Tu viện Bát Nhã ở gần chân núi Thị Vãi, ấp Vạn Hạnh thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, ngôi chùa do HT Thích Minh Hiển làm viện chủ.
Từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Bà Rịa Vũng Tàu, đến ấp Vạn Hạnh, quẹo trái, theo đường vào núi Thị Vãi đi khoảng hơn 2 km, gần cúi đường, cổng chùa chắn ngang đường với chữ “Bát Nhã Tu VIện”.
Tu viện Bát Nhã làng Vạn Hạnh
Chùa nằm bên trái đường , chánh điện đồ sộ trang nghiêm với hai tầng mái cao, trên đỉnh chánh điện ở giữa là “Bánh xe pháp” tròn với 8 cây nan, tượng trưng Bát Chánh Đạo, hai bên là hai con rồng vờn mây, ngoảnh đầu chầu về bánh xe pháp, mái ngói đỏ, tám góc cuối đuôi đao trang trí “sóng nước”.
Chánh điện là toà nhà rộng 12m * 16m cao lớn với nền cao khoảng 1m, hai cột giữa chánh điện đắp nổi hai con rồng quấn tròn quanh thân cột.
Trong chánh điện, ở giữa thờ các tượng Phật lớn, các cột chạm rồng phía sau cánh cửa Chánh điện, có đặt các tượng Phật bằng gỗ to lớn, chạm khắc mỹ thuật.
Đèn Dược Sư bằng cây giáng hương với 48 tượng Phật Dược Sư chạm trổ công phu, cùng 48 ngọn đèn.
Tượng Phật A Di Đà bằng gỗ cao 1m8.
Tượng Bồ Tát Quan Thế Âm bằng gỗ cao 1m6.
Gốc cây cổ thụ được chạm khắc thành hình tượng, tượng trưng cho “Hội Long Hoa” với tượng Bồ Tát Quán Thế Âm và chín con rồng.
Sân trước chùa được che mát bằng các cây cổ thụ to lớn.
Hòa thượng Thích Minh Hiển bên quả Đại Hồng Chung tại tu viện Bát Nhã
khởi công 22-7 năm Ất Hợi, nặng 6 tấn. Ảnh: M.Dung
Hòa thượng Thích Minh Hiển đã cho xây dựng các công trình kiến trúc mỹ thuật.
Tượng Bồ Tát Di Lạc ở phía trước sân chùa cao 1m6, bệ 1m5.
Tượng “Phật thành đạo” ở dưới gốc cây phía phải trước Chánh điện (Tượng cao 1m8, bệ cao 1m).
Đài “Thiên Thủ Thiên Nhãn” (Bồ Tát Quan Thế .Âm với ngàn cánh tay và ngàn con mắt), cao 8m, nền 6m*6m..
Thuyền Bát Nhã dài 8m, ở phái trái sân chùa trước đài Thiên thủ thiên nhãn, trong một gian nhà lá nhỏ, trang trí những gốc gỗ thiên nhiên với nhiều hình tượng khác lạ.
Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm đứng giữa núi Phổ Đà có những hình tượng giống như voi, khỉ, hà mã. khủng long…
Phía dưới núi là con rùa, cá sấu, cá chép, bằng gốc cây.
Năm 1962, Hòa thượng Thích Minh Hiển xin khẩn đất ở chân núi Thị Vảii, lập Tịnh xá Liên Trì (ở công ty khai thác đá Hoàng Long hiện nay).
Năm 1966, chiến tranh hủy hoại Tịnh xá và các chùa am ở núi Thị Vải, thượng Toạ phải rời núi về Sài Gòn.
Năm 1976 Hòa thượng Thích Minh Hiển về núi Thị Vải lập chùa Bát Nhã ở vị trí hiện nay, nhưng chỉ xây dựng nhỏ và đơn sơ, đến năm 1994, Thượng Toạ tháo gỡ chùa cũ, xây dựng lại chánh điện rộng lớn như ta đã thấy.
Hòa thượng Thích Minh Hiển rất có khiếu về mỹ thuật nên chùa được trang trí khá đẹp như hiện nay.
Ngoài ra Thượng Toạ lại thích sưu tầm những cây cổ thụ với hình dáng kỳ lạ, tu sửa lại thành những hình tượng trang trí mỹ thuật và có ý nghĩa.
Năm 1978, Phật tử đã cúng dường cho Thượng Toạ một trống đồng cổ, được tàng trữ ở chùa. Chùa còn có phòng trưng bày đồ gỗ, với những gốc gỗ trang trí mỹ thuật.
Với sự khéo léo cũng như công phu tu tập được thể hiện qua khiếu thẩm mỹ của mình, chùa Bát Nhã đẹp như hiện nay, ngoài ra chùa còn là nơi qui tụ của Tăng Ni và Phật tử nhiều nơi đến tu học, và cũng là danh lam đẹp mà du khách muốn tham quan./.
(Trích Lịch Sử Phật Giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu của GS Nguyễn Hiền Đức)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)