“Thị pháp trụ pháp vị” là câu nói thông thường trong Phật pháp tạm hiểu rằng: mỗi pháp đều có giá trị và mục đích riêng của nó. Đa số chúng ta thường chấp nhận và ước muốn những gì đem lại sự hạnh phúc an vui cho bản thân và người thương.
Vì vậy khi những gì xảy ra không như ước muốn ta luôn đau khổ và bất an. Trong khi đó Đức Phật dạy bản chất của sự sống là vô thường, khổ, vô ngã và bất toại nguyện.
Mọi hiện tượng khổ đau, hạnh phúc, sống chết, được mất, hơn thua v.v… Đều có những giá trị và mục đích của chúng, nhưng vì chúng ta không thấy được những giá trị bí ẩn trong mọi hiện tượng, mà chúng ta chỉ chú trọng và thoã thích những gì đem lại sự thoã mãn mọi ham muốn theo sở thích cá nhân. Đó là nguyên nhân dẫn tới đau khổ và bất mãn, trong khi đó các pháp đều đem lại giá trị khai ngộ chân thật cho những ai biết học hỏi và chiêm nghiệm bài học nhân quả nghiệp báo để thay đổi thái độ và quan điểm sống để đi đến sự minh triết trong cuộc sống. Do đó sau những cái đỗ vỡ hư nát ta sẽ thấy được mọi giá trị từ chúng và có một lối thoát riêng. Có thể sau những cái mất ấy ta sẽ có cái được nhiều hơn ta tưởng. Nhưng quan trọng chúng ta có chấp nhận hay không và muốn học ra bài học giác ngộ để giúp ta trưởng thành trong tư duy và hành động vì vậy
Mọi cái cũ và những cái đỗ nát là đều là cơ hội cho cái mới phát triển và tồn tại và cứ như thế để trở thành một dòng sông trôi chảy bất tận trong kiếp nhân sinh, ta đừng lấy ý chí chủ quan và lòng ham muốn mong mọi cái đều vừa ý, ta chỉ chuốc lấy khổ đau và hệ luỵ hãy nhìn cuộc sống này bằng con mắt trầm tĩnh trong mọi thái độ để chúng tự động đi qua mà không cần nắm giữ hay níu kéo. Ngay đó ta sẽ thấy mọi chuyện trở nên bình an và nhẹ nhõm hơn.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Quảng Chiếu