Post: : Admin

Theo Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội Phòng chống đột quỵ miền Bắc, việc cấp cứu đột quỵ chỉ là xử lý hậu quả của “chuyện đã rồi”.



Theo Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội Phòng chống đột quỵ miền Bắc, việc cấp cứu đột quỵ chỉ là xử lý hậu quả của “chuyện đã rồi”.

Do vậy, ông khuyến cáo dự phòng từ sớm trước khi mạch máu có mảng xơ vữa và hình thành cục máu đông mới là biện pháp ngăn chặn đột quỵ hữu hiệu và bền vững.


Giáo sư, tiến sĩ  Nguyễn Văn Thông.

- Thưa giáo sư, đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não được hiểu chính xác là như thế nào?

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đột quỵ (stroke) hay tai biến mạch máo não là tình trạng gián đoạn đột ngột lưu lượng máu tới não hoặc chảy máu bên trong sọ dẫn đến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não.

Hai cách gọi tuy khác nhau nhưng cùng nói lên bản chất của một vấn đề là tính cấp thiết của bệnh và do nhiều yếu tố gây nên. Hiện nay, thuật ngữ đột quỵ đã được quốc tế hóa. Còn tai biến mạch máu não ngày nay ít sử dụng vì bản thân mạch máu não không tự gây nên tai biến mà do hàng loạt nguy cơ dẫn đến. Điển hình là các nguy cơ như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, cơn thoáng thiếu máu não… Ngoài ra, những hệ lụy từ cuộc sống hiện đại như căng thẳng trong công việc và cuộc sống, mất ngủ, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, béo phì, ít tập thể dục… cũng thúc đẩy đột quỵ xảy ra.

Xét ở góc độ sâu xa bằng các nghiên cứu sinh học phân tử, các nhà khoa học cho rằng, chức năng cơ thể suy giảm theo tuổi tác và những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc sống hiện đại như trên làm sản sinh rất nhiều gốc tự do (free radical). Gốc tự do tấn công làm tổn thương nội mạc mạch máu, tạo điều kiện thuận lợi xuất hiện các mảng xơ vữa, tạo huyết khối, làm hẹp lòng mạch dẫn đến giảm vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng nuôi não, gây rối loạn hoạt động não, gây đột quỵ.


Ở giai đoạn muộn rất khó kiểm soát đột quỵ. Ảnh: Shutter Stock.

Theo giáo sư thì đột quỵ thường xảy ra đột ngột tại những thời gian, địa điểm khác nhau, vậy có những phương pháp nào trong xử lý tình trạng này?

Trong bệnh cảnh đột quỵ, các tế bào não nếu không được cung cấp đủ máu sẽ không hoạt động và chết sau vài phút. Vì vậy, khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ, cần phải nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Tại các cơ sở y tế, bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, can thiệp lấy bỏ huyết khối bằng dụng cụ cơ học, đặt stent ở động mạch cảnh hoặc một số động mạch lớn trong sọ. Việc cấp cứu phải được tiến hành ở các cơ sở điều trị chuyên khoa có đủ trang thiết bị với các chuyên gia thần kinh - mạch máu có kinh nghiệm.

Tuy nhiên, những can thiệp này đòi hỏi trình độ tay nghề cao của bác sĩ, đồng thời rất tốn kém nên lượng bệnh nhân được can thiệp khá ít ỏi, không quá 50% trường hợp đột quỵ được áp ụng các phương pháp này. Mặt khác vẫn có thể xảy ra những tai biến y khoa nhất định.

Nhiều người rỉ tai nhau chuyện dùng các thuốc tiêu sợi huyết, tan cục máu đông tại nhà để dự phòng và xử trí cấp cứu đột quỵ. Quan điểm của giáo sư về việc này?

- Trên thực tế, đột quỵ do nhiều nguyên nhân dẫn tới, cho nên vấn đề xử trí cục máu đông chỉ được tiến hành khi các chuyên gia xác định chính xác nguyên nhân là do cục máu đông gây nên. Đồng thời, quá trình xử trí phải có chỉ định của bác sĩ và theo dõi nghiêm ngặt. Vì vậy, bệnh nhân và người nhà không nên tự ý sử dụng các loại thuốc, phương pháp được cho là xử lý cục máu đông để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Vì vậy, chiến lược hợp lý để ngăn chặn đột quỵ là phòng ngừa từ sớm các tận gốc nguy cơ gây xơ vữa mạch máu và hình thành cục máu đông, đó chính là gốc tự do.

- Vậy theo giáo sư, để dự phòng hiệu quả đột quỵ người bệnh cần lưu ý những gì?

Dự phòng đột quỵ nên bắt đầu từ việc xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý, không lạm dụng rượu bia, bỏ thuốc lá, hạn chế mỡ động vật, tăng cường vận động, kiềm chế những căng thẳng không đáng có trong cuộc sống, ngủ đủ giấc... Bên cạnh đó, sử dụng hoạt chất sinh học thiên nhiên có tác dụng giúp chống gốc tự do, chăm sóc tế bào thần kinh, bảo vệ và nuôi dưỡng mạch máu não, có nhiều trong các trái cây có màu thẫm, đặc biệt như Anthocyanin và Pterostilbene chiết xuất từ Bluberry, được chứng minh khả năng trung hòa gốc tự do, chăm sóc tế bào não, hạn chế hình thành mảng xơ xữa, cục máu đông. Qua đó hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra đột quỵ.


Hình ảnh não tổn thương do gốc tự do tấn công (bên trái) và não khỏe mạnh do được cung cấp đủ dưỡng chất. Hoạt chất sinh học thiên nhiên Anthocyanin và Pterostilbene có trong Blueberry giúp chống gốc tự do gia tăng, hỗ trợ phục hồi trí nhớ và hạn chế nguy cơ đột quỵ tái phát.

Với những người trên 30 tuổi, ngoài việc áp dụng các phương pháp trên, cần, cần khám sức khỏe định kỳ, đặc biêt là tầm soát các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ gây vữa xơ động mạch, kiểm tra toàn diện tim mạch, hệ thống mạch máu não…. nhằm phát hiện sớm các yếu tố thúc đẩy cho đột quỵ có thể xảy ra. Đây được xem là những biện pháp dự phòng hiệu quả và chủ động nhất.

Trên thế giới, cứ 45 giây có một người đột quỵ. Theo thống kê của Hội phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Trong số đó, khoảng 50% trường hợp tử vong, 90% người sống sót gánh chịu các di chứng tùy theo mức độ thương tổn thần kinh.

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, tỷ lệ tái phát sau khi bị đột quỵ lần đầu là từ 3% đến 23% trong một năm đầu và từ 10% đến 53% trong 5 năm sau. Tỷ lệ tử vong và chi phí chăm sóc, điều trị đột quỵ tái phát theo đó cũng tăng lên.

Thu Ngân