Xưa không biết thì đã đành, giờ biết Khẩu Nghiệp thế nào rồi thì sám hối, nhận lỗi và sửa sai, đừng bao giờ tái phạm nữa.
Nghiệp thì có nghiệp xấu và nghiệp tốt, ở đây chúng ta nói về nghiệp xấu để nhân đó mà tu sửa. Khẩu là cái miệng, chỉ cho lời ăn tiếng nói. Trong nhà Phật thì Khẩu Nghiệp là một trong những nghiệp nặng nhất, vì nó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, nó dẫn đến sự đổ vỡ, dẫn đến sự đau khổ tột cùng, dẫn tới mọi sự phiền não… một lời nói vô tình có thể làm mình và người khác đau khổ ray rứt cả cuộc đời.
Giữa hai vợ chồng một lời nói cũng làm tan vỡ một gia đình, giữa nhân viên với chủ có thể làm mất việc, mất công danh sự nghiệp, giữa anh em bạn bè người thân có thể gây mâu thuẫn, bất mãn, thù ghét, câm hận… và lớn hơn nữa thì kẻ chết người ở tù chỉ vì lời qua tiếng lại… giữa hai vị đứng đầu một lãnh thổ có thể gay ra chiến tranh… Chúng ta hãy luôn cẩn thận với lời nói, Ông Bà ta cũng có câu ” Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau “, tuyệt hay.
Trong Thập Thiện Nghiệp ( không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không tham, không sân, không si, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói hai chiều, không nói lời ác ). Chúng ta thấy rõ trong 10 điều thì hết 4 điều về Khẩu Nghiệp rồi.
Cái miệng làm cho ta thơm, cái miệng làm cho ta thối bạn chọn cái nào?
1- Không nói dối là chúng ta nên nói thật, luôn luôn nói thật, dù là việc nhỏ, vì nói dối hoài sẽ thành thói quen, mà thường thì nói dối một lần thì lần sau phải nói dối tiếp để che đậy cái dối trước, dần dần nói dối không che đậy được nữa thì xảy ra hành động sai trái…. Những hậu quả nghiêm trọng cái gốc cũng từ việc nói dối ban đầu mà ra. Nói dối nhiều quá thì mọi người cũng sẽ biết, sẽ không tin mình nữa, sống mà không ai tin mình thì thật là thãm rồi.( Ngoài chuyện nói dối để cứu người, hành thiện)
2 – Không nói thêu dệt là không nói thêm bớt, nghe câu chuyện ở đây xong đi kể cho người khác nghe, mà thường khi kể lại thì hay thêm chút ít để tăng phần phóng đại cuốn hút, cứ như vậy nhiều khi chỉ có bó rau muống thôi cũng ảnh hưởng đến hòa bình thế giới.
3 – Không nói hai chiều, còn gọi là hai lưỡi, lúc nói thế này, lúc lại nói thế khác, ví như nói xấu người này, rồi lại nói xấu người kia, gặp ai cũng nói xấu, mới khen người ta đó quay lưng đi liền nói xấu với người khác, đâm chọc chia rẽ, làm cho mọi người hiểu lầm nhau, gia đình người ta xào xáo đổ vỡ, có thể đưa đến những hậu quả không thể cứu vãng được.
4 – Không nói lời ác,lời tục tĩu… Chúng ta không nên nói lời ác độc, nói cho sướng miệng, toàn dùng những lời cay cú chửi bới nhục mạ người khác, tâm ác thì nói ác rồi làm ác, thân khẩu ý đều ác thì tự mình mở cánh cửa địa ngục cho mình, Lại chớ nên nguyền rủa người ta, không nên nói lời tục tỉu khó nghe…
** Thêm một điều nữa, không nên Vọng Ngữ, Vọng Ngữ là không biết mà nói biết, cao cống ngã mạn, tự cao tự đại, đứng giữa đám đông nói lời không lợi ích, nói lời sai trái mà cứ cho là đúng, hướng mọi người đi sai đường, ví như chưa chứng đắc mà nói đã chứng đắc thì đó là đại Vọng Ngữ, cứ la làng lên ” ta là bậc tu đã giác ngộ, ta là thần thánh, ta có thể ban phước giáng họa “… lợi dụng mọi người cung phụng cho mình… đó là Đại Vọng Ngữ, tội thật vô cùng lớn.
Thường thì gieo Nhân phải gạt Quả, Nhân thế nào thì Quả thế ấy, gieo hạt cam thì được quả cam thơm ngọt, gieo hạt chanh thì quả chanh chua, chúng ta đã thấy những người vô cùng thiếu may mắn sinh ra đã bị sứt môi, nói ngọng, nói đớt, bi câm…. ấy cũng là do tạo Khẩu Nghiệp xấu, gay nên những hậu quả lớn, đã mang khổ đau tới cho mọi người nên giờ họ phải trả nghiệp, thật đáng thương.
Xưa không biết thì đã đành, giờ biết Khẩu Nghiệp thế nào rồi thì sám hối, nhận lỗi và sửa sai, đừng bao giờ tái phạm nữa. Hãy nói lời dễ nghe, lời hay, lời có ích cho mọi người, nói lời vui vẻ hòa nhã, nói lời gắn kết yêu thương, nói lời chân thật, nói lời hướng thiện… Nhân lành ắc Quả lành, Phước Họa đều do ta….
Chúng ta cùng cố gắng tu Khẩu Nghiệp.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Đào Nam
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)