qua ôm Miên thật chặt.
– Anh biết tất cả mọi chuyện rồi, Miên. Sao em lại giấu anh ?
– Sao anh biết? Em… em xin lỗi…
Trạng nắm đôi bàn tay Miên, hơi ấm từ cơ thể anh tỏa ra sưởi cả lòng Miên giữa mùa gió lạnh. Bỗng Miên thấy mình ấm áp hẳn lên.
– Anh biết trước khi anh giục mẹ sang nhà hỏi cưới em làm vợ.
– Trạng,… anh không giận em sao?
Vén mái tóc xõa xuống gương mặt vợ, Trạng trìu mến. Bên cạnh Miên bây giờ không phải là Trạng nữa, mà là Tri. Miên cảm giác như Tri đang nằm bên cạnh mình như cái thuở ban đầu.
– Em phải hạnh phúc Miên à, đời em chịu nhiều đau thương, hãy để tất cả thương đau chìm vào dĩ vãng.
Miên im lặng, Trạng khẽ hôn lên trán, lên má Miên, đôi gò má của son phấn xuân thì, của những lần lạnh đi vì nước mắt. Bây giờ Miên thấy lòng nhẹ nhõm vô cùng. Miên không còn buồn nữa. Ừ thì Miên sẽ hạnh phúc, phải hạnh phúc. Em sẽ sinh cho Trạng một đứa con, sẽ vun vén hạnh phúc cho cái gia đình nhỏ, Miên sẽ làm tốt bổn phận của một người vợ, người mẹ, sẽ yêu thương Trạng bằng tình yêu và sự tri ân sâu sắc.
…Là Trạng chứ không phải là Tri. Là Trạng, chồng Miên, người sẵn sàng chấp nhận quá khứ đau buồn của Miên, người thay Tri chăm sóc và lo lắng cho Miên trong phần đời còn lại. Trạng sẽ cùng Miên nắm tay nhau đi đến cuối con đường. Thì Miên vẫn yêu Tri, Miên đâu có bỏ Tri. Miên sẽ để Tri mãi mãi vào nơi vĩnh hằng của trái tim mình. Hạnh phúc đôi khi là sự thu xếp cuộc đời, là gửi kí ức vào ngăn kín của thời gian, năm tháng…

Hoàng Khánh Duy / Phật học đời sống



Mời đón đọc truyện ngắn cùng tác giả: Ngăn kín thời gian

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Mục lục bài viết: Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả

Tây Ninh: Hơn 100 Tu sĩ đi khất thực “Khóa tu Khất sĩ lần thứ 36”

Mục lục bài viết: PHĐS: Khất thực, một truyền thống lâu đời trong Phật giáo, mang ý nghĩa sâu xa hơn việc nhận thực phẩm. Đó là hành động thể hiện sự khiêm nhường, nhắc nhở về mối liên kết giữa tu sĩ và cư sĩ. Người tu hành đi khất thực không chỉ nhận

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Mục lục bài viết: Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này

Gập ghềnh con đường đến trường

Mục lục bài viết: Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức

Sống tích cực là con đường tới thành công

Mục lục bài viết: Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Mục lục bài viết: Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Mục lục bài viết: Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Mục lục bài viết: Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều