Làng Mai: Đã nhiều bàn chân trên mặt đất này

Hình Làng Mai: Đã nhiều bàn chân trên mặt đất này
- Tác giả: admin
Mục lục bài viết:

Làng mai, hiện ra trong tôi như một thánh địa sống, để lại trong tôi một “con người đáng sống” Vì Làng mai không hẳn nằm ngoài đất nước Bhutan hạnh phúc nhất hành tinh mà Làng mai chỉ dành cho mình điểm tựa an trú.

Làng Mai: Đã nhiều bàn chân trên mặt đất này image-1732291014336

Trong quảng đời của tôi, tôi vẫn nhớ nhất là một chuyến đi.

Chuyến đi về trời Âu, nơi mà ” mặt trời mọc vào ban đêm”. Thiền sư Nhất hạnh, người Việt! Người không đi tìm tự do như hàng triệu người Việt khác mà người chỉ đi tìm tình thương cho hoà bình. Tôi vẫn mong mỏi được chạm đôi chân tới vùng đất ” Làng”  một lần trong đời. Thế rồi, vào mùa xuân năm trước, tôi đã lên đường đi tìm lại cho mình dấu chân. Một dấu chân, không hẳn là một dấu ấn. Đến cửa ngỏ Làng, tôi được chào đón của những nụ hoa thủy tiên và từ từ men theo con đường sỏi đá để đi vào xóm Thượng. Một ao sen, một tháp chuông, một bước chân Người đang tới.

Làng Mai: Đã nhiều bàn chân trên mặt đất này image-1732291015170

Là Việt nam ta đâu, là tổ tiên, là vũ trụ, là không một cổng tam quan. Phong thủy ở đây, như chính giữa lòng đất. Không tựa núi, không tựa một danh tăng mà tất cả đang phải tựa vào chính mình. Và tôi có thể nhìn  bao quát được hết cả không gian bốn mươi năm Người đã cất bước tới chốn này.

Ngoài ước mơ cho các cuộc cách mạng tình thương, ngoài mơ ước nói lên nguyện vọng hoà bình và cuối cùng Người cũng trở về một Bản nguyện Tăng già. Sống không cần gì ngoài bóng quê nhà ở trời Âu. Chính vì thế, sau bao nỗi thao thức hàn gắn, sau bao cuộc hội ngộ, sau bao vết thương được khâu lại. Người đã tự nhìn lại ” huynh đệ có nghĩa là một nhà”. Tuy mỗi nơi mỗi khác, mỗi con đường, mỗi lối thoát hiểm cho tương lai. Vì Người biết hiện tại vẫn còn đang xây dựng, đang hoài nghi, đang trên bảo dưới nghe mà. 

Tôi đã đến được nơi này là mừng lắm, mặc dầu tôi đi cũng khá nhiều nước, học hỏi những nền văn minh, khoa học, văn hoá, tính tình của nhân loại để cho mình một ít ỏi kiến thức sống hài hoà, mở rộng và bình dị nhất.

Làng Mai: Đã nhiều bàn chân trên mặt đất này image-1732291016134

Làng mai, hiện ra trong tôi như một thánh địa sống, để lại trong tôi một “con người đáng sống” Vì Làng mai không hẳn nằm ngoài đất nước Bhutan hạnh phúc nhất hành tinh mà Làng mai chỉ dành cho mình điểm tựa an trú. Chính vì thế tôi đến Làng cũng như đang bước đến “vương quốc hạnh phúc”. 

Làng Mai: Đã nhiều bàn chân trên mặt đất này image-1732291017175

Để quay trở lại với những chặn đường huyền thoại của Làng mai. Bằng tâm lượng ” không một ai không là anh em của mình”. Người đã có thời gian lắng nghe từ nhiều phía, lắng nghe rất nhiều nổi khổ niềm đau, thậm chí bế tắc. Không gì hơn Người đã tự đi tìm các anh em của mình ngồi lại. Trong những năm tháng ” tha phương bất như ý”. Dù đã có nhiều thăng trầm, dù có những chính kiến bất đồng, dù đã không ai chịu ai trong vận mạng sau năm bảy mươi lăm ( 1975) kéo dài cho tới khoản năm hai ngàn (2000) .  Người cũng mời qua biết bao nhiêu vị tôn đức, tăng lữ theo tinh thần Phật giáo. Trong đó tôi được biết có Hoà thượng Thiện Hạnh, Hoà thượng Thiện Bình, Hoà thượng Trí Quảng, Hoà thượng Gia Quang, Hoà thượng Bảo Nghiêm, Hoà thượng Lệ Trang, Hoà thượng Giác Quang, Hoà thượng Minh Cảnh, Hoà thượng Minh nghĩa, Hoà thượng Chí Mãn, Hoà thượng Chí Mậu, Hoà thượng Thái Thuận,  giáo sư Lê Mạnh Thát và còn hơn thế nữa Ngài đã thân lâm trong chuyến về nước vào năm 2005, Người đã đưa tăng thân đại diện hơn bốn mươi quốc gia đích thân đến diện kiến Hoà thượng trưởng lão Trí Tịnh, Hoà thượng Minh Châu, Hoà thượng Thanh Tứ, Hoà thượng Đức Phương.

Làng Mai: Đã nhiều bàn chân trên mặt đất này image-1732291018140

Tôi cũng người có cơ duyên may mắn đã theo những bước chân bao tráng sĩ, hàng nghìn bước chân chánh niệm đi vào cõi ” Hiện pháp lạc trú” này. 
Từ khi sinh ra đời, cho tới khi qua Làng mai tôi mới nhận thức ra ý niệm đi là như thế nào. Đi không cần đến, đi không cần vội vàng, đi để hiểu mình đang tới thôi. Một khi ai đã có lần đặt bàn chân của mình lên thánh địa đáng sống này rồi, thì không thể nào quên và càng không thể quên nữa là phải có trách nhiệm để bước đi cho đúng với ” tinh thần Phật giáo”. 

Bảo Pháp 

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Mục lục bài viết: Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả

Tây Ninh: Hơn 100 Tu sĩ đi khất thực “Khóa tu Khất sĩ lần thứ 36”

Mục lục bài viết: PHĐS: Khất thực, một truyền thống lâu đời trong Phật giáo, mang ý nghĩa sâu xa hơn việc nhận thực phẩm. Đó là hành động thể hiện sự khiêm nhường, nhắc nhở về mối liên kết giữa tu sĩ và cư sĩ. Người tu hành đi khất thực không chỉ nhận

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Mục lục bài viết: Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này

Gập ghềnh con đường đến trường

Mục lục bài viết: Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức

Sống tích cực là con đường tới thành công

Mục lục bài viết: Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Mục lục bài viết: Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Mục lục bài viết: Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Mục lục bài viết: Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều