Sáng nay, 8-12, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng các chuyên gia chuyên trách trong lĩnh vực di sản di tích đã tổ chức Hội nghị tập huấn về UNESCO.
Hội nghị được diễn ra tại TP.HCM với sự tham dự của nhiều cơ quan báo đài truyền thông khu vực phía Nam (ảnh).
Ba vấn đề tiêu biểu được đặt ra tại hội nghị gồm, Hội nhập quốc tế: Việt Nam tham gia mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển thế giới do GS.TS.Nguyễn Hoàng Trí – Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia chương trình “Con người và Sinh quyển” của UNESCO (MAB Việt Nam) trình bày; Quá trình hình thành mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO và ở Việt Nam do PGS.TS.Trần Tân Văn – Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thuyết trình; Những vấn đề và nguyên tắc cơ bản về bảo tồn và phát huy giá trị di tích do TS.Phạm Hữu Mý – Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM), nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa TP.HCM trình bày.
Qua đó, chuyển tải rõ hơn ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc gia nhập UNESCO của Việt Nam và thế giới, đồng thời nêu ra những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý, bảo tồn để tuân thủ theo quy định mà UNESCO đã đề ra; chỉ rõ những thiếu sót cũng như sai sót về phía truyền thông, gây ảnh hưởng kém tích cực trong công tác tuyên truyền mang tính phổ cập cho cộng đồng.
GS.TS.Nguyễn Hoàng Trí nhìn nhận, vai trò của Bộ Thông tin và Truyền thông là đặc biệt quan trọng, đây được xem như cầu nối giữa người dân với nhà nước, với các hoạt động mang tính thời đại như văn hóa, khoa học và cả chính trị. Cũng theo ông, thời đại hiện nay, việc quan trọng hơn cả là nhận thức của con người, tư duy và trình độ của một xã hội là chìa khóa quyết định thành công và phát triển cho đất nước đó.
Vấn đề nằm ở giáo dục, nhưng giáo dục không phải chỉ là trách nhiệm của Bộ giáo dục, mà còn là trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông, TS Trí nói.
Được biết, hội nghị nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thông tin tuyên truyền về hội nhập quốc tế, nâng cao nhận thức và tăng cường thông tin cho phóng viên, BTV báo chí, phát thanh truyền hình và cán bộ các sở, ban, ngành tại khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói chung.
“Chúng ta có thể dùng chữ “giáo dục” đối với người nhỏ, trẻ con, chứ dùng để nói với người lớn, đặc biệt là nhiều tuổi như chúng tôi thì người ta khó chấp nhận. Vậy để những người trung niên nhận thức được vấn đề thì làm sao? Đó là cần đến truyền thông, cần đến sự nỗ lực trong công tác tuyên truyền cái đúng, kiến thức mới, thông qua nhiều hình thức của Bộ Thông tin và Truyền thông. Nhìn nhận ra được tầm quan trọng của truyền thông như vậy để làm việc có tâm hơn, giúp trình độ cộng đồng thật sự được cải thiện” – GS.TS.Nguyễn Hoàng Trí nhấn mạnh. |
Giao Hảo / GNO
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)