Post: : Admin

Việt Nam trước có tên gọi An Nam có từ năm (679-757) Trung Quốc đô hộ, mỹ thuật thời đó có nhiều họa tiết đẹp.



Loạt ảnh họa tiết trong mỹ thuật An Nam

Họa tiết trong mỹ thuật An Nam thường con Kỳ Lân làm chủ đạo.

Loạt ảnh họa tiết trong mỹ thuật An Nam

Họa tiết con Kỳ Lân trang trí bình phong đình, chùa.

Loạt ảnh họa tiết trong mỹ thuật An Nam

Họa tiết trong mỹ thuật An Nam

Loạt ảnh họa tiết trong mỹ thuật An Nam

Họa tiết con Lân trên nóc mái đình, chùa.

Loạt ảnh họa tiết trong mỹ thuật An Nam

Loạt ảnh họa tiết trong mỹ thuật An Nam

Loạt ảnh họa tiết trong mỹ thuật An Nam

Họa tiết hoa cúc hóa Lân

Họa tiết con Lân trên đỉnh cột đình, chùa.

Họa tiết con Lân trên đỉnh cột đình, chùa.

Loạt ảnh họa tiết trong mỹ thuật An Nam

Họa tiết con Lân đứng trên bộ lư đồng chúng ta thường trưng bày ở bàn thờ tổ tiên, đình chùa.


Nhắc đến một chút lịch sử thời An Nam có 3 giai đoạn: 1 An Nam thời Bắc thuộc, 2 An Nam theo cách gọi của phương Tây, 3 Annam Pháp thuộc.

Thời Bắc thuộc (Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ), nhà Đường ở Trung Quốc đã đặt Việt Nam (tương ứng với khu vực miền Bắc Việt Nam ngày nay) là An Nam đô hộ phủ (679-757 và 766-866). Thời kỳ 757-766, Việt Nam mang tên Trấn Nam đô hộ phủ. Năm 866, thăng An Nam đô hộ làm Tĩnh Hải quân tiết độ. Sau khi giành được độc lập, các triều vua Việt Nam thường phải nhận thụ phong của Trung Quốc, danh hiệu An Nam quốc vương (kể từ năm 1164).

Từ đó người Trung Quốc thường gọi nước Việt Nam là An Nam, bất kể quốc hiệu là gì. Chẳng hạn, Cao Hùng Trưng (đời nhà Minh) đã viết cuốn An Nam chí (nguyên) về đất nước Đại Việt.


Ngay cuốn sách in đầu tiên của một người Việt lưu vong ở Trung Hoa bằng chữ Hán năm 1335 cũng có nhan đề là An Nam chí lược (安南志略), do Lê Tắc (黎崱) viết.
Từ đó xuất hiện các cách gọi "người An Nam", "tiếng An Nam".

An Nam theo cách gọi của phương Tây
Tên gọi An Nam do người Trung Quốc sử dụng dần dần được người châu Âu gọi theo. Chẳng hạn đã xuất hiện:
Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (Từ điển (tiếng) An Nam - Bồ (Đào Nha) - Latinh) của Alexandre de Rhodes, năm 1651
Dictionarium Anamitico-Latinum (Từ điển An Nam - Latinh) của Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc), soạn năm 1773 và được Jean-Louis Taberd biên tập lại và xuất bản năm 1838
Dictionnaire annamite - français (Từ điển An Nam - Pháp) của J. F. M. Génibrel, năm 1898
Nên nhắc lại là trong những tác phẩm do Alexandre de Rhodes viết nước "Annam" gồm có hai vùng "Tunquin" (Đàng Ngoài) và "Cochinchine" (Đàng Trong). "Cochinchine" lúc ấy, chỉ là miền Trung bây giờ: lúc sách La glorieuse mort d'André catechiste de la Cochinchine được in ra ở Paris vào năm 1653, thì cuộc Nam tiến của Đại Việt chỉ mới vào đến Nha Trang.

Trong lịch sử cận đại, "Annam" được sử dụng trong tiếng Pháp để chỉ phần đất Miền Trung Việt Nam (hay Trung Kỳ) do triều đình Huế của nhà Nguyễn cai trị dưới sự bảo hộ của Pháp. Ngày nay, người Việt thường hiểu từ "Annam" theo một nghĩa tiêu cực[1], mang hàm ý miệt thị dân tộc và vì vậy không thích sử dụng nó[2].

Annam thuộc Pháp
Thời kỳ Pháp thuộc (1887-1945), Việt Nam bị chia thành ba miền Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam) và Nam Kỳ (Cochinchine) với ba chế độ quản lý khác nhau.

Annam là vùng đất do triều đình nhà Nguyễn cai quản dưới sự bảo hộ của Pháp. Khu vực hành chính có diện tích 150.200 km² nằm ở miền trung Việt Nam với thủ phủ là Huế. Trong phạm vi lãnh thổ của Annam còn có các đô thị lớn khác như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Quảng Trị, Vinh. Về mặt hình thức Annam là một quốc gia nằm trong Liên Hiệp Pháp, có bộ máy chính quyền đứng đầu bởi vua Nguyễn, có quốc kỳ, quốc ca. Tuy nhiên về thực chất toàn bộ bộ máy chính quyền tại đây đều bị một quan chức thuộc địa của Pháp - Khâm sứ Trung kỳ (Résident Supérieur d'Annam) giám sát và chi phối. Năm 1945, với việc vua Bảo Đại thành lập Đế quốc Việt Nam, Annam với tư cách là một vùng lãnh thổ hành chính về mặt pháp lý chấm dứt tồn tại.
Vậy Việt Nam có tên gọi 2 lần: An Nam năm (679-757) và  An Nam năm (766–866).


Chu Mạnh Đình


Tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/An_Nam